I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh biết:
1. Kiến thức: Những diễn biến chính của phong trào dân chủ trong những năm 1936 - 1939; Mặt trận Dân chủ Đông Dương, ý nghĩa.
2. Tư tưởng: Giáo dục học sinh lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh, sử dụng tranh ảnh.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- G: H.33 tr.79, Tư liệu tham khảo.
- H: Nội dung các khái niệm.
III/ Tiến trình dạy và học:
* Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Tại sao nói chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là chính quyền kiểu mới?
1. Dạy và học bài mới:
Giới thiệu bài: (1 phút) Dẫn dắt từ bài cũ.
2 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 24, Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24: Bài 20: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936 - 1939.
I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh biết:
1. Kiến thức: Những diễn biến chính của phong trào dân chủ trong những năm 1936 - 1939; Mặt trận Dân chủ Đông Dương, ý nghĩa.
2. Tư tưởng: Giáo dục học sinh lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh, sử dụng tranh ảnh.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- G: H.33 tr.79, Tư liệu tham khảo.
- H: Nội dung các khái niệm.
III/ Tiến trình dạy và học:
* Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Tại sao nói chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là chính quyền kiểu mới?
1. Dạy và học bài mới:
Giới thiệu bài: (1 phút) Dẫn dắt từ bài cũ.
Bài mới:
Hoạt động 1: I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC: (15 phút)
Hoạt động của thầy và trò:
Nội dung ghi bảng:
Biết được những tác động, ảnh hưởng của tình hình thế giới đến cách mạng nước ta.
Hoạt động 1: Cá nhân / Tập thể:
Tình hình thế giới sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới?
Liên hệ kiến thức lịch sử 8 giải thích “Chủ nghĩa phát xít”.
Tình hình trong nước?
Tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
Giải thích “Mặt trận Nhân dân”.
a. Tình hình thế giới:
- Chủ nghĩa phát xít thiết lập và nắm quyền ở Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản.
" đe dọa hàòao bình và an ninh thế giới.
- Đại hội Quốc tế Cộng sản lần VII (7/1935) chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước.
- 1936 Mặt trận Nhân dân Pháp thắng lợi, ban bố các chính sách tiến bộ.
b.Tình hình trong nước:
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế.
- Chính sách đàn áp của đế quốc, phong kiến.
" đời sống nhân dân ngột ngạt.
Hoạt động 2: II. MẶT TRẬN NHÂN CHỦ ĐÔNG DƯƠNG VÀ PHONG TRÀO
ĐẤU TRANH ĐÒI TỰ DO, DÂN CHỦ: (13 phút)
Trình bày được những chủ trương mới của Đảng ta và diễn biến các phong trào đấu tranh tiêu biểu trong thời kì này.
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
G: Giải thích các khái niệm “Vận động”, “dân chủ”, “Mặt trận dân chủ Đông Dương”.
Chủ trương của Đảng trong tình hình mới?
So sánh với chủ trương của Đảng 1930 -1931?
G: Giải thích: “Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, bán công khai”.
Học sinh thảo luận:
Tại sao trong thời kì 1936 - 1939 Đảng ta chủ trương đấu tranh dân chủ công khai? Học sinh trình bày, G chốt ý.
- Nhiệm vụ: chống phát xít, chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
- Thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương
(1936
) " Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1938).
- Hình thức và phương pháp đấu tranh: hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, bán công khai.
Hoạt động 3: III. Ý NGHĨA CỦA PHONG TRÀO: (7 phút)
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam và chuẩn bị gì cho cách mạng tháng Tám 1945?
Sơ kết.
- Trình độ chính trị, công tác của cán bộ, đảng viên được nâng cao, uy tín ảnh hưởng của Đảng được mở rộng.
- Quần chúng được tập dượt đấu tranh, xây dựng được đội quân chính trị hùng hậu.
Là cuộc tập dượt lần 2 chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám
2. Củng cố - Dặn dò: (5 phút)
- Hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh về chủ trương của Đảng giai đoạn 1930 - 1931 và giai đoạn 1936 -1939:
Nội dung
1930 - 1931
1936 - 1939
Kẻ thù
Đế quốc - Phong kiến.
Phản động Pháp - tay sai
Nhiệm vụ
Chống đế quốc giành độc lập dân tộc, chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
Mặt trận
Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương
Hình thức, phương pháp đấu tranh
- Bí mật, bất hợp pháp
- Bạo động vũ trang.
- Hợp pháp, nửa hợp pháp
- Công khai, nửa công khai.
- Tìm hiểu: + Những cuộc nổi dậy đầu tiên: Khởi nghĩa Bắc Sơn, Khởi nghĩa Nam Kì
+ Tư liệu về Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_9_tiet_24_bai_20_cuoc_van_dong_dan_chu_trong.doc