Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 30: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết được:

- Tình hình của các nước Đông Nam Á (1918 - 1939).

- Những nét chính về phong trào đấu tranh ở Đông Dương và In-đê-nê-xia (1918-

1939).

2. Kỹ năng

- HS có kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu, tranh ảnh.

3. Thái độ

- HS nhận thức được tính tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập của các quốc gia châu

Á chống CN thực dân.

- Mỗi quốc gia châu Á có những đặc điểm riêng, nhưng đều chung một mục đích là

quyết tâm đứng lên ĐT giành độc lập dân tộc.

4- Định hướng năng lực hình thành:

- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình 73,74 trong SGK. Đưa ra nhận xét

về những nhân vật đó.

- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Gíao án, tranh ảnh trong SGK.

- Các tư liệu về phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á trong những năm

1918-1939.

- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu

hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.

- Sưu tầm tranh ảnh liên quan phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á trong

những năm 1918-1939.

- Tập thuyết trình trước lớp

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 30: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/11/2019 Ngày giảng: /11/2019 (8A1), /11/2019 (8A3) 15/11 (8A4) Tiết 30 - Bài 20 PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 - 1939) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS biết được: - Tình hình của các nước Đông Nam Á (1918 - 1939). - Những nét chính về phong trào đấu tranh ở Đông Dương và In-đê-nê-xia (1918- 1939). 2. Kỹ năng - HS có kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu, tranh ảnh. 3. Thái độ - HS nhận thức được tính tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập của các quốc gia châu Á chống CN thực dân. - Mỗi quốc gia châu Á có những đặc điểm riêng, nhưng đều chung một mục đích là quyết tâm đứng lên ĐT giành độc lập dân tộc. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình 73,74 trong SGK. Đưa ra nhận xét về những nhân vật đó. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh ảnh trong SGK. - Các tư liệu về phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á trong những năm 1918-1939. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Sưu tầm tranh ảnh liên quan phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á trong những năm 1918-1939. - Tập thuyết trình trước lớp. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, thuyết trình, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề động não, kĩ thuật mảnh ghép. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ H: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ? 3. Bài mới HĐ1: Khởi động GV treo lược đồ, giới thiệu khái quát và yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của bản thân về khu vực Đông Nam Á. - HS trả lời, GV kết luận về vị trí địa lí, tài nguyên, dân số...sau đó dẫn vào bài mới. HĐ 2: Hình thành KT, KN mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản GV: Treo bản đồ Đông Nam Á yêu cầu HS kể tên và xác định vị trí các nước bản đồ. GV: cung cấp thông tin những nét chung nhất của các quốc gia Đông Nam Á TK XX. GV: cho HS theo dõi SGK đoạn "Bắt đầu từ...thực dân trấn áp". H: Khái quát phong trào vô sản ở Đông Nam Á những năm 20 của thế kỉ XX? HS: trả lời. GV nhận xét kết luận. HĐ nhóm đôi (3’) ? Sự thành lập của các Đảng cộng sản có tác động như thế đối với phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á? HS: nêu được ý nghĩa của việc thành lập đảng cộng sản đối với phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á. GVKL: Sự thành lập các ĐCS là kết quả của quá trình phát triển phong trào yêu nước kết hộp với phong trào công nhân, tiếp nhận và vận dụng học thuyết Mác - Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể của các nước Đông Nam Á. Sự ra đời của ĐCS đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cách mạng. II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918 - 1939) 1. Tình hình chung a. Hoàn cảnh lịch sử: - Đầu TK XX hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân (trừ Thái Lan). - Sau chiến tranh các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa. - Tác động của cách mạng tháng Mười Nga. b. Phong trào độc lập dân tộc * Phong trào vô sản - Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào. - Các Đảng cộng sản thành lập lãnh đạo công nhân đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. (Việt Nam). GV: cung cấp thông tin về phong trào dân chủ tư sản. GV: Kết luận và chuyển mục GV: treo lược đồ yêu cầu HS H: Xác định vị trí 3 nước Đông Dương? HĐ nhóm đôi 3’ – KT các mảnh ghép ?tóm tắt phong trào đấu tranh giành độc lập của 3 nước? HS: thực hiện, trao đổi giữa các dãy HS bổ sung, nhận xét và GV KL. KT động não:(1’) Phong trào cách mạng ở 3 nước Đông Dương có đặc điểm chung gì nổi bật? Qua đó em có nhận xét gì về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Dương? (Kẻ thù chung: TD Pháp. Phong trào phát triển sôi nổi, liên tục với nhiều hình thức phong phú, điển hình là PTCM Việt Nam từ khi ĐCS Việt Nam ra đời lãnh đạo CMGPDT theo hướng CMVS. Trong quá trình đấu tranh nhân dân 3 nước Đông Dương đoàn kết phối hợp cùng nhau đánh Pháp: Sự kiện chiến dịch Đông Xuân 1953-1954.) GV: cung cấp thông tin về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á hải đảo. HĐ cá nhân 1’:: Phong trào cách mạng ở Đông Nam Á hải đảo phát triển như thế nào? * Phong trào dân chủ tư sản - Xuất hiện các chính Đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn (ở Inđô, Miến Điện, Ma Lai.) 2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á * PT ở Đông Dương. - Ở Lào: Khởi nghĩa do Ong kẹo và Com-Ma- đam (1901 - 1936) lôi cuốn đông đảo các bộ tộc tham gia. - Ở Cam-pu-chia: PT đấu tranh liên tiếp bùng nổ, tiêu biểu là phong trào do A- cha-Hem- chiêu lãnh đạo (1930 - 1935). - Ở Việt Nam: Từ 1930 trở đi phong trào phát triển mạnh. * Phong trào CM ở In-đô-nê-xi-a. - Tiêu biểu là PT ở In-đô-nê-xi-a: Năm 1926 - 1927 ĐCS lãnh đạo khởi nghĩa ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra bị thất bại sau đó PTCM ngả theo hướng VS do Xu- HS: quan sát H74 và trình bày những hiểu biết của mình về lãnh tụ Xu-các-nô. (Người sau này là tổng thống của nước cộng hòa In-đô-nê-xi-a.) GV: nhấn mạnh năm 1940 phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật-> trở thành nhiệm vụ chung của phong trào cách mạng ĐNA nói riêng và thế giới nói chung. các- nô lãnh đạo. HĐ 3: Luyện tập: - Nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Bài tập: - Lập bảng thống kê sự thành lập các Đảng cộng sản ở châu Á? Viết chữ Đ (đúng) S( sai) và các ô  dưới đây:  Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4-5-1919  Tháng 5-1920 Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập  Điểm mới của phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á là giai cấp vô sản dần dần trưởng thành và tham gia lãnh đạo.  Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a lãnh đạo khởi nghĩa ở Giava và Xu ma tơ ra.  Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam do Đảng cộng sản lãnh đạo. - GV giao nhiệm vụ cho HS. - GV phát phiếu học tập cho HS. HĐ 4: Vận dụng ? Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? ( Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, dưới nhiều hình thức phong phú, có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.) ? Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 5. Dặn dò - Học bài theo vở ghi, kết hợp SGK. - Chuẩn bị tiết 31: Đọc và nghiên cứu SGK bài 21. + Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai. + Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ 1/9/1939 đến đầu năm 1943). + Dựa vào H75 giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước? + So sánh với cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (giống và khác nhau). + Nêu diễn biến giai đoạn 1.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_30_phong_trao_doc_lap_dan_toc_o_c.pdf
Giáo án liên quan