I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết được nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô Viết.
- Hệ quả cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục HS lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa ội, kkiên định trước âm mưu diễn
biến hoà bình của các thế lực thù địch chống phá CNXH.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trước nghĩa vụ
bảo vệ đất nước, có ý thức tự nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức cơ bản và mở rộng
liên quan đến nội dung bài học ; có ý thức tự hoàn thiện các nhiệm vụ học tập được
giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua các nhiệm vụ học tập HS được rèn
luyện kĩ năng phát triển ngôn ngữ, cùng thầy cô, bạn bè trao đổi, thống nhất ý kiến,
phát biểu ý kiến, đánh giá, nhận xét các nội dung có liên quan.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS được đưa ra ý kiến cá nhân, tập thể để
thống nhất kết quả các nội dung bài học, vận dụng các kiến thức đã học vào thực
tiễn và trên cơ sở đó đưa ra những cách làm mới của cá nhân, tập thể.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: HS nắm được nét chính về nguyên nhân, quá trình
khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô Viết; hệ quả cuộc khủng hoảng và tan rã
của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được nguyên nhân, quá trình
khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô Viết.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đánh giá được nguyên nhân, quá
trình khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô Viết và hệ quả cuộc khủng hoảng và
tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu.
II. CHUẨN BỊ
1. GV:
+ Bản đồ thế giới, các tư liệu mở rộng liên quan đến bài học.
2. HS:
+ Đọc, nghiên cứu trước bài và trả lời các câu hỏi SGK
46 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 1 đến 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ngày giảng:7/9/2020 (9C)
Tiết 1 - Bài 2
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70
ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết được nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô Viết.
- Hệ quả cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục HS lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa ội, kkiên định trước âm mưu diễn
biến hoà bình của các thế lực thù địch chống phá CNXH.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trước nghĩa vụ
bảo vệ đất nước, có ý thức tự nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức cơ bản và mở rộng
liên quan đến nội dung bài học ; có ý thức tự hoàn thiện các nhiệm vụ học tập được
giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua các nhiệm vụ học tập HS được rèn
luyện kĩ năng phát triển ngôn ngữ, cùng thầy cô, bạn bè trao đổi, thống nhất ý kiến,
phát biểu ý kiến, đánh giá, nhận xét các nội dung có liên quan.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS được đưa ra ý kiến cá nhân, tập thể để
thống nhất kết quả các nội dung bài học, vận dụng các kiến thức đã học vào thực
tiễn và trên cơ sở đó đưa ra những cách làm mới của cá nhân, tập thể.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: HS nắm được nét chính về nguyên nhân, quá trình
khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô Viết; hệ quả cuộc khủng hoảng và tan rã
của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được nguyên nhân, quá trình
khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô Viết.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đánh giá được nguyên nhân, quá
trình khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô Viết và hệ quả cuộc khủng hoảng và
tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu.
II. CHUẨN BỊ
1. GV:
+ Bản đồ thế giới, các tư liệu mở rộng liên quan đến bài học.
2. HS:
+ Đọc, nghiên cứu trước bài và trả lời các câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp:
- Diễn giảng, thuyết trình, đàm thoại, cá nhân, nhóm, nêu và giải quyết vấn đề; sử
dụng đồ dung trực quan.
2
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi, đọc tích cực.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra.
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
HS: Quan sát bản đồ thi ai xác định vị trí Liên Xô Và các nước Đông Âu
nhanh nhất.
Chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu dã đạt được những thành tựu
nhất định về mọi mặt. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ những hạn chế, sai lầm và thiếu
sót cùng với sự chống phá của các thế lực đế quốc bên ngoài. CNXH đã từng tồn
tại và phát triển hơn 70 năm đã khủng hoảng và tan rã. Để tìm hiểu nguyên nhân
của sự tan rã đó như thế nào? Quá trình khủng hoảng tan rã ra sao? Chúng ta cùng
tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản
HS: Đọc thông tin.
H: Qua sự chuẩn bị ở nhà em hãy cho
biết năm 1973 tình hình thế giới có gì
biến động?(KG)
HS: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
bắt đầu từ cuộc khủng hoảng dầu lửa
dẫn đến khủng hoảng về mọi mặt: (SX
đình đốn, đời sống ND khó khăn, lương
thực, hàng tiêu dùng khan hiếm, tệ quan
liêu, tham nhũng,...).
