Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 43: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVII - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Tình hình nông nghiệp Đàng Trong, Đàng Ngoài thế kỉ XVI, XVIII.

Nguyên nhân sự khác nhau.

- Tình hình thủ công nghiệp, thương nghiệp nước ta thế kỉ XVI, XVIII.

2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất:

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ , trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia

đình, nhà trường, xã hội và môi trường sống)

3. Định hướng hình thành phát triển năng lực:

a) Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tự lực, tự học, tự hoàn thiện

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, chia sẻ, tương tác, hỗ

trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nhận ra ý tưởng mới, phát

hiện và làm rõ vấn đề hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn

giải pháp, tư duy độc lập.

b) Năng lực đặc thù:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận diện tình hình kinh tế, văn hóa nước ta

thế kỷ XVI-XVIII.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét, đánh giá tình hình kinh

tế, văn hóa thế kỷ XVI-XVIII

- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Tìm hiểu, liên hệ tình

hình văn hóa ở địa phương.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 79 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 43: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVII - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/02/2020 Ngày dạy: .../02/2020-7A56 Tiết 43 - Bài 23 KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỈ XVI-XVIII A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Tình hình nông nghiệp Đàng Trong, Đàng Ngoài thế kỉ XVI, XVIII. Nguyên nhân sự khác nhau. - Tình hình thủ công nghiệp, thương nghiệp nước ta thế kỉ XVI, XVIII. 2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất: - Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ , trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường sống) 3. Định hướng hình thành phát triển năng lực: a) Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: tự lực, tự học, tự hoàn thiện - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, chia sẻ, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và làm rõ vấn đề hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháp, tư duy độc lập. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận diện tình hình kinh tế, văn hóa nước ta thế kỷ XVI-XVIII. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét, đánh giá tình hình kinh tế, văn hóa thế kỷ XVI-XVIII - Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Tìm hiểu, liên hệ tình hình văn hóa ở địa phương. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Nghiên cứu nội dung bài học - Bảng phụ - Phiếu học tập 2. Học sinh: - Học bài cũ, tìm hiểu tình hình kinh tế, văn hóa thế kỷ XVI-XVIII - Chuẩn bị bài mới: Đọc nghiên cứu thông tin sgk+trả lời trước các câu hỏi III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề, trực quan.... 2. Kỹ thuật - Trình bày, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 7A5: ...../32; 7A6: ...../34 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Hoạt động của GV&HS Nội dung GV giới thiệu về sự chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài. Yêu cầu học sinh đọc SGK-trả lời câu hỏi. H: Hãy cho biết tình hình nông nghiệp Đàng Ngoài? H: Cường hào đem cầm bán ruộng đất công ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp? HS theo dõi SGK-HĐ cá nhân H: Đàng Trong, chúa Nguyễn có quan tâm đến sản xuất không? Nhằm mục đích gì? - Mục đích: Xây dựng kinh tế giàu mạnh để chống lại họ Trịnh. H: Chúa Nguyễn đã có những chính sách gì để khuyến khích khai hoang? Kết quả của những chính sách đó? H: Chúa Nguyễn đã làm gì để mở rộng đất đai, xây dựng cát cứ mới? H: Phủ Gia Định gồm có mấy dinh? Thuộc những tỉnh nào hiện nay? GV: Yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ ngày nay vị trí các địa danh nói trên. H: Những chính sách đó đã tác động tới nền nông nghiệp Đàng Trong như thế nào? H: So sánh nông nghiệp Đàng Ngoài và Đàng Trong, nguyên nhân vì sao có sự khác nhau đó? HS thảo luận (4 phút) và cử đại diện trình bày. GV chốt lại nội dung bài. I. KINH TẾ 1. Nông nghiệp * Đàng Ngoài: - Sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng. Chính quyền Trịnh- Lê ít quan tâm đến công tác thủy lợi và tổ chức khai hoang. - Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. - Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh- Nghệ, nhân dân phải bỏ làng đi phiêu tán. * Đàng Trong: - Tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, nông cụ, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận- Quảng. - Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh khi kinh lí qua phía Nam đã đặt phủ Gia Định. - Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. HS đọc SGK-HĐ cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập H: Cho biết tình hình thủ công nghiệp nước ta? GV giới thiệu thêm về 2 nghề thủ công tiêu biểu là Gốm Bát Tràng và đường. GV cho HS quan sát H 51 nhận xét về bình gốm. H: Hãy kể tên một vài làng thủ công hiện nay ở nước ta mà em biết? GV mở rộng kiến thức. HS đọc phần còn lại. H: Hoạt động thương nghiệp phát triển như thế nào? H: Xuất hiện nhiều chợ chứng tỏ điều gì? Nơi em ở có những phố chợ nào? HS quan sát H.25, nhận xét: cảnh phố xá đông đúc, buôn bán tấp nập. GV liên hệ Hà Nội ngày nay. H: Tại sao Hội AN trở thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong? H: Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn có thái độ như thế nào về việc buôn bán với nước ngoài? H: Vì sao đến giai đoạn sau ta lại chủ trương hạn chế hoạt động ngoại thương? - Vì sợ họ có ý đồ xâm chiếm nước ta. - GV hướng dẫn hs đọc thêm nội dung sgk. HS đọc SGK H: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Ưu điểm của nó là gì? 2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán * Thủ công nghiệp: Từ thế kỉ XVII, xuất hiện nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Tây) * Thương nghiệp: - Buôn bán phát triển, nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển, các thương nhân châu Á và châu Âu thường đến phố Hiến và Hội An buôn bán. - Xuất hiện một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên- Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định.. - Các chúa Trịnh, chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau hạn chế chính sách ngoại thương, do vậy từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần. II. VĂN HOÁ 1. Tôn giáo 2. Sự ra đời chữ quốc ngữ - Hoàn cảnh: Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La Tinh để ghi âm tiếng Việt( Nhằm mục đích truyền Đạo) -> Sáng tạo ra chữ quốc ngữ GV hướng dẫn hs đọc thêm ở nhà - Lập bảng thống kê những thành tựu văn hóa tiêu biểu - Nộp kết quả vào tiết 44 3. Văn học và nghệ thuật dân gian Lĩnh vực Thành tựu Văn học Nghệ thuật HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập: (Đã thực hiện ở mục 2,3) - Nêu những thành tựu chủ yếu về văn học, nghệ thuật của nước ta thế kỉ XVI-XVIII? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Tại sao nông nghiệp Đàng Trong thời kì đầu (thế kỉ XVII- đầu thế kỉ XVIII) vẫn phát triển? Nêu dẫn chứng về sự phát triển đó? + Để củng cố cơ sở cát cứ, chính quyền chúa Nguyễn quan tâm tổ chức di dân khai hoang, lập thành làng ấp, người dân cần cù, chịu khó, điều kiện tự nhiên thuận lợi .... HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo (Thực hiện ở nhà) Kể tên một số làng nghệ thủ công nổi tiếng ở nước ta thế kỉ XVI-XVIII? Vận dụng hiểu biết của mình nêu tên một vài làng ngề thủ công và đô thị còn tồn tại đến ngày nay? Liên hệ địa phương em? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài nắm vững tình hình kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI-XVIII - Chuẩn bị bài mới: + Đọc, nghiên cứu nội dung sgk: Phong trào Tây sơn + Trả lời các câu hỏi cuối mục, cuối bài

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_43_kinh_te_van_hoa_the_ki_xvi_xvi.pdf
Giáo án liên quan