Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 5+6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Mít

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết được các chính sách của nhà Tống, Nguyên.

- Tình hình kinh tế, chính trị Trung Quốc thời Minh Thanh.

- Thành tựu tiêu biểu nhất về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.

2. Phẩm chất:

- Trung thực, chăm chỉ, tự hào, yêu nước

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp,

năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

b. Năng lực đặc thù:

- Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh,

mô hình

II. Chuẩn bị bài

1. Giáo viên:

- Phiếu học tập

- Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc Trung Quốc thời phong kiến

2. Học sinh

- Soạn bài, tìm hiểu niên biểu lịch sử Trung Quốc

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp:

- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, hướng dẫn học sinh tự

học, so sánh, đánh giá.

2. Kĩ thuật:

- Chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu chính sách đối nội của nhà Hán

pdf8 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 86 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 5+6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày giảng: 21/9/2020 TIẾT 5: BÀI 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (TIẾT 2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết được các chính sách của nhà Tống, Nguyên. - Tình hình kinh tế, chính trị Trung Quốc thời Minh Thanh. - Thành tựu tiêu biểu nhất về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến. 2. Phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, tự hào, yêu nước 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. b. Năng lực đặc thù: - Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình II. Chuẩn bị bài 1. Giáo viên: - Phiếu học tập - Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc Trung Quốc thời phong kiến 2. Học sinh - Soạn bài, tìm hiểu niên biểu lịch sử Trung Quốc III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, hướng dẫn học sinh tự học, so sánh, đánh giá. 2. Kĩ thuật: - Chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu chính sách đối nội của nhà Hán 3. Bài mới: HĐ 1: Khởi động TQ dưới triều Đường trở thành 1 quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu Á. Sau đó TQ lại lâm vào tình trạn bị chia cắt suốt nửa thế kỷ ( từ năm 907 – 960). Nhà Tống được thành lập ở TQ được thống nhất và tiếp tục phát triển. HĐ 2: Hình thành kiến thức và kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọn tâm HS đọc SGK H: Nhà Tống-Nguyên đã thực hiện 3. Trung Quốc thời Tống – Nguyên. a) Nhà Tống - Thi hành 1 số chính sách để ổn định 2 chính sách gì để ổn định đời sống nhân dân ? GV phát phiếu học tập cho hs theo bàn Kĩ thuật giao nhiệm vụ H: Những chính sách đó có tác dụng như thế nào ? HS: suy nghĩ trả lời GV: Để ổn định đời sống nhân dân .. GV: Ở phía Bắc TQ có đế quốc Mông Cổ ngày càng hùng mạnh. Cuối thế kỷ XIII, lợi dụng nhà Tống suy yếu vua Mông Cổ đã đem quân tiêu diệt nhà Tống, lập ra nhà Nguyên ( 1271 – 1368). GV: Liên hệ đến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần. H: (Thảo luận nhóm bàn – 5p): Chính sách cai trị của nhà Nguyên có những điển gì khác so với nhà Tống ? Tại sao lại có sự khác nhau đấy ? Thảo luận nhóm bàn 3 phút Kĩ thuật chia sẻ - Các vua Tống đã thống nhất được TQ sau hơn nửa thế kỷ TQ bị chia cắt, còn nhà Nguyên là triều đại ngoại bang do thôn tính TQ từ nhà Tống mà có được nên thực hiện cs cai trị trên. Do đó nhân dân nhiều lần nổi dậy đấu tranh chống ách thống trị của nhà Nguyên. GV: cung cấp - Nhà Minh do Chu Nguyên Chương thành lập. đời sống nhân dân và phát triển đất nước. + Miễn giảm thuế, sưu dịch. + Mở mang công trình thủy lợi. + Khuyến khích thủ công nghiệp. b. Nhà Nguyên - Thực hiện phân biệt đối xử giữa người Mông và người Hán. - Cấm người Hán sử dụng vũ khí luyện tập võ nghệ. - Cấm người Hán ra đường lập chợ đêm 4. Trung Quốc thời Minh – Thanh a) Nhà Minh - Nền kinh tế TBCN: + TCN: Xuất hiện các công trường thủ công chuyên môn hóa, quan hệ chủ - 3 H: Dưới thời Minh kinh tế có điểm gì ? Tại sao nhà Minh có nền kinh tế và chính trị thịnh đạt như vậy lại sụp đổ ? HS thảo luận 3 phút Kĩ thuật chia sẻ - Do cuối triều Minh ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ, còn nông dân ngày càng cực khổ. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ ngày càng gay gắt và cuộc khởi nghĩa nông dân do Lý Tự Thanh làm cho nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh thành lập. GV: Cung cấp HS: Đọc chữ in nhỏ H: Sự suy yếu của xã hội TQ thời Minh - Thanh đã được biểu hiện như thế nào? GVKL: Do sự suy yếu của xã hội phong kiến TQ, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, . Cách mạng Tân Hợi 1911 đã làm nhà Thanh sụp đổ. GV: Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận (5p) Kĩ thuật chia sẻ N1: Tìm hiểu thành tựu về sử học và văn học ? N2: Tìm hiểu thành tựu về sử học và văn học ? N3: Tìm hiểu thành tựu về khoa học kỹ thuật ? HS: Thảo luận, đại diện nhóm trả lời. GV: Nhận xét bổ sung, kết luận chốt kiến thức. GV (phân tích mở rộng): Người khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử. Từ thời người làm thuê. + Thương nghiệp: phát triển. b) Nhà Thanh - Đối nội: Áp bức dân tộc mua chuộc địa chủ người Hán. - Đối ngoại: Thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, bành trướng xâm lược. 5. Văn hóa, khoa học kỹ thuật Trung Quốc thời phong kiến. a) Văn hóa - Tư tưởng: Nho giáo thành hệ tư tưởng 4 Hán nho giáo trở thành công cụ thống trị tinh thần ( quan hệ “tam cương”: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ; “ngũ thường”: nhân, nghĩa, lễ, chí, tín). Về sau Nho giáo trở nên bảo thủ lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội. Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường vua Đường đã cử nhà sư dang Ấn Độ lấy kinh phật như cuộc hành trình đầy gian nan vất vả của nhà sư Đường Huyền Trang. H: Em đọc 1 vài bài thơ của các tác giả trên ? H: Kể tên một số công trình kiến trúc lớn mà em biết ? Quan sát Cố cung H.9 SGK, em có nhận xét gì về kiến trúc Cố cung ? HS: Quan sát, miêu tả. GV: Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật hoàn mỹ, thể hiện óc thẩm mỹ cũng như tài năng sáng tạo của người TQ xưa. GV: Cho HS quan sát H.10 sgk phân tích cho HS thấy được trình độ cao của người TQ trong ngành nghề thủ công ở TQ. H(K- G): Em đánh giá như thế nào về các thành tựu văn hóa TQ ? và đạo đức của giai cấp phong kiến. - Sử học: Bộ sử ký của Tư Mã Thiên. - Văn học: + Thời Đường xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như Đỗ Phủ, Lý Bạch. + Thời Minh – Thanh xuất hiện những bộ tiểu thuyết có giá trị: Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký.. - Kiến trúc: cố cung b) Khoa học kỹ thuật - Đạt được nhiều thành tựu: La ban, làm giấy, nghề in, thuốc súng, gốm, dệt. => Đạt nhiều thành tựu rực rỡ chịu ảnh hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng. HĐ 3: Hoạt động luyện tập - Kể tên các tác phẩm văn, sử học Trung Quốc thời Minh, Thanh HĐ 4: Hoạt động vận dụng - Nêu suy nghĩ cảm nhận của em về văn hoá Trung quốc thông qua các công trình mà em đã được quan sát HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm những tư liệu lịch sử về các triều đại Minh, Thanh IV. Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau - Ôn lại nội dung bài học dựa theo câu hỏi SGK - Đọc trước bài 5, tìm hiểu về đất nước Ấn Độ. + Tìm hiểu các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ + Tìm hiểu các thành tựu văn hóa Ấn Độ 5 Ngày giảng: 24/9/2020 TIẾT 6: BÀI 5. ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trình bày được các chính sách cai trị của các chính sách cai trị của các vương triều và biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của Ấn Độ thời phong kiến. - Biết được một số thành tựu văn hóa Ấn Độ thời cổ trung đại. 2. Phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, tự hào, yêu nước 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. b. Năng lực đặc thù: - Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình II. Chuẩn bị bài 1. Giáo viên - SGK, tranh ảnh các công trình kiến trúc, điêu khắc. 2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học . III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, hướng dẫn học sinh tự học, so sánh, đánh giá. 2. Kĩ thuật: - Chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên một số những thành tựu văn hoá, kĩ thuật thời Minh, Thanh 3. Bài mới: HĐ 1: Khởi động Trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại Ấn Độ được coi là 1 trong những cái nôi của loài người. Với bề dày lịch sử và thành tựu văn hoá vĩ đại ấy, Ấn Độ đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử nhân loại. HĐ 2: Hình thành kiến thức và kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Mục 1: Không dạy GV: Quá trình hình thành và phát triển của xã hội phong kiến Ấn Độ với 3 triều đại tiêu biểu: Vương triều Gúp - Ta, hồi giáo Đê - li, Ấn Độ Mô gôn. 2. Ấn Độ thời phong kiến 6 GV HD hs lập bảng niên biểu về 3 vương triều Tên v.triều Thời gian Chính sách H: Sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Gúp - ta được biểu hiện như thế nào ? H: Vương triều Hồi giáo ĐêLi đã có những chính sách cai trị như thế nào? Em có nhận xét gì về những chính sách đó ? H: Người Mông cổ thành lập vương triều Môgôn đã có chính sách cai trị như thế nào? Theo em những chính sách đó đã tác động đến Ấn Độ như thế nào? H( K-G): Điểm giống và khác cơ bản về chính sách của vương triều Đê-li và Mô- gôn ? HS thảo luận nhóm bàn 3 phút Kĩ thuật chia sẻ - Giống: Đều do nước ngoài thống trị - Khác: Vương triều Đê-li duy trì chính sách kỳ thị tôn giáo, cai trị hà khắc làm cho mâu thuẫn xã hội gay gắt. Vương triều Mô- gôn xóa bò kỳ thị tôn giáo đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, văn hóa - Có sự khác nhau do chính sách cai trị của mỗi vương triều, ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo. a) Vương triều Gúp – ta (Thế kỷ IV – VI) - Thời kỳ này Ấn Độ trở thành một quốc gia phong kiến hùng mạnh: + Công cụ bằng sắt được sử dụng + Kinh tế, xã hội, văn hóa, phát triền. - Đầu thế kỷ thứ VI vương triều Gúp - Ta bị diệt vong b) Vương triều Hồi giáo Đê - Li ( Thế kỷ XII – XVI) - Thế kỷ XII, Ấn Độ bị người Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược tạo ra, lập ra triều đại Hồi giáo Đê-li. - Cướp đoạt ruộng đất. - Cấm đoán đạo Hin đu. Chính sách cai trị trên -> mâu thuẫn dân tộc sâu sắc. c) Vương triều Ấn Độ Môn – gôn ( thế kỷ XVI – giữa thế kỷ XIX) - Thế kỷ XVI, người Mông Cổ chiếm đóng Ấn Độ, lập vương triều Môn – gôn. - Chính sách cai trị của người Mông Cổ: + Xóa bỏ kỳ thị tôn giáo + Khôi phục kinh tế phát triển văn Ấn Độ -> Phát triển hưng thịnh nhất. 7 HS: tìm hiểu thông tin SGK. H : Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hóa? GV : Cho HS quan sát hình ảnh chưa Phạn dùng làm chữ viết riêng, dùng làm ngôn ngữ, văn tự, để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca. Đây là nguồn gốc của chữ viết Hin Đu. GV( giải thích) : Đạo Bà La Môn có bộ kinh Vê – đa là bộ kinh cổ xưa nhất, đạo Hin đu là một tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ hiện nay. H : Kể tên những tác phẩm nổi tiếng của Ấn Độ mà em biết? (Ma-ha-bha-rata, Ra- ma-ya-na; Sơ-kun-tơ-ra; Ka-li-đa-sa ) - Sáng tác văn học, thơ ca, sử thi, các bộ kinh và là nguồn gốc của chữ Hin đu. GV(giải thích): - Kiến trúc Hindu: đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng được trang trí tỉ mỉ bằng các bức phù điêu - Kiến trúc Phật giáo : với những ngôi chùa xây bằng đá và khoét sâu vào vách núi tháp có mái tròn như có bát úp. GV: cho HS quan sát H11 GV phóng to → kiến trúc Hinđu. H: Kiến trúc ấn Độ có gì đặc sắc ? - Tháp nhọn , nhiều tầng, trang trí bằng phù điêu. GV( miêu tả): Đền hang A-Jan- Ta. GV( liên hệ): ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến văn hóa Việt Nam qua các công trình kiến trúc. H( K-G): Nhận xét chung về văn hóa Ấn Độ ? H( K-G): Vì sao Ấn Độ được coi là 1 trong những trung tâm của văn minh nhân loại ? HS thảo luận nhóm bàn 3 phút Kĩ thuật chia sẻ - Được hình thành sớm 2. Văn hóa Ấn Độ - Chữ viết: chữ Phạn - Tôn giáo : Đạo Bà la môn và Đạo Hindu. - Nền văn học Hin đu : giáo lí , luật pháp, sử thi thơ ca... - Nghệ thuật kiến trúc: kiến trúc Hinđu, kiến trúc phật giáo. => Văn hóa Ấn Độ phong phú, đa dạng, độc đáo, có nhiều đóng góp cho nền văn minh nhân loại. 8 - Có một nền văn hóa phát triển cao phong phú toàn diện. Một số thành tựu được sử dụng đến ngày nay. Hầu hết Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ( kiến trúc: Lào, Thái Lan..) tiếp thu Đạo Phật và đạo Hindu. HĐ 3: Hoạt động luyện tập - Lập bảng niên biểu về 3 vương triều Ấn Độ thời phong kiến HĐ 4: Hoạt động vận dụng - Ấn Độ thuộc Châu lục nào? - Văn hoá Việt nam chịu ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ như thế nào? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm những tư liệu lịch sử về văn hoá Ấn Độ IV. Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau - Học thuộc bài trả lời câu hỏi trong SGK. - Tìm hiểu, về quốc gia Đông Nam Á + Tìm hiểu ĐNÁ có bao nhiêu quốc gia, đó là những quốc gia nào. + Điều kiện tự nhiên ví trí địa lý của các quốc gia ĐNÁ.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_56_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs.pdf