GV: Khái quát:
H: Trước khủng hoảng đó đòi hỏi các
nước phải có chính sách gì?
HS: Phải cải cách đất nước.
GV: Giải thích chính sách cải cách:
Đổi mới cho tiến bộ hơn, phù hợp với
tình hình phát triển chung của xã hội
mà không đụng đến nền tảng của con
đường đang hiện hành.
H: Trong bối cảnh thế giới khủng
I. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên
bang Xô Viết.
- Từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm
1973, nhất là từ đầu những năm 80, nền
KT-XH của Liên Xô ngày càng rơi vào
tình trạng trì trệ, không ổn định và lâm
dần vào khủng hoảng.
3
hoảng tình hình của Liên Xô như thế
nào?
HS: Kinh tế khó khăn, CN và NN trì
trệ, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu
dùng khan hiếm, các tệ nạn quan liêu,
tham nhũng trầm trọng.
H: Trước tình hình đó nhà nước Xô
Viết làm gì?
H: Nêu nội dung công cuộc cải tổ của
Goóc ba chốp?
GV: Mục đích sửa chữa những thiếu
sót, sai lầm trước kia đưa đất nước ra
khỏi khủng hoảng.
- Nội dung:
+ Chính trị: Thiết lập chế độ tổng
thống đa nguyên đa Đảng, xoá bỏ ĐCS.
+ Kinh tế: thực hiện nền KT thị trường
theo định hướng TBCN -> chưa đạt.
H: Chia sẻ nhóm đôi (2p) Kết quả của
công cuộc cải tổ? Nguyên nhân của
những kết quả đó?(KG)
HS: Đất nước ngày càng khủng hoảng
bãi công nổ ra, mâu thuẫn sắc tộc, đảo
chính, nhiều nước cộng hòa đòi li khai,
tệ nạn xã hội tăng, các thế lực chống
phá cách mạng họat động mạnh mẽ,
ĐCS ngừng hoạt động, nhà nước không
có người lãnh đạo
Do: Chậm đổi mới với thực tế lý thuyết
xa rời thực tiễn, từ bỏ thành quả đạt
được CNXH, rời bỏ chủ nghĩa Mác
Lênin, phủ định vai trò lãnh đạo của
ĐCS
GV: Khái quát:
GV: Liên hệ:
+ Trung Quốc có thời gian thử nghiệm,
khi thành công mới áp dụng rộng.
Trung Quốc tập trung cải cách kinh tế
- 3/1985 Goóc-ba-chốp đề ra đường lối
cải tổ nhằm đưa đất nước thoát khỏi
khủng hoảng.
- Do thiếu chuẩn bị đầy đủ các điều kiện
cần thiết và thiếu một đường lối chiến
lược đúng đắn, công cuộc cải tổ nhanh
chóng lâm vào tình trạng bị động, khó
khăn và bế tắc.
4
và 20 năm sau trở thành cường quốc
kinh tế. Đặng Tiểu Bình cho rằng phải
100 năm cho xây dựng XHCN, trong
khi tiến sĩ G.Iavơlin đưa ra "kế hoạch
500 ngày" để giải quyết khó khăn kinh
tế ở Liên Xô.
Việt Nam 1986 cũng đổi mới toàn diện
thu được kết quả tốt.
GV: Để giải quyết tình hình trên Đảng
và nhà nước Liên Xô đã có hành động:
H: Hậu quả của cuộc đảo chính ngày
19.8.1991?
HS:
- Nhiều nước cộng hoà đòi li khai.
- Tệ nạn xã hội tăng lên.
- Các thế lực chống đối ráo riết, kích
động quần chúng.
- Ngày 21/12/1991: 11 nước cộng hoà
họp đòi giải tán Liên Xô.
GV: Khái quát:
GV: Các nước tuyên bố đòi độc lập 11
nước : U-Crai-na; Bê-lô-rút-xi-a; Ca-
dăc-xtan; Ăc-mê-nia; Mô-đô-na; A-
déc-bai-gian; Cư-rơ-gư-xtan; Tát-gi-ki-
xtan; Tuốc-mê-xtan; U-dơ-bê-ki-xtan;
Liên bang Nga.
- Với chính sách cải tổ của Liên Xô đã
không đạt được thành công mà dẫn đến
hậu quả nghiêm trọng, bắt đầu từ cuộc
khủng hoảng-> sự tan rã của Liên Xô
chấm dứt chế độ XHCN tồn tại 74
năm.
HS: Dựa vào lược đồ H4 sgk xác định
11 nước trong cộng đồng các quốc gia
độc lập.
- 19/8/1991 cuộc đảo chính nhằm lật đổ
Goóc-ba-chốp không thành, gây hậu
quả nghiêm trọng. Đảng Cộng sản và
Nhà nước liên bang hầu như tê liệt.
- 21/12/1991, 11 nước cộng hòa li
khai, hình thành cộng đồng các quốc
gia độc lập (SNG).
- Tối 25/12/1991, Goóc-ba-chốp từ
chức Tổng thống, Liên Xô bị sụp đổ
sau 74 năm tồn tại.
II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của
chế độ XHCN ở các nước Đông Âu
5
HS: Đọc thông tin
H: Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế
độ XHCN ở các nước Đông Âu đã để
lại những hệ quả như thế nào?
GV: Phân tích nguyên nhân tan rã và
khái quát.
- Qua các cuộc tổng tuyển cử, các phe
đối lập thắng thế, giành được chính
quyền còn các Đảng Cộng sản đều thất
bại.
- Chính quyền mới ở các nước Đông
Âu đều tuyên bố từ bỏ CNXH, thực
hiện đa nguyên về chính trị và chuyển
nền kinh tế theo cơ chế thị trường với
nhiều thành phần sở hữu.
- Tên nước thay đổi, nói chung đều là
các nước cộng hòa.
- Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các
nước Đông Âu và Liên Xô chấm dứt sự
tồn tại của hệ thống XHCN (ngày 28 - 6 -
1991, SEV ngừng hoạt động và ngày 1 -
7 - 1991, Tổ chức Vác-sa-va giải tán).
* HĐ3: LUYỆN TẬP
HĐ cá nhân nêu nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô
Viết.
Hệ quả sự tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu
* HĐ4: ĐỘNG VẬN DỤNG
- Vì sao liên bang Xô Viết và chế độ XHCN ở các nước Đông Âu tan rã ?
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
- Mỗi HS sưu tầm một tranh ảnh về đất nước Liên Xô hiện nay, viết suy nghĩ về
những điều em sưu tầm được.
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
5. Dặn dò :
- Bài mới: Soạn bài 3: Các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
từ sau năm 1945.
- Kể tên các quốc gia tiêu biểu giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh, ý nghĩa của
những thắng lợi đó.
- Kể tên các quốc gia giành độc lập ở châu Phi, ý nghĩa của những thắng lợi đó.
- Kể tên các quốc gia thoát khỏi chế độ phân biệt chủng tộc ở miền Nam châu Phi, ý nghĩa của
những thắng lợi đó.
..............................................................................
6
Ngày giảng:14/9/2020 (9C)
CHƯƠNG II
CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA - TINH TỪ 1945 ĐẾN NAY
Tiết 2 - Bài 3
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Nắm rõ và thông hiểu các kiến thức:
- Tên các quốc gia tiêu biểu giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh, ý nghĩa của
những thắng lợi đó.
- Tên các quốc gia giành độc lập ở châu Phi, ý nghĩa của những thắng lợi đó.
- Tên các quốc gia thoát khỏi chế độ phân biệt chủng tộc ở miền Nam châu Phi, ý nghĩa của
những thắng lợi đó.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục HS lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức đấu tranh giữ gìn
bảo vệ đất nước, kiên định trước âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù
địch chống phá CNXH.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trước nghĩa vụ
bảo vệ đất nước, có ý thức tự nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức cơ bản và mở rộng
liên quan đến nội dung bài học ; có ý thức tự hoàn thiện các nhiệm vụ học tập được
giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua các nhiệm vụ học tập HS được rèn
luyện kĩ năng phát triển ngôn ngữ, cùng thầy cô, bạn bè trao đổi, thống nhất ý kiến,
phát biểu ý kiến, đánh giá, nhận xét các nội dung có liên quan.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS được đưa ra ý kiến cá nhân, tập thể để
thống nhất kết quả các nội dung bài học, vận dụng các kiến thức đã học vào thực
tiễn và trên cơ sở đó đưa ra những cách làm mới của cá nhân, tập thể.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: HS nắm được tên các quốc gia tiêu biểu giành độc lập ở
các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh, ý nghĩa của những thắng lợi đó; Tên các quốc gia giành
độc lập ở châu Phi, ý nghĩa của những thắng lợi đó; Tên các quốc gia thoát khỏi chế độ
phân biệt chủng tộc ở miền Nam châu Phi, ý nghĩa của những thắng lợi đó
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được nguyên nhân tan rã của hệ
thống thuộc địa.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đánh giá ý nghĩa của những thắng
lợi trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
7
II. CHUẨN BỊ
1. GV:
+ Bản đồ TG.
+ Tranh ảnh về các nước Á, Phi, Mỹ La - tinh.
+ Các tư liệu mở rộng liên quan đến nội dung bài học.
2. HS:
+ Đọc, nghiên cứu trước bài về các nội dung:
- Tên các quốc gia tiêu biểu giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh, ý nghĩa của
những thắng lợi đó.
- Tên các quốc gia giành độc lập ở châu Phi, ý nghĩa của những thắng lợi đó.
- Tên các quốc gia thoát khỏi chế độ phân biệt chủng tộc ở miền Nam châu Phi, ý nghĩa của
những thắng lợi đó.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp:
- Diễn giảng, thuyết trình, đàm thoại, cá nhân, nhóm, nêu và giải quyết vấn đề; sử
dụng đồ dung trực quan.
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi, nhóm 4, đọc tích cực.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra.
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
HS: Thi kể nhanh các phong trào cách mạng, các cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã
được học.
H: Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào có ý nghĩa gì?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai cao trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở châu
Á, Phi, và Mĩ La - tinh. Phong trào trải qua những giai đoạn nào? Nội dung cụ thể
của từng giai đoạn ra sao? Chúng ta vào tìm hiểu bài mới.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản
GV: Treo bản đồ lên bảng.
GV: Cung cấp:
I. Giai đoạn từ 1945 đến giữa những
năm 60 của thế kỷ XX.
+ Phong trào đấu tranh được khởi đầu từ
Đông Nam Á với những thắng lợi trong các
cuộc đấu tranh giành chính quyền và tuyên
bố độc lập ở các nước như In-đô-nê-xi-a
(17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945) và Lào
(12/10/1945).
+ Phong trào tiếp tục lan sang các nước
Nam Á, Bắc Phi, Mĩ La-tinh như ở Ấn
Độ, Ai Cập và An-giê-ri,
8
H: Dựa vào bản đồ hãy nêu tên và xác
định những nước giành được độc lập từ
1945 đến giữa những năm 60 của thế
kỷ XX?
HS: Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ.
GV: Kết luận: Sau CTTG thứ hai
phong trào GPDT ở các nước phát
triển, đập tan hệ thống thuộc địa của
CNĐQ thành lập chính quyền cách
mạng ở các nước, đầu tiên ở khu vực
Đông Nam Á.
H: Tại sao gọi là năm Châu Phi ?(KG)
GV: Giải thích cho học sinh hiểu.
(SGK tài liệu trang 25)
H: Gọi HS lên xác định vị trí của các
nước đó trên bản đồ.
HS: Xác định trên bản đồ.
GV: Cho đến giai đoạn này CNĐQ chỉ
tồn tại dưới hai hình thức.
+ Các nước thuộc địa Bồ Đào Nha
+ Chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-
thai phần lớn ở miền nam Châu Phi.
HS: Chia sẻ nhóm đôi (2p) Ý nghĩa
của phong trào đấu tranh ?
GV: Cung cấp:
H: Xác định vị trí của 3 nước đó trên
bản đồ?
HS: Xác định trên bản đồ.
HS: Thảo luận nhóm 4 (3p) Ý nghĩa
của phong trào đấu tranh dành độc lập
- Năm 1960 được gọi là “Năm châu
Phi” với 17 nước ở lục địa này tuyên
bố độc lập.
- Ngày 1/1/1959, cuộc cách mạng nhân
dân thắng lợi ở Cu Ba.
+ Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX,
hệ thống thuộc địa của CNĐQ về cơ bản
đã bị bị sụp đổ.
II. Giai đoạn từ giữa những năm 60
đến giữa những năm 70 của thế kỷ
XX.
