Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 40: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Giúp HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức:

- Âm mưu, diễn biến chính cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai của Pháp

(1882).

- Những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương

khác ở Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ hai.

- Nội dung cơ bản của Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Đánh giá trách nhiệm của triều Nguyễn trong

việc để mất nước.

2. Phẩm chất:

- Yêu nước: Phát huy tinh thần tự hhào dân tộc và ý thức bảo vệ đất nước.

- Trách nhiệm: Hoàn thành tích cực các nhiệm vụ học tập được giao.

- Chăm chỉ: HS tự ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện và xây dựng đất nước.

- Trung thực: HS báo cáo đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà, học bài cũ, trả lời các câu hỏi và nhiệm vụ học

tập theo hướng dẫn của GV.

- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày, hợp tác có hiệu quả trong quá trình thảo luận nhóm, đưa

ra ý kiến thảo luận nhóm, giải quyết các nhiệm vụ học tập trên lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của

nhiệm vụ học tập, tìm ra những câu trả lời hay.

b. Năng lực đặc thù:

- Tìm hiểu lịch sử: HS hiểu được:

+ Âm mưu, diễn biến chính cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai của Pháp

(1882).

+ Những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương

khác ở Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ hai.

+ Nội dung cơ bản của Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Đánh giá trách nhiệm của triều Nguyễn trong

việc để mất nước.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét về phong trào kháng chiến của nhân dân.

- Vận dụng KT- KN: Đánh giá trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước.

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 40: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /1/2021(8A) Tiết 40 - Bài 25 KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC ( 1873 - 1884 ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Giúp HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức: - Âm mưu, diễn biến chính cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai của Pháp (1882). - Những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ hai. - Nội dung cơ bản của Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Đánh giá trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước. 2. Phẩm chất: - Yêu nước: Phát huy tinh thần tự hhào dân tộc và ý thức bảo vệ đất nước. - Trách nhiệm: Hoàn thành tích cực các nhiệm vụ học tập được giao. - Chăm chỉ: HS tự ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện và xây dựng đất nước. - Trung thực: HS báo cáo đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà, học bài cũ, trả lời các câu hỏi và nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của GV. - Giao tiếp và hợp tác: Trình bày, hợp tác có hiệu quả trong quá trình thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm, giải quyết các nhiệm vụ học tập trên lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập, tìm ra những câu trả lời hay. b. Năng lực đặc thù: - Tìm hiểu lịch sử: HS hiểu được: + Âm mưu, diễn biến chính cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai của Pháp (1882). + Những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ hai. + Nội dung cơ bản của Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Đánh giá trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước. - Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét về phong trào kháng chiến của nhân dân. - Vận dụng KT- KN: Đánh giá trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Lược đồ TD Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai. - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Chân dung Hoàng Diệu. Máy chiếu, bài giảng điện tử 2. HS: - Đọc, nghiên cứu trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. - Chuẩn bị các nội dung: - Âm mưu, diễn biến chính cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai của Pháp (1882). - Những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ hai. - Nội dung cơ bản của Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Đánh giá trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, trực quan, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: Chia sẻ nhóm đôi, nhóm 4, trình bày 1 phút, kĩ thuật đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề, viết tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV: Chiếu hình ảnh. HS: Nhận biết hình ảnh. GV: Liên hệ vào bài. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản HS: Trình bày 1 phút. Vì sao TD Pháp đánh Bắc Kỳ lần 1(1873) mà mãi tới 10 năm sau chúng mới đánh Bắc kỳ lần 2 ? HS: Do phong trào kháng chiến của nhân dân lên mạnh. Nước Pháp gặp nhiều khó khăn. đầu những năm 80, nước Pháp tương đối ổn định, chính giới Pháp nhất trí đẩy mạnh xâm lược Bắc Kỳ. HS: Tự đọc thông tin SGK. H: Em suy nghĩ gì về câu thơ trên? HS: Cuộc khởi nghĩa đã nêu cao khẩu II. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882-1884. 1. TD Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ hai (1882 ) hiệu “phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây” Giặc cướp nổi lên khắp nơi, triều đình phải cầu cứu quân Thanh và quân Pháp để ổn định tình hình . H: Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần 2 trong hoàn cảnh nào ? HS: Dựa vào bài trước trả lời H: Em biết gì về tình hình nước Pháp đầu thập kỷ 80? HS: Nước Pháp đang chuyển sang giai đoạn CNĐQ, nhu cầu xâm lược chiếm thuộc địa là thiết yếu. H: Nêu nguyên nhân TD Pháp đánh Bắc Kỳ lần 2 ? HS: Chúng cần vơ vét thuộc địa, nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kỳ, cho nên chúng quyết tâm đánh Bắc Kỳ lần 2. TD Pháp vin cớ triều đình vi phạm điều ước 1874 và tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh không hỏi ý kiến Pháp. GV: Dùng lược đồ TD đánh Bắc Kỳ lần 2 để tường thuật diễn biến. HS: Quan sát chân dung Hoàng Diệu nhận xét nhân vật lịch sử. GV: Sau khi chiếm thành Hà Nội khi TD Pháp đánh Bắc Kỳ lần II . HS: Tường thuật lại diễn biến trên lược đồ. H: Sau khi thành Hà Nội thất thủ, thái + Âm mưu của Pháp: - Sau Hiệp ước 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa. - Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước năm 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần thứ hai. + Diễn biến: - Ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp do Ri-vi- e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích. - Ngày 25 - 4 - 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp thành. Không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn. - Sau đó Pháp chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định... độ của triều đình Huế ra sao? Nhận xét? HS: Sau khi mất thành Hà Nội, triều đình Huế rất lúng túng. Vội vàng cầu cứu nhà Thanh. Cử người ra Hà Nội thương thuyết với Pháp. ra lệnh cho quân ta phải rút lên miền núi. HS: Chia sẻ nhóm đôi (2p) Hậu quả của thái độ lúng túng, nhu nhược của triều đình Huế như thế nào? HS: Quân Pháp nhanh chóng chiếm Hòn Gai và một số nơi khác ở Bắc Kỳ. HS: Tự tìm hiểu thông tin. H: Thảo luận nhóm 4 (3p): Phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các địa phương khi TD Pháp đánh Bắc Kỳ lần II như thế nào? Nhận xét? So sánh với lần thứ nhất? HS: Quân ta chống trả quyết liệt, đến trưa thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tự vẫn tại vườn Võ miếu . - Khi TD Pháp đánh Hà Nội, nhân dân tích cực phối hợp với quân triều đình kháng Pháp H: Nhân dân Hà Nội đánh Pháp bằng những biện pháp gì ? Tác dụng? HS: Thực hiện chiến thuật vườn không nhà trống. Họ tự tay đốt nhà tạo thành bức tường lửa chặn giặc. Đào hào đắp luỹ để cản địch. HS: Chia sẻ nhóm đôi (2p) Nhận xét về phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh Bắc kỳ phối hợp với quân đội triều đình đánh Pháp . GV: Trình bầy trận Cầu Giấy lần thứ hai . HS: Trình bầy lại diễn biến trận Cầu Giấy. 2. Nhân dân Bắc Kỳ tiếp tục kháng chiến : + Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn bước tiến của quân giặc. + Tại các nơi khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy để ngăn bước tiến của quân Pháp. + Ngày 19 - 5 - 1883, quân ta giành thắng lợi lớn trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Ri- vi-e bị giết tại trận. HS: HĐCN (1p) Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai? HS: Làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động. GV: Sử dụng bản đồ trình bày cuộc tấn công của TD Pháp vào Thuận An . HS: Trình bày diễn biến bằng bản đồ. H: Em cho biết nội dung cơ bản của hiệp ước Hác-măng? Hiệp ước Hác-măng dẫn đến hậu quả gì ? GV: Trước thái độ phản kháng mạnh mẽ của nhân dân ta, TD Pháp đối phó ... H: Tại sao hiệp ước Pa-tơ-nốt được ký kết ? HS: Đọc nội dung cơ bản của điều ước Pa-tơ-nốt GV: Khái quát: Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt nhà nước phong kiễn Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập đã sụp đổ thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến. + Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động, chúng định bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp hi vọng Pháp sẽ rút quân. 3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884) + Chiều 18 - 8 - 1883, Pháp bắt đầu tiến công vào Thuận An, đến ngày 20 - 8, Pháp đổ bộ lên khu vực này. + Ngày 25 - 8 - 1883, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng Nội dung: Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì. + Sau Hiệp ước Hác-măng, Pháp chiếm hàng loạt các tỉnh Bắc Kì: Bắc Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên... + Ngày 6 - 6 -1884, Pháp buộc triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Với hiệp ước này, nhà nước phong kiến Việt Nam với tư cách một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sụp đổ. * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP HS: Viết tích cực ra nháp: Nét chính về cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kỳ khi Pháp xâm lược lần hai. * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG H: Đánh giá về trách nhiệm của triều đình Nguyễn trong việc để mất nước? * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Căn cứ vào đâu để nói rằng : Với Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt , nước ta trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến ? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Bài cũ: Học theo nội dung: + Trình bày âm mưu, diễn biến chính, kết quả cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của Pháp (1873). + Khi Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882) tinh thần kháng chiến của nhân dân ta thể hiện như thế nào? - Bài mới: Đọc và nghiên cứu bài mới Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX, nắm rõ các nội dung: +Nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. + Diễn biến chính hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương. ...................................................................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_40_khang_chien_lan_rong_ra_toan_q.pdf
Giáo án liên quan