I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS cần nắm rõ và thông hiểu các nội dung kiến thức:
- Nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại
của các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2. Phẩm chất
- Hình thành và giáo dục cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp:
+ Yêu nước: Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thê slực thù địch,
bảo vệ hòa bình.
+ Trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh, tài liệu liên quan
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, chia sẻ, tương tác, hỗ trợ lẫn
nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài học,
biết khai thác kênh chữ, kênh hình phát hiện những vấn đề mới.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận diện tình hình các nước Anh, Pháp
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích tình hình, đặc điểm, những
điểm nổi bật của từng đế quốc.
- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: HS biết phân tích các sự
kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, lập sổ tay học tập về các
nước ĐQ cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX
10 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 7+8 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021
Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than
Ngày soạn: 28/9/2020 Ngày dạy: 30/9/2020-8A25
Tiết 7- Bài 6
CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ
CUỐI THẾ KỶ XIX-ĐẦU THẾ KỶ XX
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS cần nắm rõ và thông hiểu các nội dung kiến thức:
- Nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại
của các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2. Phẩm chất
- Hình thành và giáo dục cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp:
+ Yêu nước: Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thê slực thù địch,
bảo vệ hòa bình.
+ Trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh, tài liệu liên quan
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, chia sẻ, tương tác, hỗ trợ lẫn
nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài học,
biết khai thác kênh chữ, kênh hình phát hiện những vấn đề mới.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận diện tình hình các nước Anh, Pháp
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích tình hình, đặc điểm, những
điểm nổi bật của từng đế quốc.
- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: HS biết phân tích các sự
kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, lập sổ tay học tập về các
nước ĐQ cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Nghiên cứu nội dung bài học.
- Tài liệu, hình ảnh, lược đồ liên quan đến các đế quốc
- Bảng phụ
- Phiếu học tập
- Máy chiểu vật thể
2. Học sinh
- Hoàn thành nhiệm vụ về nhà tiết trước
- Đọc, nghiên cứu nội dung bài học, tìm hiểu tình hình các nước Anh, Pháp.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021
Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than
1. Phương pháp
- Phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp trực quan...
2. Kỹ thuật
- Động não, trình bày 1 phút, công đoạn..
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: KT sĩ số: 8A2: ...../......; 8A5: ....../......
2. Kiểm tra bài cũ
? Công xã Pa-ri được thành lập trong hoàn cảnh nào? 3. Bài mới
* HĐ1: KHỞI ĐỘNG
Cuối TK XIX đầu thế kỷ XX các nước TB Anh, Pháp, phát triển chuyển mình
mạnh mẽ sang giai đoạn ĐQCN. Trong quá trình đó sự phát triển của các nước
đế quốc có điểm gì giống và khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung
của bài.
* HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm
GV: Gọi HS xác định vị trí và nêu hiểu
biết về nước Anh qua bản đồ.
HSHĐ cá nhân: tự đọc thông tin SGK.
- Dãy bàn 1,2 chia làm 4 nhóm HĐN(5’)
- Kỹ thuật công đoạn - Hoàn thành phiếu
học tập
H: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Tình
hình kinh tế chính trị, đối nội, đối
ngoiạ Anh có gì nồi bật? Vì sao?
H: Vì sao giai cấp TS Anh chỉ chú
trọng đầu tư sang thuộc địa?
HS: Khai thác tài nguyên và bóc lột
thuộc địa.
GV: Khẳng định: Với chế độ 2 đảng
thay nhau cầm quyền nước Anh thi hành
chính sách đối nội, đối ngoại hết sức bảo
thủ: Trong thì đàn áp nhân dân ngoài thì
tăng cường xâm lược thuộc địa. (GV sử
dụng bản đồ thế giới chỉ thuộc địa Anh).
HSHĐ cá nhân: Đọc mục 2 SGK.
- Dãy bàn 3,4-chia thành 4 nhóm-hoàn
thành phiếu học tập
I. Tình hình các nước Anh, Pháp,
Đức, Mĩ.
1. Anh.
a) Về kinh tế:
- Phát triển chậm, tụt xuống đứng thứ 3
thế giới .
- Đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư
bản,thương mại và thuộc địa.
- Đầu thế kỉ XX xuất hiện công ty độc
quyền
b) Về chính trị
- Chế độ Quân chủ lập hiến. Đảng tự do
và bảo thủ cầm quyền.
- Đối nội: Thực hiện chính sách bảo vệ
gia cấp TS.
- Đối ngoại: Đẩy mạnh xâm chiếm
thuộc địa.
- Đặc điểm: “CNĐQ thực dân”
2. Pháp
Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021
Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than
H: Tình hình kinh tế Pháp có gì nổi
bật? Em hãy nêu chính sách đối nội,
đối ngoại của Pháp?
- Các nhóm đổi chéo kết quả thảo luận
- Phân tích, đánh giá, nhận xét bổ sung
cho nhau
- Gv phân tích, nhận xét, đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ của HS
- Chuẩn hóa kiến thức
GV: Nhận xét, bổ sung, mở rộng, liên hệ
thự tế nước Pháp hiện nay.
a) Về kinh tế:
- Công nghiệp: sang thế kỉ XIX đứng
thứ 4 thế giới.
- Nông nghiệp: sản xuất nhỏ, khó khăn.
Đầu thế kỉ XX các công ty độc quyền
xuất hiện chi phối nền kinh tế Pháp
b) Chính trị
- Đối nội : Chính phủ cộng hòa thi
hành nhiều chính sách đàn
áp nhân dân.
- Đối ngoại : Chạy đua vũ trang, xâm
lược thuộc địa
- Đặc điểm:“CNĐQ cho vay lãi”
* HĐ3: LUYỆN TẬP
- HĐ cá nhân -KT trình bày 1 phút
H: Vì sao CNĐQ Anh được mệnh danh là CNĐQ thực dân?
- Chính sách đối ngoại xâm lược, thống trị và bóc lột thuộc địa.
H: Tại sao CNĐQ Pháp được mệnh danh là CNĐQ cho vay lãi?
- CNĐQ Pháp tồn tại trên cơ sở lợi nhuận thu được từ chính sách đầu tư TB ra nước
ngoài bằng cho vay lãi.
* HĐ4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
H: Chính sách xuất cảng TB của Pháp có gì khác Anh?
- CNĐQ Pháp phát triển với sự ra đời của công ti độc quyền và vai trò chi phối của ngân
hàng.
- CNĐQ Pháp tồn tại trên cơ sở lợi nhuận thu được từ chính sách đầu tư TB ra nước
ngoài bằng cho vay lãi.
+ Thống trị bóc lột thuộc địa.
--> Mệnh danh là CNĐQ cho vay lãi.
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO (Thực
hiện ở nhà)
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học bài cũ, nắm được tình hình kinh tế, chính trị của Anh và Pháp
- Hoàn thành các bài tập Gv giao
- Đọc và soạn bài mới: Đặc điểm kinh tế, chính trị, đối ngoại của Đức, Mĩ.
+ Đọc, nghiên cứu thông tin sgk
+ Trả lời các câu hỏi cuối phần, cuối bài
Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021
Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than
PHỤ LỤC
Phiếu học tập 1
H: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Tình hình kinh tế chính trị, đối nội, đối
ngoại Anh có gì nồi bật? Vì sao?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
H: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Tình hình kinh tế chính trị, đối nội, đối ngoại
Anh có gì nồi bật? Vì sao?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021
Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than
PHỤ LỤC
Phiếu học tập 2
H: Tình hình kinh tế Pháp có gì nổi bật? Em hãy nêu chính sách đối nội, đối
ngoại của Pháp?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
H: Tình hình kinh tế Pháp có gì nổi bật? Em hãy nêu chính sách đối nội, đối
ngoại của Pháp?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021
Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than
Ngày soạn: 28/9/2020 Ngày dạy: 30/9/2020-8A2,5
Tiết 8- Bài 6
CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ
CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS cần nắm rõ và thông hiểu các nội dung kiến thức:
- Nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại
của các nước Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2. Phẩm chất
- Hình thành và giáo dục cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp:
+ Yêu nước: Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực thù địch,
bảo vệ hòa bình.
+ Trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh, tài liệu liên quan
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, chia sẻ, tương tác, hỗ trợ lẫn
nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài học,
biết khai thác kênh chữ, kênh hình phát hiện những vấn đề mới.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận diện tình hình các nước Đức, Mĩ
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích tình hình, đặc điểm, những
điểm nổi bật của từng đế quốc.
- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: HS biết phân tích các sự
kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, lập sổ tay học tập về các
nước ĐQ cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX. Liên hệ các nước Đức, Mĩ hiện nay.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Nghiên cứu nội dung bài học.
- Tài liệu, hình ảnh, lược đồ liên quan đến các đế quốc
- Bảng phụ
- Phiếu học tập
- Máy chiểu vật thể
2. Học sinh
- Hoàn thành nhiệm vụ về nhà tiết trước
- Đọc, nghiên cứu nội dung bài học, tìm hiểu tình hình các nước Đức, Mĩ
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021
Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than
1. Phương pháp
- Phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp trực quan...
2. Kỹ thuật
- Động não, trình bày 1 phút, công đoạn..
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: KT sĩ số: 8A2: ...../......; 8A5: ....../......
2. Kiểm tra bài cũ
? Tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như thế nào? Tại sao
gọi CNĐQ Anh là CNĐQ thực dân
? Nội dung bài học hôm nay là gì?
3. Bài mới
* HĐ1: KHỞI ĐỘNG
Cuối TK XIX đầu thế kỷ XX các nước TB Đức, Mĩ phát triển chuyển mình
mạnh mẽ sang giai đoạn ĐQCN. Trong quá trình đó sự phát triển của các nước đế
quốc có điểm gì giống và khác nhau.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản
HS: Sử dụng bản đồ thế giới xác định vị trí
và nêu hiểu biết về nước Đức.
HS HĐ cá nhân: đọc thông tin SGK.
H: Hãy thống kê những con số chứng tỏ sự
phát triển nhanh chóng của CN Đức?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
H: Vì sao công nghiệp Đức phát triển nhảy
vọt như vậy?
- Giành được nhiều nguồn lợi từ cuộc chiến
tranh Pháp, Phổ.
Ứng dụng thành tựu mới nhất của khoa học
kĩ thuật vào sản xuất.
GV: Phân tích thêm.
Kinh tế Đức, đặc biệt là CN phát triển
nhanh chóng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX.--> hình thành các tổ chức độc
quyền, tạo điều kiện cho nước Đức chuyển
sang giai đoạn ĐQCN.
HS: Đọc phần chữ nhỏ SGK nắm những
thành tựu trong ngành công nghiệp than của
3. Đức
a) Về kinh tế
- CN Đức phát triển nhanh, vượt
Pháp, Anh đứng đầu Châu Âu, thứ 2
trên thế giới (Sau Mĩ)
- Cuối thế kỉ XIX quá trình tập trung
SX, tập trung TB => các công ty độc
quyền ra đời, chi phối nền kinh tế
Đức
Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021
Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than
nước Đức.
? Tình hình chính trị của Đức có đặc điểm gì?
HS: Sử dụng bản đồ thế giới xác định vị trí
và nêu hiểu biết về nước Mĩ.
HS: Đọc thông tin SGK.
THẢO LUẬN NHÓM (3P)
Nhóm 1: Tình hình kinh tế (công nghiệp)
Mĩ cuối TK XIX đầu TK XX? Nguyên nhân
Nhóm 2: Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các
“ông Vua công nghiệp” ?
Nhóm 3 :Chế độ chính trị của Mĩ như thế nào ?
Nhóm 4: Nêu chính sách đối nội, đối
ngoại của Mĩ?
b) Về chính trị
- Đối nội: đàn áp phong trào công nhân.
- Đối ngoại: đề cao chủng tộc Đức,
chạy đua vũ trang, gây chiến tranh
đòi chia lại thị trường thế giới
- Đặc điểm: “CNĐQ quân phiệt, hiếu
chiến”
4. Mĩ
a) Về kinh tế
* Công nghiệp:
- Phát triển nhảy vọt từ vị trí thứ 4
(sau Anh, Pháp, Đức) lên đứng đầu
thế giới
- Năm 1894: Sản phẩm CN gấp đôi
Anh và bằng ½ các nước Tây Âu gộp
lại.
- Cuối TK XIX- đầu TK XX: Xuất
hiện các công ty độc quyền khổng lồ
có ảnh hưởng tới kinh tế - chính trị
* Nông nghiệp: Phương thức canh
tác hiện đại
- Trở thành nguồn cung cấp lương
thực, thực phẩm cho Châu Âu
b) Về chính trị : Mĩ theo chế độ
cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống.
Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay
nhau cầm quyền, thi hành chính sách
đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai
cấp tư sản.
- Đối nội: thi hành các chính sách
phục vụ giai cấp tư sản
- Đối ngoại:
+ Cuối TK XIX, bành trướng thế lực
ở khu vực Thái Bình Dương.
+ Gây chiến tranh với Tây Ban Nha.
+ Can thiệp vào khu vực Trung và
Nam Mĩ.
Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021
Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than
H: Tình hình chính trị Mĩ có gì giống và
khác Anh?
- Chính trị Mĩ tồn tại thể chế Cộng hoà,
quyền lực tập trung trong tay Tổng Thống,
do hai đảng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau
cầm quyền thi hành chính sách đối nội, đối
ngoại phục vụ quyền lợi của giai cấp TS.
H: Nêu nhận xét của em về các nước tư bản
trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế
quốc?
* HĐ3: LUYỆN TẬP
1. Nối tên nước và đặc điểm của mỗi đế quốc.
Tên nước Đặc điểm
1. Anh A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
2. Pháp B. Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến
3. Mĩ C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi
4. Đức
D. Xứ sở của các ông vua công nghiệp
* HĐ4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Thực hiện ở nhà)
1. Vì sao nước ĐỨC được mênh danh là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt ,hiếu chiến?.
a. Đứng đầu nhà nước là quân phiệt
b. Nhân dân Đức thích đi gây chiến tranh
c. Thực hiện chính sách đối nội đối ngoại phản động.
d. Bọn quân phiệt dùng vũ lực để đàn áp nhân dân và gây chiến tranh để chia lại
thị trường ,và khu vực ảnh hưởng.
2. Vì sao nói Mĩ là sứ sở của các ông Vua công nghiệp?
a. Vì công nghiệp của Mĩ phát triển mạnh
b. Nước Mĩ có nhiều công ti độc quyền.
c. Vua công nghiệp chi phối kinh tế nước Mĩ.
d. Chủ của các công ti độc quyền khổng lồ có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế chính
trị nước Mĩ.
3. Lập bảng so sánh các đặc điểm nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại
của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Lĩnh vực Anh Pháp Đức Mĩ
Kinh tế
Chính trị
Chính sách đối
Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021
Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than
ngoại
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
(Thực hiện ở nhà)
- Trình bày những hiểu biết của em về tình hình kinh tế, chính trị nổi bật của
Đức, Mĩ hiện nay?
- Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các ĐQ “già” (Anh, Pháp) với các ĐQ “trẻ” (Đức, Mỹ)?
Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học bài cũ, nắm được tình hình kinh tế, chính trị của Đức, Mĩ
- Hoàn thành các bài tập Gv giao
- So sánh điểm giống và khác nhau của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ
- Đọc và soạn bài mới: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX
+ Đọc, nghiên cứu thông tin sgk
+ Trả lời các câu hỏi cuối phần, cuối bài
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_8_tiet_78_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_lan.pdf