- Đầu những năm 60 phong trào đấu
tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ
một số nước Châu Phi giành độc lập
thoát khỏi ách thống trị của Bồ Đào
Nha như :
+ Ghi-nê-Bit-xao : 9.1974
+ Mô-dăm-bích : 6.1975
+ Ăng-gô-la : 11.1975
+ Ý nghĩa: Làm tan rã hệ thống thuộc
địa Bồ Đào Nha, là một thắng lợi quan
9
ở các nước Châu Phi? (KG)
HS: Đọc thông tin.
H: Nội dung chính của giai đoạn này là
gì?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV: Giải thích chế độ phân biệt chủng
tộc A-pac-thai: là chính sách phân biệt
cực đoan tàn bạo của Đảng quốc dân -
chính Đảng do người da trắng cầm
quyền ở Nam Phi thực hiện 1948. Họ
tước đọat mọi quyền lợi người da đen
và người Châu Á đến định cư đặt biệt
là người Ấn. Họ ban bố trên 70 đạo
luật và ghi vào Hiến Pháp
H: Ý nghĩa của phong trào đấu tranh?
H: Xác định vị trí của 3 nước CH Nam
phi, Na-mi-bi-a, Dim-ba-bu-ê trên lược
đồ.
HS: Lên xác định.
GV: Kết luận:
- Phong trào GPDT diễn ra sôi nổi,
mạnh mẽ từ ĐNA đến Mĩ-la-tinh.
- Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham
gia chủ yếu là công nhân, nông dân.
- Giai cấp lãnh đạo 1 số nước là công
nhân nhưng phần lớn là giai cấp tư sản
dân tộc.
- Hình thức đa dạng: Biểu tình, bãi công,
đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
trọng trong phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc.
III. Giai đoạn từ giữa những năm 70
đến giữa những năm 90 của thế kỷ
XX.
+ Cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt
chủng tộc (A-pác-thai), tập trung ở 3
nước miền Nam châu Phi là: Rô-đê-di-a,
Tây Nam phi và Cộng hòa Nam phi.
+ Sau nhiều năm đấu tranh ngoan
cường của người da đen, chế độ phân
biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ và người da
đen được quyền bầu cử và các quyền tự
do khác.
* HĐ3: LUYỆN TẬP
HĐ cá nhân:
* Ghép các nội dung ở cột I và cột II và ghi vào phần trả lời.
Cột I Cột II Trả lời
1. 17.8.1945.
2. 2.9.1945.
3. 12.10.1945.
4. 1950.
5. 1962.
a. Lào tuyên bố độc lập.
b. In-đô-nê xi-a tuyên bố độc lập.
c. Việt Nam tuyên bố độc lập.
d. Ai Cập tuyên bố độc lập.
đ. Ấn Độ tuyên bố độc lập.
1+ b
2+ c
3+ a
4+ đ
5+ e
10
6. 6. 1952.
7. 1.1.1959.
8. 1958
e. An-giê-ri tuyên bố độc lập.
g. I-rắc tuyên bố độc lập.
h. Cu-ba tuyên bố độc lập.
6+ d
7+ h
8+ g
* HĐ4: ĐỘNG VẬN DỤNG
- Vì sao hệ thống thuộc địa của CNĐQ ở châu Á, châu phi, châu Mĩ latinh tan rã ?
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
- Liên hệ trách nhiệm bản thân em trong việc giữ gìn bảo vệ đất nước.
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học bài cũ:
+ Tên các quốc gia tiêu biểu giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh, ý nghĩa của
những thắng lợi đó.
+Tên các quốc gia giành độc lập ở châu Phi, ý nghĩa của những thắng lợi đó.
+ Tên các quốc gia thoát khỏi chế độ phân biệt chủng tộc ở miền Nam châu Phi, ý nghĩa của
những thắng lợi đó.
- Bài mới: Soạn bài 4:
+ Tình hình chính trị, kinh tế các nước ở châu Á.
+ Mốc thời gian thành lập, ý nghĩa của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa.
+ Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay)
..............................................................................
Ngày giảng: 21/9/2020 (9C)
Tiết 3 - Bài 4
CÁC NƯỚC CHÂU Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Nắm rõ và thông hiểu các kiến thức:
+ Tình hình chính trị, kinh tế các nước ở châu Á.
+ Mốc thời gian thành lập, ý nghĩa của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa.
+ Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay)
2. Phẩm chất:
- Giáo dục HS lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức đấu tranh giữ gìn
bảo vệ đất nước, kiên định trước âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù
địch chống phá CNXH; giáo dục tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa
vụ công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
11
- Năng lực tự chủ, tự học: Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trước nghĩa vụ bảo
vệ đất nước, có ý thức tự nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức cơ bản và mở rộng liên
quan đến nội dung bài học; có ý thức tự hoàn thiện các nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua các nhiệm vụ học tập HS được rèn
luyện kĩ năng phát triển ngôn ngữ, cùng thầy cô, bạn bè trao đổi, thống nhất ý kiến,
phát biểu ý kiến, đánh giá, nhận xét các nội dung có liên quan.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS được đưa ra ý kiến cá nhân, tập thể để
thống nhất kết quả các nội dung bài học, vận dụng các kiến thức đã học vào thực
tiễn và trên cơ sở đó đưa ra những cách làm mới của cá nhân, tập thể.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: HS nắm được tình hình chính trị, kinh tế các nước ở
châu Á; Mốc thời gian thành lập, ý nghĩa của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa; Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978
đến nay)
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được nguyên nhân phát triển của
các nước châu Á.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đánh giá được các thành tựu trong
công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay)
II. CHUẨN BỊ
1. GV:
+ Tranh ảnh về các nước châu Á và Trung Quốc.
+ Bản đồ châu Á.
+ Các tư liệu mở rộng liên quan đến nội dung bài học.
2. HS:
+ Đọc, nghiên cứu trước bài về các nội dung:
+ Tình hình chính trị, kinh tế các nước ở châu Á.
+ Mốc thời gian thành lập, ý nghĩa của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa.
+ Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay)
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp:
- Diễn giảng, thuyết trình, đàm thoại, cá nhân, nhóm, nêu và giải quyết vấn đề; sử
dụng đồ dung trực quan.
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi, nhóm 4, đọc tích cực, viết tích cực.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
H: Trình bày phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, Phi, Mĩ-la-tinh
trong giai đoạn 1 và ý nghĩa của nó?
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV: Tổ chức cho học sinh thi viết tên các quốc gia châu Á phát triển hiện nay mà
em biết.
12
GV: Châu Á sau 1945 có nhiều thay đổi to lớn và sâu sắc. Những thay đổi đó cụ
thể như thế nào? Trung Quốc đã trải qua các giai đoạn và phát triển ra sao
-> Bài hôm nay.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản
HS: Sử dụng bản đồ xác định vị trí châu Á.
GV: Giới thiệu về diện tích, dân số, tài
nguyên của Châu Á từ sau năm 1945:
Là vùng đông dân cư nhất TG bao gồm
những nước lãnh thổ rộng lớn, tài
nguyên thiên nhiên phong phú. Cuối thế
kỷ XIX hầu hết các nước ở châu lục này
trở thành các nước thuộc địa, nửa thuộc
địa, phải chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề
của các nước đế quốc, thực dân.
GV: Cung cấp:
HS: Chia sẻ nhóm đôi (2p) Em có nhận
xét gì về tình hình chính trị của Châu Á
sau năm 1945?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét -> chốt lại (Có nhiều thay
đổi)
HS: Đọc thông tin SGK.
H: Nêu nét chính về tình hình kinh tế
châu Á?
H: Tại sao Ấn Độ có sự tăng trưởng KT
nhanh chóng như vậy?(KG)
HS: Trả lời
GV: Nhận xét -> Chốt lại
Ấn Độ thực hiện kế hoạch dài hạn:
I. Tình hình chung
* Chính trị:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một
cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ở
châu Á. Tới cuối những năm 50, phần
lớn các nước châu Á đã giành được độc
lập.
+ Sau đó, hầu như trong suốt nửa sau thế
kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn
định (chiến tranh ở khu vực Đông Nam
Á và Trung Đông; xung đột, li khai,
khủng bố,).
* Kinh tế:
+ Một số nước châu Á đã đạt được sự
tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế
như Trung Quốc, Hàn Quốc, Xin-ga-
po, Ấn Độ.
13
+ Từ một nước phải nhập khẩu lương
thực -> tự túc lương thực cho hơn 1 tỷ
dân. (do cuộc cách mạng xanh).
+ Công nghệ thông tin, viễn thông phát
triển mạnh mẽ trở thành cường quốc về
công nghệ phần mềm, hạt nhân, vụ trụ.
HS: Thảo luận nhóm 4 (3p) Tại sao nhiều
người dự đoán rằng: “Thế kỉ XXI là thế kỉ
của châu Á” ?
H: Sử dụng bản đồ xác định vị trí và nêu
hiểu biết về Trung Quốc?
HS: TQ là một nước lớn Châu Á và trên
thế giới với diện tích rộng trên 9,5 triệu
km2, dân số gần 1,3 tỉ người.( 2002)
GV: Cung cấp:
HS: Quan sát bức ảnh Mao Trạch Đông
H: Bức ảnh trong SGK chụp Mao Trạch
Đông Đang làm gì? Ông có vai trò như
thế nào đối với lịch sử phát triển của đất
nước Trung Hoa?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét -> Chốt lại
Thống nhất lục địa TQ như một quốc
gia.
H: Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa có ý nghĩa lịch sử như
thế nào?
HS: Quan sát H6
GV: Giới thiệu nước CH nhân dân
Trung Hoa sau ngày thành lập.
II. Trung Quốc
1. Sự ra đời của nước cộng hoà
nhân dân Trung Hoa
+ Ngày 01/10/1949, nước CHND
Trung Hoa ra đời.
- Ý nghĩa:
+ Kết thúc ách nô dịch của đế quốc
và hàng nghìn năm của CĐPK.
+ Đưa đất nước vào kỷ nguyên mới,
kỷ nguyên độc lập tự do.
+ Hệ thống XHCN được nối liền từ
Châu Âu sang Châu Á
2. Mười năm đầu xây dựng chế độ
mới. (không dạy)
3. Đất nước trong thời kì biến động
(không dạy)
14
GV: Cung cấp:
+ Tháng 12/1978, Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi
mới.
+ Chủ trương lấy phát triển kinh tế làm
trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa
nhằm xây dựng Trung Quốc trở thành
một quốc gia giàu mạnh, văn minh.
HS: Quan sát hình 7.
H: Chia sẻ nhóm đôi (2p) Nhìn vào bức
ảnh em hãy mô tả và nhận xét về thành
phố Thượng Hải? (KG)
HS: Mô tả, nhận xét
GV: Chốt lại:
Có những toà nhà lớn, cao kéo suốt
thành phố, là những trung tâm công
nghiệp, thương mại, khu tiền tệ văn hoá
mọc lên san sát, đặc biệt hệ thống giao
thông dày đặc, với nhiều loại đường
dành cho các lại xe ô tô, xe máy, đều toát
lên sự nhộn nhịp của thành phố.
Thượng Hải là một thành phố lớn có đầu
mối giao thông và cửa khẩu buôn bán
với nước ngoài, là thành phố công
nghiệp lớn ở TQ, Thượng Hải nối tiếng
với các khu phố Đông, Nam, đặc biệt là
Hoàng Phố, được coi là nơi thu hút hàng
triệu khách du lịch trên thế giới đến tham
quan.
H: Những thành tựu đạt được của TQ
sau đường lối đổi mới 1978 như thế nào?
Nhận xét?(KG)
H: Nêu những chính sách đối ngoại của
4. Công cuộc cải cách mở cửa (1978
đến nay).
+ Sau hơn 20 năm cải cách - mở cửa,
TQ đã thu được những thành tựu hết
sức to lớn. Nền kinh tế phát triển
nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng
cao nhất thế giới, tổng sản phẩm trong
nước (GDP) tăng TB hằng năm 9,6%,
tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng gấp
15 lần, đời sống nhân dân được nâng
cao rõ rệt.
+ Về đối ngoại, TQ đã cải thiện quan
15
Trung Quốc? Nhận xét?(KG)
HS: Quan sát H8
H: Em hãy mô tả và nhận xét H8
GV: Có những tòa nhà cao ốc xen lẫn
các khu biệt thự có kiến trúc mới mẻ và
hệ thống đường giao thông phát triển với
danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trở thành
trung tâm KT địa danh thu hút hàng chục
nghìn người đến du lịch mỗi năm.
-> Sầm uất là trung tâm văn hoá hàng
đầu của thế giới.
H: Em có nhận xét gì về những thành
tựu của T
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_9_tiet_1_den_10_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf