I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản sau
- Nguyên nhân, quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước
Đông Nam Á.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á.
- Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
- Trình bày diễn biến của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
2. Tư tưởng
Giáo dục cho học sinh
- Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gay
chiến, bảo vệ hoà bình
3. Kĩ năng
Rèn kĩ năng trình bày, giải thích, nhận xét các sự kiện lịch sử.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo,
giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viê: Soạn giáo án
2. Học sinh: Ôn lại các nội dung đã học
11 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 27 đến 29 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
87
Ngày giảng: 12/11/2019
Tiết 27
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản sau
- Nguyên nhân, quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước
Đông Nam Á.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á.
- Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
- Trình bày diễn biến của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
2. Tư tưởng
Giáo dục cho học sinh
- Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gay
chiến, bảo vệ hoà bình
3. Kĩ năng
Rèn kĩ năng trình bày, giải thích, nhận xét các sự kiện lịch sử.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo,
giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viê: Soạn giáo án
2. Học sinh: Ôn lại các nội dung đã học
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm,...
2. Kỹ thuật: Đọc - viết tích cực, động não, trình bày...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức /19
2. Kiểm tra đầu giờ
Kiểm tra sự chuẩn bị của hoc sinh
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động Để củng cố lại kiến thức đã học về quá trình
xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á và Phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á...
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến
? Tại sao các nước Đông Nam Á trở
thành mục tiêu xâm lược của tư bản
phương Tây ? Trình bày tóm tắt quá
trình xâm lược các nước Đông Nam
Á của tư bản phương Tây ?
1. Các nước Đông Nam Á trở thành
mục tiêu xâm lược của tư bản phương
Tây
* Nguyên nhân:
- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí
88
- HS hoạt động nhóm đôi
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
? Em có nhận xét gì về phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc của
các nước Đông Nam Á từ giữ thế kỉ
XIX đến đầu thế kỉ XX?
- HS hoạt động nhóm bàn
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
? Trình bày kết cục của cuộc chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
- HS hoạt động cá nhân
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
? Trình bày diễn biến của cuộc cách
mạng tháng Mười Nga năm 1917 ?
- HS hoạt động cá nhân
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
địa lí quan trọng, giàu tài nguyên.
- Chế độ phong kiến lại đang lâm vào
khủng hoảng, suy yếu
* Tóm tắt quá trình xâm lược:
Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương
Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á:
+ Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện ;
+ Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Cam-
pu-chia ;
+ Tây Ban Nha và Mĩ chiếm Phi-líp-pin
+ Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-
nê-xi-a.
+ Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á
không trở thành thuộc địa của tư bản
phương Tây.
2. Phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc của các nước Đông Nam Á từ
giữ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
- Phong trào giải phóng dân tộc liên tục nổ
ra, chiến đấu anh dũng.
- Lực lượng tham gia đông đảo là công
nhân và nông dân.
- Các phong trào đều thất bại vì chưa có
đường lối cứu nước đúng đắn.
3. Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới
thứ nhất (1914-1918)
- Gây ra nhiều tai họa cho nhân loại: 10
triệu người chết, hơn 20 triệu người bị
thương, nhiều thành phố, làng mạc,
đường sá bị phá huỷ,... chi phí cho chiến
tranh lên tới 85 tỉ đô la.
- Đem lại lợi ích cho các nước đế quốc
thắng trận, nhất là Mĩ.
- Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại :
Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp và Mĩ
được mở rộng thêm thuộc địa.
4. Cuộc cách mạng tháng Mười Nga
năm 1917
* Diễn biến
- Tới đầu tháng 10, không khí cách mạng
bao trùm cả nước.
- Lê-nin từ Phần Lan bí mật trở về Pê-tơ-
rô-grát để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách
mạng.
- Đêm 24 - 10 (6 - 11), cuộc khởi nghĩa
89
? Trình bày ý nghĩa cuộc cách mạng
tháng Mười Nga năm 1917 ?
