Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 3+4 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của nước Pháp trước cách

mạng.

- Vai trò về cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng.

- Nguyên nhân bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVII.

2. Phẩm chất

- Yêu nước: Thông qua các cuộc cách mạng tư sản giáo dục HS lòng yêu nước, ý chí

đấu tranh giành độc lập.

- Trách nhiệm: Có tinh thần đấu tranh CM.

3. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Đọc tài liệu trả lời câu hỏi.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua HĐN HS giao tiếp hợp tác thực hiện

nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Cùng tìm hướng giải quyết vấn đề và có ý

tưởng sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực khoa học: Tư duy, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bản đồ TG; Tranh ảnh mô tả xã hội Pháp SGK.

2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

+ Đọc, nghiên cứu mục I phần 2; mục II phần 2,3.

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 3+4 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 16/9/2020 (8A1) Tiết 3 - Bài 2 CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789 - 1794) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của nước Pháp trước cách mạng. - Vai trò về cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng. - Nguyên nhân bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVII. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Thông qua các cuộc cách mạng tư sản giáo dục HS lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giành độc lập. - Trách nhiệm: Có tinh thần đấu tranh CM. 3. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: Đọc tài liệu trả lời câu hỏi. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua HĐN HS giao tiếp hợp tác thực hiện nhiệm vụ. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Cùng tìm hướng giải quyết vấn đề và có ý tưởng sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực khoa học: Tư duy, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bản đồ TG; Tranh ảnh mô tả xã hội Pháp SGK. 2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. + Đọc, nghiên cứu mục I phần 2; mục II phần 2,3. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Thuyết minh, đặt câu hỏi, nêu và giải quyết vấn đề. - HĐ nhóm, cá nhân. 2. Kĩ thuật: Động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ H: Tại sao nói cuộc chiến tranh dành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc CMTS? Điểm hạn chế của cuộc CM này? 3. Bài mới * HĐ1: KHỞI ĐỘNG Cách mạng tư sản đã thành công ở một số nước và đang tiếp tục nổ ra, trong đó có nước Pháp đạt đến đỉnh cao. Vì sao cách mạng nổ ra và phát triển ở Pháp? Cách mạng đã trải qua những giai đoạn nào? Ý nghĩa lịch sử ra sao? Đó là nội dung bài học ngày hôm nay. Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức cơ bản GV: Treo bản đồ thế giới I. Nước Pháp trước cách mạng 1. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội HS: Xác định vị trí nước Pháp trên bản đồ thế giới. HS: Đọc thông tin. HĐ cá nhân H: Tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng có gì nổi bật? H: Nêu nhận xét về kinh tế Pháp trước CM? - Nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp phát triển... - Nhận xét: Kinh tế Pháp kém phát triển. GV: Cung cấp: H: Công nghiệp, thương nghiệp phát triển những bị kìm hãm dẫn đến hậu quả gì? - Mâu thuẫn giữa TS và CĐPK. H: So sánh sự phát triển CNTB ở Anh và ở Pháp có gì khác nhau? - Anh: CNTB phát triển trong nông nghiệp. Pháp: CNTB phát triển trong công thương nghiệp. GV: Cung cấp: Nước Pháp tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế. GV hướng dẫn HS khai thác kênh hình “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” -> HS thấy được tình hình xã hội Pháp lúc bấy giờ, gồm 3 đẳng cấp. GV: Yêu cầu HS quan sát H.5 và rút ra nhận xét. HS: Nhân dân Pháp bị bóc lột nặng nề (Tăng lữ, quý tộc) đời sống vô cùng cực khổ. - N2 lạc hậu (công cụ thô sơ, cuốc cùn, ruộng nứt nẻ, khô cạn, chuột.) GV: Yêu cầu HS vẽ sơ đồ 3 đẳng cấp lên bảng và nêu vị trí quyền lợi của 3 đẳng cấp. HĐ nhóm đôi 3p H: Ba đẳng cấp có vai trò như thế nào trong xã hội Pháp? * Tình hình kinh tế: - Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất thô sơ -> năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực. - Công thương nghiệp, đã phát triển nhưng lại bị chế độ PK cản trở, kìm hãm. * Tình hình chính trị, xã hội. - Trước CM, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu. Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. - Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc có GV: Chốt kiến thức: GV: Nên dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến. Thảo luận nhóm đôi 5 p GV: Hướng dẫn HS xem H6, 7, 8 SGK + phần chữ nhỏ, rút ra quan điểm của các nhà tư tưởng và tác dụng của cuộc đấu tranh tư tưởng. H: Hãy rút ra nội dung chủ yếu từ tư tưởng Mông-te-ơ-xơ-ki; Rut-xô; Vôn-te? GV: giải thích thế nào trào lưu triết học ánh sáng? - Là tiếng nói của giai cấp TS đấu tranh không khoan nhượng với CĐPK; đề xướng quyền tự do con người và đảm bảo quyền tự do. H: Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng có vai trò gì? - Có đóng góp tích cực về mặt tư tưởng cho việc thực hiện quyết tâm đánh đổ CĐPK lỗi thời. GV: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Pháp thế kỷ XVIII, đã làm cho mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản và nông dân gay gắt. Các nhà tư tưởng đã góp phần thúc đẩy cách mạng nổ ra. GV: Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. HS: Đọc SGK trang 12. trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Đẳng cấp thứ ba (gồm tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị) không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất. - Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với các Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt. 2. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - Đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng Pháp là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô đã ủng hộ những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i XVI. -> Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ. II. Cách mạng bùng nổ * Nguyên nhân bùng nổ của CMTS Pháp cuối thế kỉ XVII - Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế. H: Sự suy yếu của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở những điểm nào? - Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livrơ. Số tiền nợ này vua không có khả năng trả nên đã liên tiếp tăng thuế. H: Vì sao đẳng cấp thứ 3, (TS) lại mâu thuẫn với 2 đẳng cấp trên? - Tăng lữ quý tộc bóc lột đẳng cấp thứ ba. GV: Tình hình nước Pháp và sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế là hệ quả tất yếu làm cho cuộc cách mạng chống phong kiến do tư sản đứng đầu sẽ nổ ra. GV: Trình bày về Hội nghị 3 đẳng cấp, mâu thuẫn giữa Vua và đẳng cấp 3 lên đến tột đỉnh -> nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách mạng. HD HS lập niên biểu Thời gian Sự kiện Năm 1974 Năm 1788 Năm 1789 5/5/1789 17/6/1789 14/7/1789 - Mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong kiến vì thế càng trở nên sâu sắc. * HĐ3: LUYỆN TẬP ? Tình hình kinh tế, xã hội Pháp trước CM. ? Nguyên nhân, diễn biến mở đầu thắng lợi của CM. * HĐ4: ĐỘNG VẬN DỤNG Tình hình kinh tế, xã hội Pháp hiện nay? * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Sưu tầm tư liệu về một số nhà tư tưởng pháp Mông-te-ơ-xơ-ki; Rut-xô; Vôn-te? IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học bài theo vở ghi, kết hợp SGK. - Chuẩn bị tiết 4. Đọc và tìm hiểu các nội dung: + Phái Lập hiến thiết lập chế độ quân chủ như thế nào? + Phái Gi-rông-đanh thiết lập nền cộng hòa như thế nào? + Nhận xét về tình hình nước Pháp cuối thế kỉ XVIII? + Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tu sản Pháp? Ngày giảng: 18/9/2020 (8A1) Tiết 4 - Bài 2 CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789 - 1794) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS nắm được: - Phái Lập hiến thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Phái Gi-rông-đanh thiết lập nền cộng hòa. Phái Gia-cô-banh thiết lập nền chuyên chính dân chủ. - Tình hình nước Pháp cuối thế kỉ XVIII. - Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Thông qua các cuộc cách mạng tư sản giáo dục HS lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giành độc lập. - Trách nhiệm: Có tinh thần đấu tranh CM. 3. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: Đọc tài liệu trả lời câu hỏi. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua HĐN HS giao tiếp hợp tác thực hiện nhiệm vụ. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Cùng tìm hướng giải quyết vấn đề và có ý tưởng sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực khoa học: Tư duy, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Lược đồ H10 + Tranh ảnh SGK. 2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Thuyết minh, đặt câu hỏi, nêu và giải quyết vấn đề. - HĐ nhóm, cá nhân. 2. Kĩ thuật: Động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ H: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Pháp trước cách mạng có gì nổi bật? 3. Bài mới * HĐ1: KHỞI ĐỘNG Cách mạng tư sản Pháp đã bùng nổ và đạt được thắng lợi quan trọng, giáng một đòn nặng nề đầu tiên vào chế độ quân chủ chuyên chế. Cách mạng sẽ tiếp tục phát triển và kết thúc ra sao. Đó là nội dung bài học ngày hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản GV: Dùng H9 + SGV tr 24 để tường III. Sự phát triển của cách mạng thuật về cuộc đấu tranh của quần chúng đã đưa cách mạng tới thắng lợi. H: Nhận xét về cuộc tấn công? HS: Nhận xét. H: Vì sao việc đánh chiếm nhà ngục pháo đài Baxti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng? - Chế độ quân chủ chuyên chế bị giáng một đòn quan trọng đầu tiên, cách mạng bước đầu thắng lợi, tiếp tục phát triển. GV: Khái quát những nội dung trọng tâm. H: Chế độ quân chủ lập hiến là gì? Là chế độ chính trị của một nước, trong đó quyền lực của nhà vua bị hạn chế bằng hiến Pháp do quốc hội tư sản định ra. GV hướng dẫn HS lập niên biểu Giai đoạn Thời gian Sự kiện Chế độ quân chủ lập hiến 14/7/1789 Tấn công pháo đài nhà tù Ba-xti T8/1789 QH thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. T9/1791 Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến T4/1792 Kẻ thù trong và ngoài nước chống lại CM Pháp. 10/8/1792 Phái lập hiến bị lật đổ, xóa bỏ chế độ PK. Bước đầu của nền CH 21/9/1792 Thành lập nền cộng hòa đầu tiên Mùa xuân 1793 Nước Pháp CM bị tấn công 02/6/1793 ND Pa-ri lật đổ phái Gi-rông-đanh Chuyên chính dân chủ CM Gia-cô- banh 26/6/1794 Liên minh chống Pháp bị thất bại 27/7/1794 Thời kì chuyên chính Gia-cô-banh chấm dứt HS: Đọc thông tin. H: Trình bày ý nghĩa lịch sử của CMTS Pháp cuối thế kỉ XVIII? H: Vì sao nói CMTSP là cuộc CMTS triệt để nhất? CMTS Pháp có những hạn chế 4. Ý nghĩa lịch sử của CMTS Pháp cuối thế kỉ XVIII - Cách mạng tư sản Pháp, đã lật đổ được chế độ PK, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. gì? HS: Thảo luận nhóm (5phút) - Lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp TS lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển. Nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa CM đến đỉnh cao. Hạn chế là chưa đáp ứng đầy đủ nguyện vọng cơ bản của nhân dân, không xoá bỏ hoàn toàn chế độ pk GV: Kết luận. - Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ PK, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi. * HĐ3: LUYỆN TẬP GV: Khái quát lại toàn bộ những nội dung cơ bản. - HS thảo luận: Vai trò quần chúng nhân dân trong cách mạng tư sản Pháp? * HĐ4: ĐỘNG VẬN DỤNG - Lập niên biểu: Các cuộc cách mạng tư sản Hà Lan, cách mạng Anh? Pháp Thời gian Tên cuộc CM Ý nghĩa Hạn chế * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm hiểu tình hình kinh tế,chính trị của nước Pháp hiện nay? IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Chuẩn bị tiết 5. Đọc trước bài, tìm hiểu các nội dung: + Chủ nghĩa tư bản được xác lập phạm vi thế giới. + Cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra như thế nào? + Hệ quả của CM công nghiệp?

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_34_nam_hoc_2020_2021_truong_ptdtb.pdf
Giáo án liên quan