Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 40 đến 43 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS nhớ các kiến thức:

- Nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.

- Diễn biến chính, nhận xét hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương.

2. Tư tưởng

- Giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

- Trân trọng và biết ơn những văn thân sĩ phu yêu nước đã hi sinh cho độc lập dân tộc.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng lược đồ để tường thuật các trận đánh.

- Biết trình bày, nhận xét các sự kiện lịch sử tiêu biểu.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Lược đồ vụ biến kinh thành Huế (5-7-1885). Lược đồ phong trào Cần Vương.

- Chân dung vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.

- Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê. Tranh ảnh nhân vật lịch sử: Phan Đình Phùng

2. Học sinh

- Đọc và chuẩn bị bài theo nội dung các câu hỏi gợi ý SGK.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra đầu giờ

H: Âm mưu, diễn biến thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai?

3. Bài mới

Sau Hiệp ước 1884, phong trào đấu tranh của nhân dân tiếp tục phát triển

mạnh mẽ. Phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hi vọng giành lại chính quyền

từ tay thực dân Pháp. Cuộc đấu tranh của phái chủ chiến diễn ra như thế nào? Phong

trào đấu tranh chống Pháp ra sao?

pdf14 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 89 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 40 đến 43 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày soạn: 10/05/2020 Ngày giảng: 11/05/2020 (8A1) 11/05 (8A2,3) Tiết 40 - Bài 26 PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS nhớ các kiến thức: - Nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. - Diễn biến chính, nhận xét hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương. 2. Tư tưởng - Giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc. - Trân trọng và biết ơn những văn thân sĩ phu yêu nước đã hi sinh cho độc lập dân tộc. 3. Kĩ năng - Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng lược đồ để tường thuật các trận đánh. - Biết trình bày, nhận xét các sự kiện lịch sử tiêu biểu. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Lược đồ vụ biến kinh thành Huế (5-7-1885). Lược đồ phong trào Cần Vương. - Chân dung vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết. - Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê. Tranh ảnh nhân vật lịch sử: Phan Đình Phùng 2. Học sinh - Đọc và chuẩn bị bài theo nội dung các câu hỏi gợi ý SGK. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ H: Âm mưu, diễn biến thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai? 3. Bài mới Sau Hiệp ước 1884, phong trào đấu tranh của nhân dân tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hi vọng giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp. Cuộc đấu tranh của phái chủ chiến diễn ra như thế nào? Phong trào đấu tranh chống Pháp ra sao? Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản HS: Đọc thông tin SGK. H: Em hãy trình bày bối cảnh lịch sử của vụ biến kinh thành Huế (5-7-1885)? . GV: Giải thích thêm: Sau hai điều ước 1883 - 1884, triều đình I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương” 1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7-1885 a. Bối cảnh: - Sau 2 hiệp ước 1883 và 1884, phe chủ chiến trong triều đình nuôi hy vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp. 2 Huế đã bị phân hoá thành 2 bộ phận: + Đa phần “chủ hoà” còn gọi là phe chủ hoà. + Một bộ phận nhỏ hình thành phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết muốn đánh Pháp tới cùng. + Phe chủ chiến dựa vào ý chí của nhân dân và các quan lại chủ chiến ở các địa phương. H: Trước hành động của phe chủ chiến, thái độ của Pháp ra sao? GV: Sử dụng lược đồ tường thuật diễn biến vụ binh biến kinh thành Huế: GV: Dành thời gian để HS xem lại diễn biến chính sau đó gọi HS khá trình bày bằng bản đồ. GV: Giới thiệu H. 89 (Vua Hàm Nghi) và H. 90 (Tôn Thất Thuyết) giới thiệu vài nét khái quát về 2 ông. Nhận xét về vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết? HS: Là những người có lòng yêu nước, thương dân... Hs đọc sgk GV: Cung cấp: Sau vụ biến kinh thành thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy lên sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) tại đây vua đã hạ chiếu Cần vương, mở đầu phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ XIX, gọi là phong trào Cần Vương. a. Hoàn cảnh: - Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). - Ngày 13/7/1885 ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. - Phong trào yêu nước chống Pháp dưới - Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu. b. Diễn biến: - Đêm mồng 4, rạng sáng 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ. - Nhờ có ưu thế về vũ khí, Pháp phản công chiếm kinh thành Huế. c. Kết quả: Phe chủ chiến thất bại. 2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng 3 ngọn cờ Cần Vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. GV: Sử dụng lược đồ tường thuật diễn biến giai đoạn 1 phong trào Cần Vương. HS: Tường thuật diễn biến giai đoạn 1 phong trào Cần Vương trên lược đồ. GV: Cung cấp: * Chia làm hai giai đoạn: + Giai đoạn 1: (1885-1888) Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước nhất là từ Phan Thiết trở ra. + Giai đoạn 2: (1888-1896) phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì. H: Thái độ của dân chúng đối với phong trào Cần Vương như thế nào ? H:Nhận xét về hai giai đoạn của phong trào Cần Vương ? HS: Bùng nổ rộng khắp các địa phương trong cả nước. H: Tại sao phong trào thất bại? - Ngọn cờ Cần vương, hệ tư tưởng PK không đáp ứng đầy đủ, triệt để yêu cầu khách quan của lịch sử và nguyện vọng của quần chúng GV: Khái quát. GV: Giới thiệu về Phan Đình Phùng H.94. Em biết gì về Phan Đình Phùng? - Là người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa. 1885 hưởng ứng Chiếu Cần vương, ông đứng ra chiêu mộ nghĩa quân, là thủ lĩnh có uy tín nhất của phong trào Cần vương. GV: Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê. - GV: Lực lượng nghĩa quân chia thành 5 quân thứ (theo địa phương mỗi quân thứ từ 100 đến 500 người phân bố trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Họ đã chế được súng trường. GV: Thời kỳ này cụ Phan Đình Phùng II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương 1. Khởi nghĩa Ba Đình (không dạy) 2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (không dạy) 3. Khởi nghĩa Hương Khê: (1885 - 1895) + Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng. + Địa bàn hoạt động chủ yếu ở huyện Hương Khê và Hương Sơn thuộc Hà Tĩnh, sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác. * Diễn biến + Từ năm 1885 - 1888, nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí. 4 chuẩn bị liên kết với các phong trào ở Bắc Kỳ, Cao Thắng xây dựng căn cứ và chuẩn bị lực lượng. HS: Sử dụng lược đồ tường thuật diễn biến. H: Để đối phó với lực lượng nghĩa quân, thực dân Pháp đã làm gì? Kết quả của những việc làm đó? - Tập trung binh lực, xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc để bao vây, cô lập nghĩa quân. Chúng mở nhiều cuộc tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi (đại bản doanh của nghĩa quân). - Kết quả: Lực lượng nghĩa quân suy yếu dần, ngày 28/12... Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hương Khê? H: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? GV: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực. Kĩ thuật khăn trải bàn HS: Thảo luận 5 phút + Có quy mô lớn nhất, địa bàn rộng nhất (4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) + Nguời lãnh đạo: Tài giỏi, mưu lược. + Thời gian tồn tại lâu nhất (10 năm). + Tính chất: ác liệt, chiến đấu bền bỉ chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn. + Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất. + Lập nhiều chiến công. H: Nhận xét về phong trào vũ trang kháng Pháp cuối thế kỉ XIX? - Đều thất bại, thiếu lực lượng lãnh đạo, khủng hoảng về đường lối, ngọn cờ Cần vương đã lạc hậu, và các phong trào thiếu sự liên kết chặt chẽ với nhau. - Làm chậm quá trình bình định của TDP. GV: Kết luận. + Từ năm 1888 - 1895, khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần dần tan rã. - Kết quả: Khởi nghĩa bị thất bại. 4. Củng cố * Đã có những ý kiến sau đây đánh giá về ý nghĩa, tác dụng cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế theo em, ý kiến nào đúng? a) Thực chất đây chỉ là hành động phản kháng của một số quan lại trong triều đình. 5 b) Đã thể hiện sự chuyển biến về tư tưởng của các sĩ phu quan lại yêu nước, gắn quyền lợi của triều đình với quyền lợi dân tộc. c) Cuộc phản công nhằm mục đích gây áp lực với TD Pháp để thương lượng lại. d) Cuộc phản công thể hiện tính chất chính nghĩa, có tác dụng phát động cuộc kháng chiến chống Pháp trong toàn quốc. * Hãy đánh dấu vào nội dung đúng để khẳng định khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương: - Lãnh đạo khởi nghĩa phần lớn là văn thân các tỉnh Thanh hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, tiêu biểu là Phan Đình Phùng . (Đ) - Thời gian tồn tại kéo dài 10 năm (Đ) - Qui mô hoạt động rộng lớn (Đ) - Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, chống cả triều đình PK và TD Pháp .