- HS hoạt động cá nhân
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
bùng nổ, quân cách mạng đã làm chủ
toàn bộ thành phố.
- Đêm 25 - 10 (7 - 11), Cung điện Mùa
Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính
phủ lâm thời, bị đánh chiếm => Chính
phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn.
* Ý nghĩa cuộc cách mạng tháng Mười
Nga năm 1917
- Cách mạng tháng Mười đã làm thay
đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần
đầu tiên những người lao động lên nắm
chính quyền, xây dựng chế độ xã hội
mới - chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một
đất nước rộng lớn.
- Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến
những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ
mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện
thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng
của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp
bức trên toàn thế giới.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Tại sao các nước Đông Nam Á trở thành mục tiêu xâm lược của tư bản
phương Tây ? Trình bày tóm tắt quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của
tư bản phương Tây ?
Hoạt động 4: Vận dụng (Trên lớp/ở nhà)
- Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các
nước Đông Nam Á từ giữ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
- Trình bày kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà)
- Trình bày ý nghĩa cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài theo câu hỏi sgk kết hợp vở ghi
- Chuẩn bị Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất kinh tế Nhật Bản phát triển ntn?
+ Vì sao giới cầm quyền Nhật chọn con đường phát xít hoá bộ máy nhà
nước?
Bổ sung kiến thức
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
90
Ngày giảng: 13/11/2019
Chương III
CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
Tiết 28: Bài 19
NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất.
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tới Nhật Bản.
- Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản
- So sánh giữa Nhật Bản và Mĩ trong những năm 1929-1933.
2. Tư tưởng
- Nhận thức rõ bản chất phản động, hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát
xít Nhật.
- Giáo dục tư tưởng chống chủ nghĩa phát xít, căm thù những tội ác mà
chủ nghĩa phát xít gây ra cho nhân loại.
3. Kĩ năng
- Sử dụng, khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử.
- Phát hiện kiến thức lịch sử. Đánh giá chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo,
giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bản đồ các nước châu Á.
- Một số tranh ảnh, tư liệu về kinh tế - xã hội Nhật Bản (1918 - 1939).
2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi trong bài
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm,...
2. Kỹ thuật: Đọc - viết tích cực, động não, trình bày...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức /19
2. Kiểm tra bài cũ
? Kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX phát triển mạnh mẽ do
đâu? Tình hình nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939 như thế nào?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu châu Âu và Mĩ
trong giai đoạn (1918- 1939) vậy trong thời gian này Nhật Bản có nhứng nét
chính gì về kinh tế chính trị chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
91
Hoạt động của GV & HS Nội dung
- GV dùng bản đồ xác định vị trí nước
Nhật.
- HS đọc đoạn tư liệu sgk.
? Nhận xét kinh tế Nhật Bản sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất?
- HS trả lời
? Kinh tế Nhật phát triển do đâu?
- HS trả lời.
- GV kết luận
+ Nhật thu được nhiều nguồn lợi từ
chiến tranh.
+ Đất nước không bị ảnh hưởng từ
chiến tranh.
+ Tăng cường bóc lột người lao động
? Tình hình xã hội Nhật sau chiến tranh
như thế nào?
- HS hoạt động nhóm đôi 2'
- HS trả lời và nhận xét
- GV kết luận
- HS quan sát một số tranh ảnh liên
quan.
? Sự phát triển kinh tế Nhật trong thập
niên 20 của thế kỉ XX có điểm gì giống
và khác với nước Mĩ?
- HS: Thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến,
nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Giống: cùng là nước thắng trận, thu
được nhiều lợi, không bị mất mát gì nên
kinh tế phát triển mạnh.
+ Khác: Kinh tế Mĩ phát triển cực kì
nhanh chóng, trong khi nước Nhật chỉ
phát triển một vài năm rồi lâm vào
khủng hoảng, các ngành kinh tế mất cân
đối, phát triển bấp bênh)
- GV chuyển ý
- HS đọc đoạn tư liệu sgk
- HS hoạt động nhóm đôi 4' 2 câu hỏi
- HS trả lời và nhận xét
I. Nhật Bản sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất
* Kinh tế:
- Phát triển trong một vài năm sau
chiến tranh, sản lượng công nghiệp
tăng 5 lần.
- Nhưng ngay sau chiến tranh KT
Nhật Bản ngày càng gặp khó khăn,
NN lạc hậu, CN không thay đổi
* Xã hội:
- Năm 1918 xảy ra “cuộc bạo động lúa
gạo” lôi cuốn 10 triệu người tham gia.
- Phong trào bãi công sôi nổi
- Tháng 7/1922 Đảng Cộng sản Nhật ra
đời
- Năm 1927 Nhật Bản lâm vào
khủng hoảng tài chính chấn dứt sự
phục hồi KT ngắn ngủi của nước này
II. Nhật Bản trong những năm 1929
- 1939
92
- GV kết luận
? Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -
1933 đã tác động tới kinh tế Nhật Bản
như thế nào?
? Giới cầm quyền Nhật đã làm gì để đưa
đất nước thoát khỏi khủng hoảng và giải
quyết những khó khăn của mình?
- HS trả lời. GV kết luận.
- HS đọc đoạn chữ nhỏ sgk.
- GV cung cấp
? Nêu kế hoạch xâm lược của Nhật
Bản?
- HS nªu
- GV kÕt luËn
? Quá trình phát xít hóa ở Nhật diễn ra
như thế nào?
- HS nªu
- GV kÕt luËn
? Vì sao giới cầm quyền Nhật chọn con
đường phát xít hoá bộ máy nhà nước?
- HS trả lời.
- GV kết luận.
+ Cuộc khủng hoảng tài chính năm
1927.
+ Giải quyết những khó khăn trong
nước.
+ Các thế lực quân phiệt lên cầm quyền
ở Nhật
? Thái độ của người dân Nhật như thế
nào khi Chính phủ Nhật phát xít hoá bộ
máy nhà nước?
- HS trả lời.
- GV kết luận.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -
1933 đã tàn phá nặng nề kinh tế
Nhật, sản lượng CN giảm 32,5 %,
ngoại thương giảm 80%, 3trieeuj
người thất nghiệp.
- Giới cầm quyền Nhật Bản đã tăng
cường quân sự hoá đất nước, gây
chiến tranh xâm lược để thoát khỏi
khủng hoảng
- Tháng 9/1931 Nhật Bản tấn công
vùng Đông Bắc TQ, hình thành lò
lửa chiến tranh đầu tiên trên thế giới
- Trong thập niên 30, ở Nhật diễn ra
quá trình thiết lập chế độ phát xít với
việc sử dụng triệt để bộ máy quân sự
và cảnh sát của chế độ quân chủ
chuyên chế
- Nhân dân Nhật đã tiến hành đấu
tranh quyết liệt dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Nhật nhưng chỉ làm
chậm lại quá trình phát xít hoá ở
Nhật.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất kinh tế Nhật Bản phát triển ntn?
Hoạt động 4: Vận dụng (Trên lớp/ở nhà)
- Quá trình phát xít hóa ở Nhật diễn ra như thế nào?
93
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà)
- Vì sao giới cầm quyền Nhật chọn con đường phát xít hoá bộ máy nhà
nước?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài theo câu hỏi sgk kết hợp vở ghi
+ Chuẩn bị phong trào độc lập ở châu Á
Bổ sung kiến thức
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
94
Ngày giảng: /11/2019
Tiết 29: Bài 20
PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 - 1939)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á trong những
năm 1918 - 1939
- Những nét nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc 1919 - 1939
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng kĩ năng tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc nhằm giành lại độc
lập dân tộc
3. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu tranh ảnh lịch sử
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo,
giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Lược đồ Châu Á, soan bài, tranh ảnh liên quan
2. Học sinh: Đọc bài, trả lời câu hỏi sgk
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm,...
2. Kỹ thuật: Đọc - viết tích cực, động não, trình bày...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức /19
2. Kiểm tra bài cũ
? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất kinh tế Nhật Bản phát triển ntn?
? Vì sao giới cầm quyền Nhật bản tiến hành bành trướng ra bên ngoài?
3.Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động Sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc và sự
thắng lợi của cách mạng XHCN tháng mười Nga đã mở ra một thời kì phát triển
mới cua cách mạng châu Á. Phong trào lên cao lam rộng ra toàn châu lục, phong
trào có nhiều nét chung đồng thời nổi lên đặc điểm của mỗi nước mỗi khu vực
như Ân Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á, hôm nay các em sẽ tìm hiểu về phong
trào độc lập ở châu Á (1918-1939) diễn ra như thế nào qua bài 20
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến
I. Những nét chung về phong
trào độc lập dân tộc ở châu Á.
Cách mạng Trung Quốc trong
những năm 1919 - 1939
95
- GV: Treo bản đồ châu Á giới thiệu
khái quát về châu lục này.
- HS: Đọc sgk
? Hoàn cảnh mới của phong trào độc lập
dân tộc ở Châu Á?
- HS trả lời Ảnh hưởng của cách mạng
tháng 10 Nga, đời sống cực khổ của các
tầng lớp nhân dân
? Em hãy trình bày diễn biến của phong
trào độc lập dân tộc ở Châu Á?
- HS trả lời
- GV: Xác định trên lược đồ các quốc gia
có phong trào độc lập dân tộc phát triển
mạnh
+ Ở Đông Bắc Á: Trung Quốc với phong
trào cách mạng chống đế quốc và phong
kiến. Phong trào cách mạng Mông Cổ
(1921 - 1924)
+ Ở Đông Nam Á phong trào lan rộng
khắp các nơi như Việt Nam, In-đô-nê-si-a
+ Nam Á: phong trào cách mạng Ân Độ
chống thực dân Anh.
+ Tây Á: Cách mạng Thổ Nhĩ Kì 1919-
1922
- GV: Giơí thiệu hình SGK
? Kết quả của phong trào độc lập dân tộc
Châu Á?
- HS hoạt động nhóm đôi 2'
- HS trả lời và nhận xét
- GV kết luận. Giai cấp công nhân tham
gia tích cực, ĐCS các nước lần lượt ra
đời
- GV: Tổng kết chuyển mục
- Trong vòng 20 năm giữa 2 cuôc chiến
tranh thế giới cách mạng Trung Quốc
diễn ra nhiều sự kiện phong phú phức
tạp, chúng ta cùng tìm hiểu một số sự
kiện cơ bản đầu tiên là phong trào ngũ
? Sự kiện nào mở đầu cho phong trào
CM Trung Quốc từ 1919 - 1939?
- GV: Giải thích phong trào Ngũ tứ
1. Những nét chung
a) Hoàn cảnh
- Từ sau cách mạng tháng Mười và
chiến tranh thế giới thứ nhất,
phong trào CM ở Châu Á bước
sang thời kì phát triển mới
b) Diễn biến
- Phong trào phát triển mạnh khắp
Châu Á tiêu biểu: Trung Quốc, Ấn
Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a....
+ Phong trào Ngũ Tứ TQ
+ Cuộc CM nhân dân Mông Cổ
(1921 – 1924) thắng lợi thành lập
nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ
+ Phong trào đấu tranh của nhân
dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của
Đảng Quốc Đại do M. Gan-đi đứng
đầu
c) Kết quả
- ĐCS các nước ra đời: In-đô-nê-si-
a, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam.
- Trào lưu cách mạng vô sản phát
triển mạnh mẽ, Giai cấp công nhân
là lực lượng lãnh đạo, công nông là
nòng cốt của phong trào
2. Cách mạng Trung Quốc trong
những năm 1919 - 1939
a) Giai đoạn 1919 - 1925
- Ngày 4/5/1919 phong trào Ngũ tứ
bùng nổ. Mở đầu bằng cuộc biểu
tình của 3000 nghìn học sinh yêu
96
? Phong trào ngũ tứ nhằm mục đích gì?
- HS: Trả lời
- GV: Chống âm mưu xâu xé Trung
Quốc của các đế quốc
? Phong trào Ngũ tứ diễn ra như thế
nào?
- HS: Phong trào lan rộng ra cả nước, lôi
cuốn đông đảo công nghân, nông dân, trí
thức.
? Kết quả của phong trào đạt được là gì?
- HS trả lời
- GV: Cho HS thảo luận:
? Nét mới của phong trào Ngũ tứ với CM
Tân hợi là gì?
- HS: Thảo luận trả lời câu hỏi
- GV: Nhận xét , kết luận.
Phong trào Ngũ tứ
CM Tân
hợi
Giai
cấp
Trí thức, công nhân,
nông dân,...
Tư sản,
nhân dân
lao
động...
Tính
chất
Chống đế quốc qua
khẩu hiệu Trung
Quốc của người,
Trung Quốc, xóa bỏ
Hiệp ước 21 điều của
các nước đế quốc
nhằm xâu xé
TrunQuốc. Chống
phong kiến đòi thực
hiện cải cách dân chủ
tiến bộ về văn hóa tư
tưởng.
Tính chất
chống
phong
kiến đánh
đuổi Mãn
Thanh
- GV: Các giai đoạn cách mạng Trung
quốc sau khi ĐCS ra đời.
? Phong trào cách mạng Trung Quốc
phát triển như thế nào trong những năm
1926 - 1927?
- HS trả lời. 1926 - 1927, ĐCS lãnh đạo
nhân dân chống bọn quân phiệt và tay sai
nước ở BK → Chống âm mưu xâu
xé Trung Quốc của các đế quốc
- Diễn biến: Phong trào lan rộng ra
cả nước, lôi cuốn đông đảo các
tầng lớp nhân dân tham gia
- Kết quả: Ngày 1/7/1921 ĐCS
Trung Quốc thành lập
b) Giai đoạn 1919 - 1939
- 1926 - 1927: Tiến hành chiến
tranh Bắc phạt của lực lượng cách
mạng lật đổ các tập đoàn quân
phiệt đang chia nhau thống trị
97
? Giai đoạn 1927 - 1937 như thế nào?
- HS trả lời. Nội chiến
? Trước nguy cơ phát xít Nhật phong
trào cách mạng như thế nào?
- HS trả lời. Quốc cộng hợp tác chống
phát xít Nhật
? Vì sao năm 1937 Đảng cộng sản lại bắt
tay hợp tác với Quốc dân?
- HS: Thảo luận cặp nhóm
- HS trả lời
nhiều vùng trong nước
- 1927 - 1937: Cuộc nội chiến cách
mạng giữa Quốc dân Đảng - TGT
và Đảng Cộng sản TQ
- Tháng 7/1937, Nhật Bản tấn công
xâm lược TQ. CMTQ chuyển sang
thời kì mới: Quốc - Cộng hợp tác,
kháng chiến chống Nhật
Hoạt động 3: Luyện tập
- Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào độc lập dân tộc Châu
Á bùng nổ mạnh mẽ?
Hoạt động 4: Vận dụng (Trên lớp/ở nhà)
- Cách mạng Trung Quốc diễn ra như thế nào trong những năm 1919-
1939?
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà)
- Em có nhật xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam
Á sau chiến tranh thế gới thứ nhất?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài theo câu hỏi sgk kết hợp vở ghi
- Chuẩn bị trước phần II của bài tìm hiểu phong trào độc lập dân tộc Châu
Á giữa hai cuộc đại chiến thế giới
+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở ĐNA có
những đặc điểm nổi bật nào?
+ Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ĐNA trong thời
kì này?
Bổ sung kiến thức
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_8_tiet_27_den_29_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf