Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7 - Đề 02 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng

Câu 1. Bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta là gì?

A. Đại Việt sử kí toàn thư.

B. An Nam chí lược.

C. Đại Việt sử kí.

D. Hoàng Lê nhất thống chí .

Câu 2. Vì sao Nho giáo dưới thời Trần ngày càng phát triển?

A. Do nhu cầu đi học của người dân ngày càng nhiều.

B. Do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị.

C. Do văn học chữ nôm phát triển.

D. Do tư tưởng tiến bộ của Nho giáo.

Câu 3. Ruộng đất của Quý tộc, vương hầu thời Trần được gọi là gì?

A. Ruộng đất khai hoang.

B. Lãnh địa

C. Ruộng đất công làng xã.

D. Điền trang.

Câu 4. Loại ruộng đất nào chiếm phần lớn diện tích và là nguồn thu nhập

chính của nhà nước dưới thời Trần?

A. Ruộng đất công làng xã.

B. Ruộng đất bỏ hoang.

C. Ruộng đất mới.

D. Điền trang.

 

docx4 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7 - Đề 02 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG ĐỀ 02 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Lịch sử 7 (Tiết 36 ) (Thời gian làm bài: 45 phút) Năm học: 2018- 2019 I. Trắc nghiệm: ( 5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1. Bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta là gì? A. Đại Việt sử kí toàn thư. B. An Nam chí lược. C. Đại Việt sử kí. D. Hoàng Lê nhất thống chí . Câu 2. Vì sao Nho giáo dưới thời Trần ngày càng phát triển? A. Do nhu cầu đi học của người dân ngày càng nhiều. B. Do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị. C. Do văn học chữ nôm phát triển. D. Do tư tưởng tiến bộ của Nho giáo. Câu 3. Ruộng đất của Quý tộc, vương hầu thời Trần được gọi là gì? A. Ruộng đất khai hoang. B. Lãnh địa C. Ruộng đất công làng xã. D. Điền trang. Câu 4. Loại ruộng đất nào chiếm phần lớn diện tích và là nguồn thu nhập chính của nhà nước dưới thời Trần? A. Ruộng đất công làng xã. B. Ruộng đất bỏ hoang. C. Ruộng đất mới. D. Điền trang. Câu 5. Nhà Trần đã thực hiện những chính sách gì để phục hồi nông nghiệp sau chiến tranh? A. Khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. B. Khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích đất trống. C. Mở rộng diện tích trồng trọt, tăng cường buôn bán với nước ngoài. D. Mở rộng diện tích trồng trọt, chuyên môn hóa thủ công nghiệp. Câu 6. Chủ trương đánh Tống của nhà Lý là gì? A. Tấn công trước để ra oai. C. Chủ động đợi giặc. B. Tấn công trước để phòng vệ. D. Mang quân đi xâm chiếm. Câu 7. Tại sao quân Tống lại xúi Chăm-pa đánh Đại Việt? A. Mượn Chăm-pa tấn công Đại Việt từ phía Bắc. B. Mượn Chăm-pa tấn công Đại Việt từ phía Đông. C. Mượn Chăm-pa tấn công Đại Việt từ phía Tây. D. Mượn Chăm-pa tấn công Đại Việt từ phía Nam. Câu 8. Theo em, đâu là một trong những ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên? A. Góp phần đẩy mạnh cuộc xâm lược Nhật Bản của đế chế Nguyên. B. Thúc đẩy âm mưu xâm lược các nước phương Nam của nhà Nguyên. C. Đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. D. Tăng thêm mưu đồ thôn tính châu Á của Hốt Tất Liệt. Câu 9. Thắng lợi của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên đã để lại bài học gì? A. Dựa vào dân để đánh giặc. C. Dựa vào ngoại bang để đánh giặc. B. Dựa vào triều đình để đánh giặc. D. Dựa vào quan lại để đánh giặc. Câu 10. Chỉ huy quân bộ của nhà Tống tấn công Đại Việt là những ai? A. Quách Quỳ, Hòa Mâu. C. Hòa Mâu, Triệu Tiết. B. Triệu Tiết, Quách Quỳ. D. Triệu Tiết, Thoát Hoan. Câu 11. Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến? A. Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ nước Hạ vào Thăng Long. B. Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Chăm-pa vào Thăng Long. C. Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ nước Liêu vào Thăng Long. D. Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long. Câu 12. Trần Quốc Tuấn là tác giả của bộ binh thư nổi tiếng nào? A. Binh thư bí truyền. C. Bình Ngô sách. B. Binh thư yếu lược. D. Vạn Kiếp yếu lược. Câu 13. Đâu là kế sách quan trọng giúp nhà Trần ba lần chiến thắng quân Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII? A. Cắm cọc trên sông Bạch Đằng. C. Tiên phát chế nhân. B. Điệu hổ li sơn. D. Vườn không nhà trống. Câu 14. Tại sao nói cuộc tấn công vào đất Tống của Lý Thường Kiệt không phải là đi xâm chiếm? A. Vì chỉ đánh vào nơi quân Tống tập kết để chuẩn bị đánh Đại Việt, đánh xong nhà Lý lập tức rút về. B. Vì chỉ đánh vào nơi ở của người dân nước Tống, đánh xong nhà Lý lập tức rút về. C. Vì chỉ đánh vào nơi quân Tống tập kết để chuẩn bị đánh Đại Việt, đánh xong nhà Lý còn đánh thêm vài nơi khác nữa. D. Vì chỉ đánh vào nơi quân Tống tập kết để chuẩn bị đánh Đại Việt, đánh xong nhà Lý còn cướp bóc của cải và lập ách cai trị. Câu 15. Chính sách “Ngụ binh ư nông”có nghĩa là gì? A. Tất cả binh lính đều được rèn luyện lên chuyên nghiệp. B. Gửi binh lính vào trong nhân dân. C. Gửi nhân dân vào trong binh lính. D. Rèn luyện để mọi người dân đều có thể trở thành binh lính. Câu 16. Chính sách “ Ngụ Binh ư nông” không có tác dụng gì? A. Giúp nông nghiệp phát triển. B. Đỡ tốn lương thực nuôi quân. C. Binh lính sẽ có nhiều thời gian học tập về binh pháp. D. Lực lượng bính lính về sản xuất sẽ tự túc được lương thực. Câu 17. Theo em, đâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên? A. Chủ trương “Tiên phát chế nhân”. B. Mượn Chăm-pa tấn công nhà Nguyên từ phía Đông. C. Được dự giúp đỡ của Xiêm. D. Quý tộc, vương hầu nhà Trần chủ động giải quyết những bất hòa nội bộ. Câu 18. Chính sách “ Ngụ Binh ư nông” có tác dụng như thế nào? A. Đỡ tốn lương thực nuôi quân, thúc đẩy nông nghiệp. B. Đỡ tốn lương thực nuôi quân, thúc đẩy thủ công nghiệp. C. Đỡ tốn lương thực nuôi quân, thúc đẩy thương nghiệp. D. Đỡ tốn lương thực nuôi quân, thúc đẩy công nghiệp. Câu 19. Đâu là một trong những biểu hiện của chính sách “Ngụ binh ư nông”? A. Quân sĩ được vào quân đội đều đã qua tuyển chọn. B. Mọi người dân đều được tham gia vào quân đội. C. Cho tất cả tướng lĩnh về quê cày ruộng. D. Cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng. Câu 20. Đâu không phải là một trong những biểu hiện của chính sách “Ngụ binh ư nông”? A. Cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng. B. Thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất chờ điều động. C. Chỉ có binh lính mang họ Trần mới được tuyển làm cấm quân. D. Khi có chiến tranh binh lính sẽ tham gia chiến đấu. II. Tự luận: (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Nêu nét độc đáo trong cách đánh ngoại xâm của nhà Trần trong cuộc khánh chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên trong thế kỉ XIII? Câu 2. (3 điểm) Em đánh giá như thế nào về tinh thần đoàn kết toàn dân trong ba lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên của nhà Trần trong thế kỉ XIII? .................................. BGH duyệt Lê .T.Hồng Thái Tổ trưởng Dương Thị Ngạn Nhóm trưởng Xa Thị Vân Người ra đề Ngô Hương Quỳnh

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_7_de_02_nam_hoc_2018_20.docx
  • docxma trận đề và đáp án.docx