(Đ) - Lập nhiều chiến công * Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang kháng Pháp cuối thế kỷ XIX ? - Đều thất bại, thiếu một lực lượng lãnh đạo có đầy đủ năng lực, khủng hoảng đường lối và các phong trào thiếu sự liên hệ lẫn nhau. 5. Dặn dò - Trình bày diễn biến Hương Khê bằng bản đồ, lược đồ. - Yêu cầu HS nắm được: + Em rút ra đăc điểm chủ yếu của các cuộc khởi nghĩa thời kỳ Cần vương. + Ý nghĩa ,vai trò của phong trào Cần vương trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. - Soạn bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp... + Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của khởi nghĩa Yên Thế. + Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa của khởi nghĩa Yên Thế. 6 7 Ngày soạn: 16/05/2020 Ngày giảng: 18/05/2020 (8A1),19/5 (8A3) 20/05 (8A2) Tiết 41 - Bài 27 KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỶ XIX I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nguyên nhân bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. - Trình bày được diễn biến theo lược đồ và kết quả cuộc khởi nghĩa Yên Thế. + Ý nghĩa, nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. + Điểm khác của cuộc khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa cùng thời. + Lập bảng thống kê các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa. 2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất: - Hình thành ở học sinh phẩm chất yêu nước; nhân ái, chăm chỉ (Ham học, chăm làm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường sống) 3. Định hướng hình thành phát triển năng lực: a) Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh tự lực, tự học, tự hoàn thiện - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS tích cực, chủ động trao đổi, tương tác, chia sẻ với bạn trong thực hiện nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phát hiện, làm rõ điểm giống và khác nhau về tổ chức của KN Yên Thế với các cuộc KN cùng thời. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu lịch sử + Nhận diện được nguyên nhân bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Trình bày được diễn biến theo lược đồ và kết quả cuộc khởi nghĩa Yên Thế. + Tái hiện và trình bày được nội dung bài học dưới hình thức nói hoặc viết, trình bày - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: + Giải thích được các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; + Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về ý nghĩa, nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế - Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học + Sau bài học rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. + Khắc sâu hình ảnh người nông dân Việt Nam: cần cù, chất phác, yêu tự do, căm thù quân xâm lược. Biết ơn người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám. + Kĩ năng sử dụng lược đồ tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế, phiếu học tập, tranh ảnh. 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo nội dung các câu hỏi gợi ý SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 8 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề, PP nhóm, trực quan.... 2. Kỹ thuật - Trình bày, động não, công đoạn IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: KT ss: 8A1....... 8A2........ 8A3............... 2. Kiểm tra đầu giờ H: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê? * Diễn biến + Từ năm 1885 - 1888, nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí. + Từ năm 1888 - 1895, khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần dần tan rã. - Kết quả: Khởi nghĩa bị thất bại. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Trong cao trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bên cạnh các cuộc khởi nghĩa do văn thân sĩ phu lãnh đạo còn có các cuộc khởi nghĩa tự phát của nông dân. Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của nông dân Yên Thế, tỉnh Bắc Giang do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản GV: Treo lược đồ giới thiệu địa hình, con người của vùng đất này. HS: Quan sát và nhận xét về căn cứ. HS: Theo dõi SGK đoạn "Tình hình... đấu tranh" H: Vì sao nông dân Yên Thế nổi dậy đấu tranh? GV: Giải thích rõ vì sao người dân Yên Thế lại căm ghét bọn thực dân, phong kiến (phần lớn ở đây là dân ngụ cư, đã từng phải trốn tránh phu phen tạp dịch, thiên tai, dịch họa). Họ gan góc, dũng cảm, yêu cuộc sống tự do và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ cuộc sống đó. -> Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ khi thực dân I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) * Nguyên nhân: - Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình. - Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã nổi dậy đấu tranh. 9 Pháp hành quân lên Yên Thế. GV: Sử dụng lược đồ tường thuật diễn biến 3 giai đoạn của cuộc khởi nghĩa. HS: Theo dõi và ghi tóm tắt. HS: Sử dụng lược đồ tường thuật lại tóm tắt 3 giai đoạn của cuộc khởi nghĩa. HS: Quan sát chân dung Hoàng Hoa Thám. H: Nhận xét của em về Hoàng Hoa Thám? GV: Giới thiệu về Hoàng Hoa Thám: xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở Hưng Yên. Nhìn trong ảnh ta thấy ông có vóc người vạm vỡ, mặc áo dài đen dầu vấn khăn, mắt một mí. Là người mưu trí dũng cảm, căm thù thực dân và phong kiến, luôn trung thành với những người có cùng cảnh ngộ, hết lòng thương yêu nghĩa quân. H: Tại sao 2 lần Đề Thám xin giảng hòa Pháp đều chấp nhận? - Vì quân Pháp cũng bị tổn thất nhiều cần có thời gian để khôi phục, hơn nữa Pháp chấp nhận giảng hòa nhằm mục đích tìm cách mua chuộc dụ dỗ Đề thám đầu hàng. GV: Cung cấp thông tin trong lần giảng hòa lần 2 nghĩa quân có nhiều hoạt động đáng chú ý. H: Vì sao khởi nghĩa thất bại? GV: Phát phiếu học tập. HS thực hiện yêu cầu và đại diện báo cáo kết quả. GV: Nhận xét kết luận. * Diễn biến: - Giai đoạn 1884 – 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm. - Giai đoạn 1893 – 1908, nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. - Giai đoạn 1909 – 1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn... Ngày 10 – 2 – 1913, Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã. * Nguyên nhân thất bại: - Do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với các thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế. 10 H: Tại sao khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương? - Lực lượng tham gia đông đảo, nhiệt tình, chiến đấu dũng cảm bền bỉ dưới sự lãnh đạo của một vị chỉ huy mưu trí dũng cảm. Sáng tạo trong cách đánh: bắt con tin, đánh du kích, tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu... H: Khởi nghĩa Yên Thế có ý nghĩa như thế nào? H: Nhận xét về phong trào nông dân Yên Thế? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và kết luận. H: Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? HS: Là cuộc khởi nghĩa của nông dân có khoảng thời gian kéo dài 30 năm, quy mô hẹp, mang tính chất dân tộc GV: Hướng dẫn HS lập niên biểu các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa. * Ý nghĩa: - Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp. HOẠT ĐỘNG 3: Lập bảng niên biểu các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa. Giai đoạn Thời gian Lãnh đạo Hoạt động Kết quả Ý nghĩa HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng: Đánh giá về những đóng góp của Hoàng Hoa Thám trong cuộc kháng chiến chống Pháp? HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo (Thực hiện ở nhà) - Chứng minh rằng Khỏi nghĩa Yên Thế có tổ chức chỉ đạo hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn so với các cuộc KN cùng thời? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Học kĩ: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa phong trào nông dân Yên Thế? - Học bài theo vở ghi, kết hợp SGK. - Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài. - Hoàn thiện bảng niên biểu. - Chuẩn bị tiết 43. Tìm hiểu trào lưu cải cách duy tân. + Hoàn cảnh dẫn đến phong trào cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối TK XIX. + Mục đích, nội dung chính của những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối 11 Ngày soạn: 18/02/2019 Ngày giảng: 20/02/2019 (8A3) 21/2 (8A4) Tiết 43 - Bài 28: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hoàn cảnh dẫn đến phong trào cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối TK XIX. - Mục đích, nội dung chính của những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX. - Hạn chế, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa của những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX. 2. Tư tưởng - Đây là một hiện tượng mới của lịch sử Việt Nam, thể hiện khía cạnh của lòng yêu nước. - Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắn và lòng trân trọng những đề xướng cải cách của các nhà duy tân nửa cuối TK XIX, muốn tạo ra thực lực chống giặc ngoại xâm. 3. Kĩ năng - Rèn cho HS kỹ năng trình bày, nhận xét một vấn đề lịch sử. - Chỉ bản đồ. - Đánh giá về nội dung các cải cách duy tân và các nhân vật lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Các tư liệu lịch sử mở rộng. 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới GV sử dụng phần giới thiệu bài SGK. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản HS: Theo dõi SGK ( 3 phút) H: Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam giữa thế kỷ XIX ? H: Nguyên nhân nào dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra cuối TK XIX? I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX - Chính trị: Nhà Nguyễn thực hiện chính sách nội trị ngoại giao lạc hậu, bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng. - Kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp đình trệ, tài chính kiệt quệ. -Xã hội: Nhân dân đói khổ, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt. Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi. 12 - Nhà Nguyễn thực hiện những chính sách lạc hậu, bảo thủ về mọi mặt, nhân dân đói khổ, mâu thuẫn xã hội sâu sắc phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi. H :Em hãy nêu một số cuộc khởi nghĩa lớn cuối thế kỷ XIX ? GV: Chỉ trên bản đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa. HS: Thực hành chỉ bản đồ. HS: Đọc thông tin. H : Các sĩ phu duy tân đề xướng cải cách trong hoàn cảnh nào ? GV: Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn. Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, các sĩ phu duy tân đã đề xướng cải cách để có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng mạnh của kẻ thù. GV: Cung cấp: GV: Trong bối cảnh bế tắc của chế độ PK Việt Nam, các sĩ phu đề xướng cải cách là rất dũng cảm và cách mạng, vì họ đã đi ngược với suy nghĩ và hành động của vua quan nhà Nguyễn để duy tân đất nước. H: Em hãy kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách cuối thế kỷ XIX và nội dung chính trong những đề xướng cải cách của họ ? GV: Giải thích thêm theo SGV /179. H: Em có suy nghĩ gì về những cải cách của các sĩ phu duy tân ? - Một số cải cách phù hợp và có thể thực hiện được. H: Đánh giá của em về tinh thần đổi mới của các sĩ phu, văn thân? II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX * Bối cảnh: - Đất nước ngày càng nguy khốn. - Các sĩ phu đề xướng cải cách để tạo ra thực lực cho đất nước chống bọn xâm lược. * Nội dung cải cách duy tân: - Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội ... - Tiêu biểu: + Hệ thống cải cách của Nguyễn Trường Tộ. + Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách, để chấn hưng dân khí khai thông dân trí và bảo vệ đất nước. 13 - Dũng cảm, dám đương đầu với nguy hiểm vì nước. GV: Cung cấp: H: Vì sao những cải cách duy tân cuối thế kỷ XIX không được chấp nhận ? GV: Những cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc. Chưa động chạm đến vấn đề giải quyết mâu thuẫn của xã hội Việt Nam: + Đó là mâu thuẫn giữa TD Pháp và nhân dân Việt Nam. H: Trào lưu Duy tân cuối thế kỷ XIX có ý nghĩa gì? GV: Tuy không được thực hiện, nhưng nó đã gây tiếng vang lớn trong xã hội. Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình. Chuẩn bị cho sự ra đời của trào lưu duy tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam. H : Vì sao những cải cách cuối thế kỷ XIX không thực hiện được mà đổi mới hiện nay của chúng ta lại đạt được những thành công rực rỡ ? - Những đổi mới của chúng ta xuất phát từ nhu cầu thiết yếu trong nước. Xã hội đã có miếng đất chính trị để tiếp thu nó: Đội ngũ trí thức đông đảo tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển kinh tế xã hội. Đảng và nhà nước chủ trương đổi mới, được dân ủng hộ với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. III. Kết cục của các đề nghị cải cách - Tất cả các đề nghị cải cách đều không được chấp nhận. - Cải cách duy tân còn lẻ tẻ, chưa xuất phát từ cơ sở trong nước, chưa giải quyết những vấn đề cơ bản của thời đại... - Nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực trước hoàn cảnh. * Ý nghĩa: - Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình. - Thể hiện trình độ nhận thức của người Việt Nam. 4. Củng cố : * Bài tập 1: Đặc diểm xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX được thể hiện ở những nét chính nào dưới đây, theo em đặc điểm nào là cơ bản nhất? 14 a. Chính sách nội trị, ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn quá lỗi thời, ngăn cản sự phát triển của đất nước. b. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ, PK ngày càng tăng, dẫn đến sự bùng nổ của nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân. c. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với TD Pháp xâm lược ngày càng sâu sắc .(Đ) * Bài tập 2: Vào nửa sau thế kỷ XIX, đất nước ta trong tình cảnh rối ren. Hãy khoanh tròn vào nội dung câu em cho là đúng: a. TD Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược. b. Triều đình Huế tiếp tục thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu. c. Chính quyền PK nhà Nguyễn từ trung ương đến địa phương mục ruỗng. d. Kinh tế trì trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. 5. Dặn dò - Học bài theo vở ghi, kết hợp SGK. - Làm nốt bài tập còn lại. - Chuẩn bị tiết 44: Làm bài tập lịch sử. - Xem lại các kiến thức cơ bản.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_40_den_43_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan