I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được những nét chính về cuộc xâm lược của quân Minh và sự
thất bại nhanh chóng của nhà Hồ mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm
không dựa vào nhân dân.
- Thấy được chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh.
- Nét diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỷ XV.
2. Tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo, tự hào về truyền
thống yêu nước, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ khi học bài và khi trình bày cuộc
kháng chiến.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng
hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,
II. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên: soạn bài, Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XV.
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài mới, trả lời câu hỏi sgk
+ Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ.
+ Chính sách cai trị của nhà Minh
+ Cuộc đấu tranh của quý tộc Trần.
7 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 18 /11/2019
CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
( THẾ KỈ XV - ĐẦU THẾ KỈ XVI )
TIẾT 32:
BÀI 18. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI
NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỶ XV
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được những nét chính về cuộc xâm lược của quân Minh và sự
thất bại nhanh chóng của nhà Hồ mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm
không dựa vào nhân dân.
- Thấy được chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh.
- Nét diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỷ XV.
2. Tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo, tự hào về truyền
thống yêu nước, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ khi học bài và khi trình bày cuộc
kháng chiến.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng
hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,
II. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên: soạn bài, Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XV.
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài mới, trả lời câu hỏi sgk
+ Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ.
+ Chính sách cai trị của nhà Minh
+ Cuộc đấu tranh của quý tộc Trần.
III.Phương pháp, kĩ thuật
1.Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học
sinh tự học, so sánh, đánh giá.
2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Những chính sách cải cách của HQL? Tác dụng và hạn chế?
3. Bài mới:
HĐ 1: Khởi động
Từ đầu thế kỷ XV, khi nhà Hồ lên nắm chính quyền, Hồ Quý Ly đã đưa ra hàng loạt
chính sách nhằm làm thay đổi đất nước. Tuy nhiên, một số chính sách đã không được
lòng dân nên không được nhân dân ủng hộ, vì vậy việc cai trị đất nước của nhà Hồ
gặp nhiều khó khăn. giữa lúc đó nhà Minh ồ ạt xâm lược nước ta, cuôc kháng chiến
của nhà Hồ chống quân xâm lược Minh diễn ra như thế nào...
HĐ 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV - HS Nội dung
H: Có phải quân Minh xâm lược nước
ta là do nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần
không ? Tại sao ?
- Không, đó chỉ là cái “cớ”
GV: Dựa vào lược đồ tường thuật và
phân tích.
HSHĐ nhóm đôi 2p
H: : Vì sao cuộc kháng chiến của nhà
Hồ nhanh chóng thất bại ?
HS trả lời:
- Vì cuộc kháng chiến của nhà Hồ
không thu hút được toàn dân tham gia,
không phát huy được sức mạnh toàn dân
. Đường lối đánh giặc sai lầm
GV: Dẫn câu nói của Hồ Nguyên
Trừng: “Tôi không sợ đánh mà chỉ sợ
lòng dân không theo”
H: Nhắc lại đường lối k/c của nhà
Trần?
- Huy động toàn dân, vườn không nhà
trống, vừa đánh vừa rút lui,.
HSHĐ nhóm 4HS 5p
H: So sánh sự khác nhau về đường lối
kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ?
- Nhà Trần: biết dựa vào dân, huy động
toàn dân, vườn không nhà trống, vừa
đánh vừa rút lui,.
- Nhà Hồ: Không dựa vào dân, cách
đánh: cố thủ, phòng ngự
GV: Sau khi đánh bại nhà Hồ, quân
Minh thiết lập chính quyền thống trị trên
đất nước ta với chính sách áp bức hà
khắc.
H: Nhà Minh đã thi hành chính sách
cai trị gì đối với nước ta?
H: Nhà Minh xoá bỏ quốc hiệu nước ta,
sáp nhập vào Trung Quốc nhằm thực
1. Cuộc xâm lược của quân Minh và
sự thất bại của nhà Hồ.
- Tháng 11- 1406, nhà Minh huy động
20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân
phu tràn vào xâm lược nước ta
- Quân Minh đánh nhà Hồ ở Lạng Sơn,
quân nhà Hồ phải rút lui về bờ nam sông
Nhị, lấy thành Đa Bang làm nơi cố thủ.
- Ngày 22 - 1 - 1407 quân Minh đánh,
chiếm thành Đa Bang và chiếm Đông
Đô. Quân nhà Hồ lui về Tây Đô (Thanh
Hoá).
- Tháng 4 - 1407, quân Minh tấn công
thành Tây Đô.
- Tháng 6 - 1407 Hồ Quý Ly bị bắt ->
Cuộc kháng chiến thất bại.
2. Chính sách cai trị của nhà Minh
* Chính trị:
- Thiết lập chính quyền thống trị trên
khắp nước ta
- Xoá bỏ quốc hiệu nước ta, sáp nhập
vào Trung Quốc.
hiện âm mưu gì?
- Xóa bỏ nước ta, biến nước ta thành
1quận của TQ
GV: Giảng theo SGK
HS: Đọc đoạn in nghiêng trong SGK.
H: Nhận xét về chính sách cai trị của
nhà Minh ?
HS: Thâm độc, tàn bạo, mất hết tính
người
GV: Giảng theo SGK: Ngay sau khi cha
con họ Hồ bị bắt, phong trào đấu tranh
của nhân dân ta diễn ra khắp nơi.
HS HĐ theo nhóm bàn. 7p
GV phát phiếu học tập:
Tên K/n Tóm tắt
diễn biến
Kết quả
Hs trao đổi phiếu chéo bàn
HS nx
Gv nhận xét, chốt Kt đúng.
H: Nguyên nhân thất bại của các cuộc
khởi nghĩa ?
- Thiếu đường lối đánh giặc đúng đắn
* Kinh tế:
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế.
- Bóc lột nhân dân ta tàn bạo.
- Bắt phụ nữ, trẻ em, thợ giỏi đem về
Trung Quốc.
* Văn hoá:
- Thi hành chính sách đồng hoá dân tộc
- Tàn phá các công trình văn hoá nghệ
thuật, thiêu hủy sách quý của ta
3. Cuộc đấu tranh của quý tộc Trần.
a, Khởi nghĩa Trần Ngỗi ( 1407 –
1409)
- Tháng 10 - 1407, Trần Ngỗi tự xưng
là Giản Định hoàng đế
- Đầu năm 1408 Trần Ngỗi kéo quân
vào Nghệ An
-Tháng 12 - 1408 nghĩa quân đánh tan 4
vạn quân Minh ở Bô Cô.
- Năm 1409 khởi nghĩa tan rã.
b, Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng ( 1409
- 1414)
- 1409, Trần Quý Khoáng lên ngôi vua
lấy niên hiệu là Trùng Quang đế
- Khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ
Thanh Hoá đến Hoá Châu
- Giữa năm 1411 quân Minh tấn công
Thanh Hoá, nghĩa quân rút vào Thuận
Hoá
- Tháng 8 - 1413 khởi nghĩa thất bại.
mâu thuẫn nội bộ
H: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa?
- Duy trì ngọn lửa kháng chiến, nuôi
dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân
ta.
HĐ 3: Hoạt động luyện tập
Bài tập 1:
Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại ?
a. Vì cuộc kháng chiến của nhà Hồ không thu hút được toàn dân tham gia.
b. Không phát huy được sức mạnh toàn dân.
c. Đường lối đánh giặc sai lầm
d. Cả 3 ý trên đều đúng
Bài tập 2:
Hoàn thiện nội dung chính sách cai trị của nhà Minh.
- Chính trị:....
- Kinh tế:.....
- Văn hoá:....
HĐ 4: Hoạt động vận dụng
- Xác định địa bàn khởi nghĩa của các quý tộc nhà Trần trên lược đồ.
- Nhà Minh muôn đồng hoá dân tộc ta. Em hiểu gì về từ “Đồng hoá”? Ngày nay đối
với nước ta, TQ có âm mưu gì?
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm hình ảnh Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng, Thành Tây Đô ( thành nhà Hồ)
- Vẽ thành nhà Hồ ( treo góc sáng tạo cuối lớp)
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Tìm hiểu trước lịch sử địa phương: Lai Châu
Ngày giảng: 22 /11/2019
TIẾT 33. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Tìm hiểu 1 số di tịch lịch sử tỉnh Lai Châu
2. Tư tưởng
- Giáo dục hs biết yêu quê hương đất nước biết về lịch sử địa phương mình
3. Kỹ năng
- Liên hệ thực tế.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng
hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Tranh ảnh Bia Lê Lợi, công cụ chặt Nậm Tun (Lai Châu)
2. Học sinh:
- Tìm hiểu về lịch sử địa phương mình qua sách báo, thực tế của địa phương
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học
sinh tự học, so sánh, đánh giá.
2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HĐ 1: Khởi động
Lai Châu có nhiều di tích lịch sử góp phần quan trong trong quá trình nghiên cứu lịch
sử nước nhà, trong bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu 1 số di tích đó.
HĐ 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV - HS Nội dung
H: Em nêu vài nét hiểu biết về di chỉ
khảo cổ Nậm Tun
HS: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6
trả lời.
GV: Nằm trên bản Phiêng Đanh, xã
Mường So, huyện Phong Thổ, cách thị
xã Lai Châu 24 km. Tháng 12 năm
1972, Đoàn khảo sát của Viện khảo cổ
học đã phát hiện ra địa điểm khảo cổ
học hang Nậm Tun. Khi đó các thành
viên trong đoàn đã đào thám sát hai hố
diện tích 20m2
H: Tại hang Nậm Tum các nhà khảo cổ
học đã phát hiện được công cụ gì?
HS: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6
– Bài: thời nguyên thủy trên đất nước
ta .
HS: Công cụ chặt ở Nâm Tun
GV: Cho hs quan sát hình ảnh công cụ
chặt ở Nậm Tun.
GV: Trung tuần tháng 11 năm 1973,
đoàn khảo sát trở lại khai quật toàn bộ
hang Nậm Tun. Cuộc khai quật tiến
hành từ ngày 15-11 đến ngày 5-12-
1973.
GV: Cung cấp:
1. Tìm hiểu di chỉ khảo cổ Nậm Tun.
- Nằm trên bản Phiêng Đanh, xã Mường
So, huyện Phong Thổ, cách thị xã Lai
Châu 24 km
- Công cụ chặt ở Nâm Tun
- Kết quả thu được nhiều di tích và di vật
phong phú như: Di tích than tro và đống
rác bếp, di tích động vật, di tích các lớp
cuội, di tích mộ táng; và có những di vật
HSHĐ nhóm đôi 3p:
H: Theo em việc phát hiện ra nhiều di
tích và di vật ở hang Nậm Tun chứng
tỏ điều gì?
HS báo cáo, nx, gv chuẩn KT đúng
- Lai Châu là vùng đất đã có con người
sinh sống từ xa xưa.
GV: 7/02/2013 Bộ Văn hóa - Thể thao
và Du lịch đã công nhận xếp hạng Di
tích Nậm Tun là di tích cấp quốc gia.
HSHĐ cá nhân
H: Nêu vài nét hiểu biết của em về Lê
Lợi?
- Người tham gia cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn và đánh thắng giặc Minh đô hộ
hơn 20 năm, lập ra triều đại Lê sơ –
dưới thời Lê được coi là thời kỳ hoàng
kim của chế độ phong kiến Việt Nam .
GV: giới thiệu về vị trí Bia Lê Lợi:
Thuộc địa phận xã Lê Lợi, huyện Nậm
Nhùn, cách thị xã Mường Lay tỉnh
Điện Biên chừng 7km về phía Bắc,
cách thị xã Lai Châu 115km, cách thủ
đô Hà Nội gần 500km.
GV: Cho HS quan sát hình ảnh bia Lê
Lợi.
GV: Năm 1981 di tích lịch sử bia Lê
Lợi đã được Nhà nước công nhận là di
tích lịch sử cấp Quốc gia, hiện đang
được giữ gìn và phát huy giá trị.
chủ yếu: công cụ cuội ghè đẽo và mảnh
tước, đồ xương, đồ đá mài toàn thân,
những đồ gốm thô và một chuỗi hạt trang
sức...thuộc thời kỳ đồ đá cũ và đồ đá mới.
2. Di tích Bia Lê Lợi
- Sau khi dẹp yên phản loạn năm 1431, để
răn các tù trưởng cai quản nơi biên giới
của Tổ quốc, tháng Chạp năm Tân Hợi
(tức tháng 1/1432) Lê Lợi đã cho khắc
lên vách đá Pú Huổi Chỏ bài văn bia nhớ
sự kiện này.
HĐ 3: Hoạt động luyện tập
Bài tập 1:
Di chỉ khảo cổ Nậm Tun nằm ở địa danh nào sau đây:
a. Mường Tè
b. Mường Kim
c. Mường Than
d. Mường So
Bài tập 2:
Bia Lê Lợi được dựng ở huyện nào Lai Châu
a. Than Uyên
b. Nậm Nhùn
c. Mường Tè
d. Phong Thổ
HĐ 4: Hoạt động vận dụng
- Di chỉ khảo cổ ở Than Uyên? (di chỉ khảo cổ học Thẳm Đán Chể- xã M.Kim)
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Thực tế di chỉ khảo cổ, công trình, cánh đồng,... tại huyện Than Uyên.(chụp hình
trưng bày trên lớp.)
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn tập các kiên thức đã học: Lý-Trần - Hồ
+ Kinh tế, chính Trị, Văn hoá, Công trình Nt. Các cuộc k/n
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_tuan_15_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf