I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
-Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản của phần lịch sử Việt Nam chuẩn bị tốt cho học kì I ( chương I, chương II, chương III)
2. Tư tưởng:
-Yêu thích tìmhiểu, nắm vững lịch sử dân tộc giai đoạn lịch sử từ thế kỉ X – XIV.
3. Kỹ năng :
-Tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá kiến thức.
II. Tài liệu,thiết bị dạy học:
-Bảng phụ, đề cương ôn tập.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 – 1423?
-Tại sao lực lượng quân Minh mạnh nhưng phải chấp thuận đề nghị tạm hoà của Lê Lợi?
2. Qúa trình ôn tập:
5 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 18, Bài 18: Ôn tập học kì I - Nguyễn Thị Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 19: ÔN TẬP HỌC KÌ I
Tuần 18
Tiết 36
Ngày soạn: 23/12/2005
Ngày dạy: 6/11/2005
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
-Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản của phần lịch sử Việt Nam chuẩn bị tốt cho học kì I ( chương I, chương II, chương III)
2. Tư tưởng:
-Yêu thích tìmhiểu, nắm vững lịch sử dân tộc giai đoạn lịch sử từ thế kỉ X – XIV.
3. Kỹ năng :
-Tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá kiến thức.
II. Tài liệu,thiết bị dạy học:
-Bảng phụ, đề cương ôn tập.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 – 1423?
-Tại sao lực lượng quân Minh mạnh nhưng phải chấp thuận đề nghị tạm hoà của Lê Lợi?
2. Qúa trình ôn tập:
1/. Học phần lịch sử Việt Nam, các em đã được tìmhiểu các triều đại phong kiến Việt Nam nào? Hãy kể tên theo thứ tự từng triều đại đã học.
Học sinh trả lời – GV đưa ra đáp án bằng bảng phụ: Ngô ( 939 – 967); Đinh ( 968 – 980); Tiền Lê ( 980 – 1009); Lý ( 1010 – 1225); Trần ( 1226 – 1400); Hồ ( 1400 – 1407)
2/.Về chính trị, các triều đại đã đạt được những thành tựu nào?
3/.Thành tựu về kinh tế?
+Nông nghiệp
+Thủ công nghiệp
+Thương nghiệp
4/.Thành tựu về văn hoá – nghệ thuật?
Nội dung tác phẩm văn học: thấm đượm tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.
5/.Những chiến công trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc
6/.Hãy kể các vị anh hùng đã có công và gương cao ngon cờ đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc?
1/. Lịch sử Việt Nam qua các triều đại đãhọc: Ngô, Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ.
2/.Chính trị:
-Nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê đã đặt nền móng đầu tiên cho 1 nhà nước hoàn toàn tự chủ đặt quốc hiệu, chọn đất đóng đô, xưng vua, tổ chức bộ máy cai trị
-Các triều đại Lý, Trần từng bước xây dựng nó lên thành một nhà nước hoàn chỉnh: Quyền hạn vua, bộ máy cai trị, trình độ học thức của quan lại, làng xã mất dần quyền tự trị, luật pháp ngày càng hoàn chỉnh ( Hình thư, Quốc triều hình luật); Quân đội ngày càng vững mạnh.
3/.Từ thế kỉ X – XIV, nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển:
a.Nông nghiệp: Diện tích đất trồng mở rộng, côngtác trị thuỷ, làm thuỷ lợi tiến hành có hiệu quả; kinh nghiệm đúc kết và áp dụng ngày càng rộng rãi lương thực , thực phẩm ngày càng nhiều.
b.Thủ công nghiệp: từng buớc phát triển và đạt trình độ cao: làm gốm, đúc đồng, dệt vải, làm giấy, đặt biệt còn đúc được súng lơn và thuyền chiến đi biển
c.Thương nghiệp:Buôn bán trong và ngoài nước ngày càng phát triển
-Chợ mọc lên nhiều. Thăn Long trở thành đô thị sầm uất. Nhiều nơi trao đổi buôn bán với nước ngoài.Đặc biệt Vân Đồn.
4/.Văn hoá – nghệ thuật: đạt nhiều thành tựu rực rỡ, đậm đà bản sắc dân tộc
-Giáo dục, văn hoá pháttriển, nhiều tác phẩm đặc sắc “ Nam quốc sơn hà”, “ Hịch tướng sĩ”, “Đại Việt sử kí”
-Kiến trúc tạo hình, các tác phẩm nghệ thuật chạm khắc tinh tế, đặc sắc
-Sinh hoạt văn hoá nhân dân khoẻ khoắn, lành mạnh,thượng võ.
5/.Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc:
-Thế kỉ X – XIV là quá trình tiếp nối những chiến công xuất sắc chống sự xâm lược của phong kiến TQ.
+Hai lần đánh bại xâm lược Tống ( thời Tiền Lê, Lý)
+Ba lần đánh bại quân Mông – Nguyên thời Trần.
6/.Các vị anh hùng:
-Đinh Bộ Lĩnh ( 967 – dẹp loạn 12 sứ quân)
-Lê Hoàn ( 981 – kháng chiến Tống)
-Lý Thường Kiệt ( 1075 – 1077, chống Tống)
-Trần Hưng Đạo:Kháng chiến chống Mông – Nguyên ( 1258, 1285, 1287 – 1288).
3. Củng cố bài học:
-GV tóm tắt nội dung đã ôn tập của tiết ôn tập
4.Hướng dẫn về nhà:
-Học bài chương II và Chương III. Chuẩn bị thi học kì I.
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_tuan_18_bai_18_on_tap_hoc_ki_i_nguyen.doc