I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hoàn cảnh thành lập của nhà Hồ
- Những cải cách của Hồ Qúy Ly.
- Ý nghĩa, tác dụng và hạn chế trong những cải cách của Hồ Quý Ly. Đánh giá về
nhân vật Hồ Qúy
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, logic xâu chuỗi các sự kiện vấn đề lịch sử.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thong tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, lien hệ thực tế.
- Phân tích đánh giá nhân vật Hồ Quý Ly
3. Thái độ
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người dân lao động thấy được vai trò quần chúng
nhân dân trong lịch sử.
- Giáo dục truyền thống yêu nước trân trọng những thành tựu mà ông cha ta đã đạt
được
- Có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị của dân tộc trong đời sống.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù
- NL tìm hiểu và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức Lịch sử vào
cuộc sống
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 30: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/11/2019 Ngày dạy: 13/11/2019-7A5
14/11/2019-7A6
Tiết 30 - Bài 16
SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỶ XIV
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hoàn cảnh thành lập của nhà Hồ
- Những cải cách của Hồ Qúy Ly.
- Ý nghĩa, tác dụng và hạn chế trong những cải cách của Hồ Quý Ly. Đánh giá về
nhân vật Hồ Qúy
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, logic xâu chuỗi các sự kiện vấn đề lịch sử.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thong tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, lien hệ thực tế.
- Phân tích đánh giá nhân vật Hồ Quý Ly
3. Thái độ
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người dân lao động thấy được vai trò quần chúng
nhân dân trong lịch sử.
- Giáo dục truyền thống yêu nước trân trọng những thành tựu mà ông cha ta đã đạt
được
- Có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị của dân tộc trong đời sống.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù
- NL tìm hiểu và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức Lịch sử vào
cuộc sống
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bản đồ khởi nghĩa nông dân thế kỉ XIV
- Phiếu học tập, khung trọng tâm kiến thức...
2. Học sinh
a) Trước giờ lên lớp:
- Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các câu hỏi sau mỗi phần
b) Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và
nhóm.
c) Sau giờ lên lớp
- Tiếp tục tìm hiểu tình hình kinh tế nhà Trần thế kỉ XIV
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa giữa thế kỉ XV.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, phân tích, tổng hợp...
2. Kỹ thuật
- Trình bày, động não, công đoạn...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 7A5: ...../32; 7A6: ...../34
2. Kiểm tra bài cũ
? Tình hình kinh tế xã hội nước ta sau thế kỷ XIV? Nguyên nhân, diễn biến chính và kết quả các
cuộc khởi nghĩa?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Do sự ăn chơi xa đọa của nhà Trần nên sự sụp để sẽ là tất yếu, giữa lúc đất nước ta
rơi vào tình trạng khủng hoảng tột độ đó, một nhân vật mới xuất hiện, ông là ai, ông
đã làm gì để đưa đất nước ta thoát khỏi sự bế tắc đó, để trả lời câu hỏi chúng ta cùng
đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản
- HĐ cặp đôi (2')-đọc thầm thông tin
SGK- trả lời câu hỏi sau ra giấy nháp
? Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh
nào? Em hiểu biết của em về nhân vật Hồ
Quý Ly?
- Gọi đại diện nhóm trình bày-phân tích
đánh giá, bổ sung kết quả
- Chuẩn hoá kiến thức
? Đại ngu có ý nghĩa gì?
- GV Chữ “Ngu” trong quốc hiệu “Đại
Ngu” của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên
vui, hòa bình". “Đại Ngu” có thể hiểu là
ước vọng về một sự bình yên rộng lớn
trên khắp cõi giang sơn.
- Chia lớp thành 5 nhóm -Thảo luận (5')
và hoàn thành phiếu học tập sau:
? Những cải cách của Hồ Quý Ly:
N1: Chính trị
Lĩnh vực Nội dung cải cách
Chính trị
N2: Kinh tế, tài chính
Lĩnh vực Nội dung cải cách
Kinh tế-Tài
chính
1. Nhà Hồ thành lập (1400)
- Năm 1400, nhà Trần suy sụp, Hồ
Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ.
- Đổi quốc hiệu là Đại Ngu
2. Những biện pháp cải cách của Hồ
Quý Ly.
a) Chính trị
- Cải tổ hàng ngũ võ quan thay thế các
quý tộc họ Trần bằng những người
không thuộc họ Trần.
- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp
trấn, qui định cách làm việc của bộ
máy chính quyền.
- Cử các quan triều đình về nắm sát
tình hình ở các lộ.
b) Kinh tế-tài chính
- Phát hành tiền giấy, ban hành chính
sách hạn điền, quy định lại thuế đinh
và thuế ruộng.
c) Xã hội
- Ban hành chính sách “hạn nô”.
- Năm đói kém bắt nhà giàu bán thóc
N3: văn hóa, giáo dục.
Lĩnh vực Nội dung cải cách
Văn hoá-
Giáo dục
N4: Xã hội-Quân sự
Lĩnh vực Nội dung cải cách
Xã hội-
Quân sự
- Đại diện các nhóm trình bày
HS phân tích, nhận xét, đánh giá, bổ sung
kết quả của nhóm trình bày.
- GV Bổ sung, phân tích nhận xét, đánh
giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
của học sinh. Chuẩn hóa các kiến thức/
bảng phụ.
- HS đọc SGK
- HĐN bàn (3')-Trả lời câu hỏi/phiếu HT
số 2
? Những cải cách của Hồ Quý Ly có ý nghĩa,
tác dụng và hạn chế gì?
Nhấn mạnh: Mặc dù có nhiều hạn chế,
nhưng những cải cách của của Hồ Quý Ly
là những cải cách lớn liên quan đến toàn
xã hội.
? Em có đánh giá gì về nhân vật Hồ Quý
Ly?
- Một người có tài và có lòng yêu nước....
cho nhà nghèo.
d) Văn hoá giáo dục
- Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục
- Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Sửa
đổi qui chế thi cử học tập.
e) Quân sự
- Tăng cường củng cố quân đội, quốc
phòng, chế tạo nhiều vũ khí mới.
3. Tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly
a) Ý nghĩa, tác dụng
- Hạn chế ruộng đất tập trung vào tay
giai cấp quý tộc, địa chủ.
- Làm suy yếu thế lực của quý tộc, tôn
thất nhà Trần.
- Tăng nguồn thu nhập cho đất nước,
tăng quyền lực của nhà nước quân chủ
TW tập quyền.
b) Hạn chế
- Một số chính sách chưa triệt để, chưa
phù hợp với tình hình thực tế.
- Chưa giải quyết được những yêu cầu
bức thiết của đông đảo nhân dân.
HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập
1. Em có nhận xét gì về các cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ?
-> Khá toàn diện, có một số mặt tích cực nhưng một số chính sách không triệt để,
chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của nhân dân...
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
1. Theo em Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần để thành lập nhà Hồ là cần thiết đúng đắn hay
ngược lại?
-> Cần thiết đúng đắn do nhà Trần suy yếu, bất lực trước cuộc khủng hoảng xã hội và
nguy cơ ngoại xâm đe doạ.
2. Em có đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly trong LSVN cuối thế kỷ XIV-
đầu thế kỷ XV?
-> Là người yêu nước có tài năng, có mong muốn giải quyết khủng hoảng xã hội đưa
đất nước phát triển...
- Qua cải cách HQL cho ta thấy ông là người như thế nào?
-> Một người có tài và có lòng yêu nước
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- GV giao bài tập về nhà: Di tích thành nhà hồ được xây dựng ở đâu? Em hãy tìm
hiểu và viết thành đoạn văn giới thiệu về di tíchvề Di tích thành nhà Hồ?
- HS về nhà làm bài tập và nộp bài vào tiết sau.
(Thành nhà Hồ xây cách đây khoảng 600 năm . Xây bằng đá, nằm giữa địa thế hiểm
yếu, có núi sông bao bọc.
- Thành ngoại có lũy đất, bãi chông, hào sâu, cống ngầm ăn sâu bảo vệ thành nội.
- Thành nội là Hoàng thành, hình chữ nhật, dài 900m, rộng 700m, có tường cao 6m -
dày 2m bao quanh.
- Bốn mặt thành có bốn cổng lớn. Từ cổng có con đường lát đá dài 5m. Các cung
điện, lâu đài, dinh thự.)
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Về nhà học bài theo vở ghi, kết hợp SGK.
- Nắm vững cải cách của Hồ Quý Ly và đưa ra nhận xét, đánh giá.
- Hoàn thành bài tập và nộp vào tiết sau
- Chuẩn bị: Ôn tập chương II, III.
+ Xem lai các kiến thức đã học
+ Trả lời các câu hỏi
PHIẾU HỌC TẬP 1
? Ghi tóm tắt những nội dung cải cách của Hồ Quý Ly vào bảng dưới đây.
NHÓM 1: Về chính trị
Lĩnh vực Nội dung cải cách
Chính trị
PHIẾU HỌC TẬP 2
? Ghi tóm tắt những nội dung cải cách của Hồ Quý Ly vào bảng dưới đây.
NHÓM 2: Kinh tế-Tài chính
Lĩnh vực Nội dung cải cách
Kinh tế-Tài chính
PHIẾU HỌC TẬP 3
? Ghi tóm tắt những nội dung cải cách của Hồ Quý Ly vào bảng dưới đây.
NHÓM 2: Văn hoá-GD
Lĩnh vực Nội dung cải cách
Văn hoá-GD
PHIẾU HỌC TẬP 4
? Ghi tóm tắt những nội dung cải cách của Hồ Quý Ly vào bảng dưới đây.
NHÓM 2: Xã hội-Quân sự
Lĩnh vực Nội dung cải cách
Xã hội-Quân sự
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_tiet_30_su_suy_sup_cua_nha_tran_cuoi_t.pdf