I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS nắm và thông hiểu được:
- Hoàn cảnh ra đời Công xã Pa-ri.
- Những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 và sự thành lập
Công xã Pa-ri.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước: - Lòng tin vào năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước của giai cấp vô
sản, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng căm thù đối với giai cấp bóc lột.
- Trách nhiệm: HS có tinh thần cách mạng.
- Chăm chỉ: HS chịu khó học tập, tìm hiểu nội dung bài học
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, tự học bài, tự trả lời câu hỏi.
- Giao tiếp và hợp tác: trình bày, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu
của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay.
b. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận thức đúng cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô
sản chống giai cấp tư sản là vì quyền tự do, vì sự tiến bộ của xã hội.
- Tìm hiểu lịch sử: Sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đã gây lên bao đau khổ
cho nhân dân lao động.
- Vận dụng KT- KN: Trình bày, phân tích, nhận xét các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : Tư liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật: Trình bày 1 phút, chia nhóm
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 113 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 9 đến 12 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 14/10/2020 (8A1)
Chương II
CÁC NƯỚC ÂU - MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
Tiết 9. Bài 5: CÔNG XÃ PA-RI 1871
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS nắm và thông hiểu được:
- Hoàn cảnh ra đời Công xã Pa-ri.
- Những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 và sự thành lập
Công xã Pa-ri.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước: - Lòng tin vào năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước của giai cấp vô
sản, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng căm thù đối với giai cấp bóc lột.
- Trách nhiệm: HS có tinh thần cách mạng.
- Chăm chỉ: HS chịu khó học tập, tìm hiểu nội dung bài học
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, tự học bài, tự trả lời câu hỏi.
- Giao tiếp và hợp tác: trình bày, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu
của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay.
b. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận thức đúng cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô
sản chống giai cấp tư sản là vì quyền tự do, vì sự tiến bộ của xã hội.
- Tìm hiểu lịch sử: Sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đã gây lên bao đau khổ
cho nhân dân lao động.
- Vận dụng KT- KN: Trình bày, phân tích, nhận xét các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : Tư liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật: Trình bày 1 phút, chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới.
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài: Bị đàn áp đẫm máu trong cuộc cách mạng 1848, song giai cấp
vô sản Pháp đã trưởng thành nhanh chóng và tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh quyết
liệt chống lại giai cấp tư sản đưa đến sự ra đời của Công xã Pa-ri 1871. Vậy công xã
Pa-ri được thành lập như thế nào? Vì sao Công xã Pari là nhà nước kiểu mới đầu tiên
của giai cấp vô sản? Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này qua nội dung bài ngày hôm
nay.
* HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức cơ bản
HS đọc mục 1
GV: Nước Pháp tồn tại mâu thuẫn gay
gắt không thể điều hoà giữa giai cấp TS
và giai cấp VS (Vì chính sách áp bức bóc
lột nặng nề).
GV: Khái quát:
H: Trước tình hình đó nhân dân Pari
đã làm gì?
KT trình bày 1p
H:Nhận xét của em về những hành
động đó?
GV: Thành quả cuộc cách mạng
4.9.1870 đã bị rơi vào tay giai cấp TS.
H: Trước tình hình Tổ quốc lâm nguy
Chính phủ vệ quốc đã làm gì?
H: Nêu suy nghĩ em về những việc làm
đó?
- Bất lực, hèn nhát xin đình chiến với Đức.
GV: Giải thích tình thế và bản chất của
giai cấp TS Pháp bằng nhận xét của Chủ
Tịch Hồ Chí Minh
HS: Đọc thông tin.
H: Công xã Pari ra đời trong hoàn cảnh
nào?
HS: Trả lời: -> Sự tồn tại của đế chế II
và việc TB Pháp đầu hàng -> nhân dân
căm phẫn
GV: Cung cấp:
I. Sự thành lập công xã
1. Hoàn cảnh ra đời
- Để giảm bớt mâu thuẫn trong nước và
ngăn cản sự phát triển của nước Đức
thống nhất, Pháp tuyên chiến với Phổ,
song chiến tranh đã gây cho Pháp nhiều
khó khăn.
- Ngày 2 - 9 - 1870, Hoàng đế Na-pô-lê-
ông III cùng toàn bộ 10 vạn quân chủ
lực Pháp bị quân Phổ bắt làm tù binh.
- Ngày 4 - 9 - 1870, nhân dân Pa-ri đứng
lên khởi nghĩa.
- Chính quyền của Na-pô-lê-ông III bị
lật đổ, giai cấp tư sản đã cướp mất thành
quả cách mạng, thành lập Chính phủ
lâm thời tư sản, mang tên “Chính phủ vệ
quốc”.
- Khi quân Phổ kéo vào nước Pháp và
bao vây Pa-ri, Chính phủ tư sản hèn
nhát, vội vàng xin đình chiến, quần
chúng nhân dân một lần nữa đứng lên
quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
2. Cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871.
Sự thành lập công xã
GV: Tường thuật cuộc khởi nghĩa ngày
18.3.1871.
GV: Sử dụng phương pháp dạy học
tích cực kĩ thuật khăn trải bàn.
H: Vì sao khởi nghĩa 18.3. 1871 đưa tới
sự thành lập Công xã? Tính chất cuộc
khởi nghĩa 18.3.1871 là gì?
- Khởi nghĩa 18.3.1871 là cuộc cách
mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ
chính quyền của giai cấp TS -> đưa giai
cấp VS lên nắm quyền.
GV: Tạo biểu tượng về sự hân hoan của
quần chúng trong buổi ra mắt hội đồng
công xã.
Thảo luận cặp đôi 3p
H: Tại sao nói Công xã pa-ri là nhà
nước kiểu mới?
Công xã pa-ri là nhà nước kiểu mới vì
Công xã do nhân dân bầu lên, bảo vệ
quyền lợi cho nhân dân lao động khác về
mặt bản chất so với các hình thức nhà
nước của giai cấp bóc lột trước đây. (Bảo
vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị)
GV: Hướng dẫn học sinh đọc thêm.
GV: Gọi 1 HS đọc phần II.
GV: Yêu cầu HS về nhà đọc, tìm hiểu và
nắm được các nội dung:
- Cơ quan cao nhất của Nhà nước.
- Nhiệm vụ Hội đồng Công xã.
- Chính sách của Công xã:
-> Tất cả những chính sách trên của
Công xã đều phục vụ quyền lợi cho nhân
dân lao động. Công xã Pa-ri thực sự là
- Ngày 18 - 3 - 1871, Chi-e cho quân
đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Pa-ri), là
nơi tập trung đại bác của Quốc dân
quân, nhưng cuối cùng chúng đã thất
bại. Âm mưu chiếm đồi Mông-mác
không thành, Chi-e phải cho quân chạy
về Véc-xai. Nhân dân nhanh chóng làm
chủ Pa-ri và đảm nhiệm vai trò Chính
phủ lâm thời.
- Ngày 26 - 3 - 1871, nhân dân Pa-ri
tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo
nguyên tắc phổ thông đầu phiếu -> Công
xã Pa-ri ra đời.
II. Tổ chức bộ máy và chính sách của
Công xã Pari (Hướng dẫn đọc thêm)
một Nhà nước kiểu mới.
GV: Hướng dẫn học sinh đọc thêm.
GV: Gọi 1 HS đọc phần III.
GV: Yêu cầu HS về nhà đọc, tìm hiểu và
nắm được các nội dung:
+ Cuộc chiến đấu của các chiến sĩ Công xã.
+ Ý nghĩa, bài học lịch sử của Công xã
Pa-ri.
GV: Công xã đã để lại bài học kinh
nghiệm quý báu: muốn cách mạng vô
sản thắng lợi thì phải có đảng cách mạng
chân chính lãnh đạo; phải thực hiện liên
minh công nông và phải kiên quyết trấn
áp kẻ thù của cách mạng ngay từ đầu.
III. Nội chiến ở Pháp. Ý nghĩa lịch sử
của công xã Pari. (Hướng dẫn đọc
thêm)
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Điền mốc thời gian cho phù hợp với sự kiện trọng bảng sau về hoàn cảnh ra
đời của Công xã Pa –ri.
Thời gian Sự kiện
1. ................... Chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ
2. ................... Na-Pô-Lê-ông III cùng toàn bộ quân chủ lực Pháp bị quân Phổ
bắt làm tù binh.
3. ................... Nhân dân Pa-ri khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-Pô-Lê-ông III,
đòi thành lập chế độ Cộng hòa.
4. ................... Chi-e đem quân đánh úp đồi Mông-mác nhưng không thành.
Nhân dân Pháp làm chủ Pa-ri.
5. ................... Nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã.
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
? Tại sao nói: Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới?
- Công xã pa-ri là nhà nước kiểu mới vì Công xã do nhân dân bầu lên, bảo vệ quyền
lợi cho nhân dân lao động khác về mặt bản chất so với các hình thức nhà nước của
giai cấp bóc lột trước đây. (Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị)
* HĐ 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
Tìm hiểu thêm tài liệu về Công xã Pa-ri.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Chuẩn bị tiết 12: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Đọc trước bài, tìm hiểu các nội dung sau:
+ Tình hình kinh tế, chính trị Anh, Pháp.
+ So sánh sự chuyển biến về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của nước Anh và Pháp.
Ngày giảng: 16/10/2020 (8A1)
Tiết 12. Bài 6
CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ
CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS nắm và thông hiểu được:
- Sự chuyển biến về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của nước Anh cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Sự chuyển biến về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của nước Pháp cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- So sánh sự chuyển biến về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của Anh và
Pháp.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước: Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực
gây chiến, bảo vệ hoà bình.
- Trách nhiệm: Nhận thức rõ bản chất của CNTB, CNĐQ.
- Chăm chỉ: HS chịu khó học tập, tìm hiểu nội dung bài học
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, tự học bài, tự trả lời câu hỏi.
- Giao tiếp và hợp tác: trình bày, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu
của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay.
b. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận thức đúng cuộc đấu tranh chống các thế
lực gây chiến, bảo vệ hoà bình.
- Tìm hiểu lịch sử: Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản, CNĐQ đã gây lên
bao đau khổ cho nhân dân lao động thế giới.
- Vận dụng KT- KN: Trình bày, phân tích, nhận xét các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Lược đồ về các nước đế quốc và thuộc địa của chúng cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX. Bản đồ thế giới.
2. HS: Đọc, nghiên cứu trước bài và trả lời các câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật: Trình bày 1 phút, chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Hoàn cảnh ra đời Công xã Pa-ri?
3. Bài mới.
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài: Cuối TK XIX đầu thế kỷ XX các nước TB Anh, Pháp, phát
triển chuyển mình mạnh mẽ sang giai đoạn ĐQCN. Trong quá trình đó sự phát triển
của các nước đế quốc có điểm gì giống và khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội
dung của bài.
* HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản
HS đọc thông tin sgk
? Giữa thế kỷ XIX kinh tế Anh phát triển thế
nào?
- Cách mạng công nghiệp khởi đầu sớm
nhất, đứng đầu thế giới về công nghiệp.
? Cuối XIX kinh tế Anh có gì đáng chú ý?
- Công nghiệp phát triển chậm hơn Mĩ,
Đức.
- Xếp thứ ba thế giới.
? Tại sao kinh tế Anh phát triển chậm hơn
Mĩ, Đức.
- Do công nghiệp ở Anh phát triển sớm máy
móc thiết bị dần lạc hậu, gc tư sản Anh chỉ
chú trọng đầu tvào thuộc địa để kiếm lời
hơn là đầu tư trong nước.
? Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu
tư vào thuộc địa?
- Thuộc địa là thị trường lớn, nguyên vật
liệu và nhân công rẻ
Thảo luận cặp đôi 3p
? Sự phát triển chủ nghĩa đế quốc ở Anh
biểu hiện thế nào ?
HS chú ý thông tin sgk
? Tình hình chính trị Anh như thế nào?
GV: Tuy có 2 đảng khác nhau ,thậm chí có
chính sách mâu thuẫn nhau song đều là các
đảng phục vụ quyền lợi cho g/c tư sản,
chống lại nhân dân. Việc 2 đảng thay nhau
cầm quyền qua bầu cử chỉ là thủ đoạn của
g/c tư sản nhằm lừa gạt và xoa dịu nhân
dân.
H:Vì sao giai cấp TS Anh chỉ chú trọng đầu
tư sang thuộc địa?
- Khai thác tài nguyên và bóc lột thuộc địa.
GV: Khẳng định: Với chế độ 2 đảng thay
nhau cầm quyền nước Anh thi hành chính
sách đối nội, đối ngoại hết sức bảo thủ:
Trong thì đàn áp nhân dân ngoài thì tăng
cường xâm lược thuộc địa.
I. Tình hình các nước Anh, Pháp,
Đức, Mĩ:
1. Anh.
* Kinh tế: Cuối XIX công nghiệp
phát triển chậm hơn Mỹ, Đức, đứng
thứ 3 thế giới.
- Đầu thế kỷ XX nhiều công ty độc
quyền về công nghiệp và tài chính ra
đời chi phối nền kinh tế đất nước.
* Chính trị:
- Chế độ quân chủ lập hiến, với 2
đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau
cầm quyền.
* Về đối ngoại: Đẩy mạnh chính sách
xâm lược thuộc địa Chiếm 1/4 diện
tích thế giới.
? Đặc điểm chủ nghĩa đế quốc Anh là gì?
- GV dùng bản đồ thế giới chỉ cho HS các
thuộc địa của Anh.
+ Các thuộc địa: Niu Di-lân, Ô-xtrây-li-a,
Ấn Độ, Ai Cập, Xu-đăng, Nam Phi, Ca-na-
đa.
HS chú ý thông tin sgk
? Sau 1871 tình hình kinh tế ở Pháp như
thế nào ? Tại sao ?
- Nhịp độ phát triển công nghiệp chậm do
hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp –Phổ,
phải bồi thường chiến tranh và diễn ra cách
mạng vô sản.
- Do nghèo tài nguyên hơn các nước tư bản
khác nên tư sản Pháp chú ý nhiều đến xuất
cảng tư bản hơn là xây dựng, phát triển
công nghiệp trong nước.
? Đầu thế kỷ XX nền kinh tế Pháp ra sao ?
- Một số ngành CN mới: Điện, hoá chất,
chế tạo ô tô. Các công ty độc quyền và ngân
hàng xuất hiện
=> Các công ty độc quyền ra đời tạo điều
kiện để Pháp chuyển sang giai đoạn ĐQCN.
? Chính sách xuất cảng tư bản của Pháp
có gì khác Anh.
Thảo luận cặp đôi 3p
? Đặc điểm của đế quốc Pháp có gì khác
so với ở Anh.
- Anh: đầu tư vào khai thác một số ngành
kinh tế ở thuộc địa để thu lợi nhuận
- Pháp: cho vay lãi để thu lợi nhuận
- H.s đọc dòng chữ nhỏ sgk – tr 40.
- GV đọc lời nhận xét của Lê - nin.
? Nền chính trị Pháp như thế nào ?
- Thi hành chính sách đàn áp,chạy đua vũ
trang.
GV: Sử dụng bản đồ thế giới, chỉ các thuộc
địa của Pháp.
+ Châu Phi: An-giê-ri, Tuy-ni-di, Ma-rốc,
-> Đặc điểm: Anh là chủ nghĩa đế
quốc thực dân.
2. Pháp.
* Kinh tế:
- Sau 1871 công nghiệp phát triển
chậm, xếp thứ 4 thế giới.
- Đầu thế kỷ XX một số ngành phát
triển: Khai mỏ, luyện kim. Các công
ty độc quyền và ngân hàng xuất hiện
- Pháp đầu tư cho các nước chậm tiến
vay.
-> Đặc điểm: Pháp là chủ nghĩa đế
quốc cho vay lãi.
* Chính trị:
- 1870 nền cộng hoà thứ III thiết lập,
chính phủ thi hành chính sách đàn áp
các cuộc đấu tranh của công nhân và
nông dân.
* Đối ngoại: Tăng cường xâm lược
thuộc địa.
Ma-đa-ga-xca
+ Châu Á: Việt Nam, Lào,Cam-pu-chia và
một số đảo trên Thái Bình Dương.
GV khái quát nội dung.
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
? So sánh nền kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại của Anh và Pháp.
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
? Giải thích đặc điểm của các nước đế quốc Anh, Pháp?
* HĐ 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
Tìm hiểu thêm tài liệu về tình hình kinh tế, chính trị của Anh, Pháp cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Chuẩn bị tiết 13: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.(T2)
- Đọc trước bài, tìm hiểu các nội dung sau:
+ Tình hình kinh tế, chính trị Đức, Mĩ.
+ So sánh sự chuyển biến về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của nước Đức, Mĩ.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_8_tiet_9_den_12_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf