Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến - THCS Tân Châu

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức :

 Giúp học sinh nắm được các nội dung chính sau:

- Xã hội phong kiến Trung Quốc hình thành như thế nào?

- Nguyên nhân , biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.

2. Tư tưởng :

 Giúp học sinh hiểu Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn, điển hình ở phương Đông. Đồng thời, là một nước láng giềng gần gũi ở Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển lịch sử Việt Nam.

3. Kỹ năng :

- Biết phân tích trên cơ sở các dữ liệu lịch sử, tự rút ra kết luận. Biết sử dụng các loại bảng biểu thống kê.

II. Phương tiện – tài liệu:

-Tư liệu, tranh ảnh về Vạn lí trường thành, Tượng gốm trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng.

- Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông.

- Tư liệu lịch sử thời Tần, Hán, Đường.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến - THCS Tân Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 NS: 11/9/07 Tiết 4 ND: 14/9/07 Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN: I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được các nội dung chính sau: - Xã hội phong kiến Trung Quốc hình thành như thế nào? - Nguyên nhân , biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. 2. Tư tưởng : Giúp học sinh hiểu Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn, điển hình ở phương Đông. Đồng thời, là một nước láng giềng gần gũi ở Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển lịch sử Việt Nam. 3. Kỹ năng : - Biết phân tích trên cơ sở các dữ liệu lịch sử, tự rút ra kết luận. Biết sử dụng các loại bảng biểu thống kê. II. Phương tiện – tài liệu: -Tư liệu, tranh ảnh về Vạn lí trường thành, Tượng gốm trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. - Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông. - Tư liệu lịch sử thời Tần, Hán, Đường. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổ n định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ : 2.1. Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng , ý nghĩa của phong trào văn hoá Phục hưng? 2.1. Phong trào Cải cách tôn giáo có tác động như thế nào đến xã hội châu Âu? 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài mới: Ở lớp 6, các em đã được học bài “ Các quốc gia cổ đại phương Đông”, trong đó có Trung Quốc. Quốc gia cổ đại Trung Quốc ra đời sớm ở lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang ( GV xác định vị trí Trung Quốc trên bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông). Vậy xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành và phát triển ra sao? Bài 4 chúng ta cùng tìm hiểu. b. Hoạt động dạy học: -HS đọc mục 1 / SGK. -GV nhắc lại vài nét về XH cổ đại Trung Quốc: Từ 2000 năm TCN, người Trung Quốc đã xây dựng đất nước bên lưu vực sông Hoàng Hà, rồi mở rộng dần xuống phía nam.Trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu, Trung Quốc đã xây dựng nên một nền văn minh cổ đại rực rỡ, có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của nhân loại -H: Đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc, Trung Quốc có tiến bộ gì về sản xuất? -H: Những tiến bộ trong sản xuất có tác động như thế nào đến xã hội Trung Quốc? GV: Như vậy, XH Trung Quốc lúc này xuất hiện giai cấp mới là địa chủ và tá điền. +Địa chủ : vốn là những quý tộc cũ và nông dân giàu có, có nhiều ruộng đất. + Tá điền: vốn là những nông dân bị mất ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ và nộp địa tô cho địa chủ . -H: Sự biến đổi trong XH Trung Quốc đã dẫn đến hệ quả gì? GV nhấn mạnh: Đây là sự thay thế trong quan hệ bóc lột. Trước đây , ở thời cổ đại là sự bóc lột của quý tộc với nông dân công xã, nay quan hệ sản xuất phong kiến hình thành thì sự bóc lột được thay thế bởi địa chủ đối với tá điền. * GV sơ kết mục 1: toàn bộ quá trình biến đổi trên là cơ sở cho sự thống nhất đất nước. Dưới thời Tần – Hán, quá trình đó lại được thúc đẩy mạnh hơn HS đọc mục 2 / SGK. -H: Sau khi thống nhất được đất nước, nhà Tần đã cho thi hành những chính sách gì về đối nội? -H: Kể tên một số công trình mà Tần Thuỷ Hoàng bắt nông dân xây dựng? ( Vạn lí trường thành, Cung A Phòng, Lăng Li Sơn) -H: Quan sát H.8, nêu nội dung và nhận xét về những tượng gốm trong bức tranh? ( Tượng gốm được làm rất cầu kì, số lượng lớn, giống người thật thể hiện uy quyền của Tần Thuỷ Hoàng) -H: Qua đó, em hãy giới thiệu vài nét về Tần Thuỷ Hoàng? + Là người có công thống nhất Trung Quốc, chấm dứt thời kì loạn lạc lâu dài. + Là một Hoàng đế tàn bạo, xây dựng nhiều cung điện nguy nga, bắt dân đi phu, lao dịch nặng nề. Ông ta còn là người đã “ đốt sách, chôn học trò”, gây nhiều oán hận trong nhân dân. GV: Chính sách tàn bạo, bắt lao dịch nặng nề , “ đốt sách, chôn học trò” của Tần Thuỷ Hoàng đã khiến nông dân oán hận, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh. Năm 206 TCN, nhà Tần bị lật đổ, nhà Hán thành lập. -Nhóm 1+ 3: Chính sách đối nội của nhà Hán có gì mới so với nhà Tần? Qua đó, cho biết nhận xét của em về chính sách đối nội của nhà Hán? ( Phù hợp với lòng dân nếu nhà Tần chỉ tồn tại trong 15 năm thì nhà Hán tồn tại trong 426 năm) -Nhóm 2+ 4: Tuy khác nhau về chính sách cai trị trong nước nhưng về đối ngoại, 2 triều đại này giống nhau ở chính sách nào? -Liên hệ: Năm 218-214 TCN, quân Tần xâm lược phía nam ( trong đó có Âu Lạc ); Năm 111 TCN, nhà Hán đô hộ nước ta GV sơ kết mục 2, chuyển ý sang mục 3 HS đọc mục 3/ SGK. -HS thảo luận: Vì sao Trung Quốc dưới thời Đường lại phát triển thịnh vượng? GV lưu ý HS: Khác với các triều đại trước nhà Đường không chỉ thực hiện chính sách bành trướng mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam ( nước ta thế kỉ VII- IX) mà còn lên phía Bắc ( Mông Cổ) , khống chế miền Trung Á và chế ngự cả miền đông bắc và bán đảo Triều Tiên. -H: Theo em thế nào là chế độ quân điền? - H: Việc áp dụng những chính sách tiến bộ đó đã làm cho tình hình kinh tế – xã hội thời Đường như thế nào? -H: Nhà Đường đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào để củng cố thế lực của mình? -H: Sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường thể hiện ở những điểm nào? - H: Vì sao đến thời Đường , Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất như vậy? 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc * Những biến đổi trong sản xuất: -Công cụ bằng sắt ra đời và diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất tăng. * Biến đổi trong xã hội: -Quan lại, nông dân giàu và địa chủ -Nông dân mất ruộng và nông dân lĩnh canh ( tá điền). * QHSX phong kiến hình thành vào thế kỉ III TCN ( thời Tần) và được xác lập vào thời Hán 2. Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán * Nhà Tần( 221 – 206 TCN): -Chia nước thành nhiều quận , huyện. -Cử quan lại đến cai trị. -Thống nhất tiền tệ, đo lường. -Bắt lao dịch, xây nhiều công trình xa hoa, tốn kém. * Nhà Hán ( 206 TCN – 220): -Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần. -Giảm tô thuế, sưu dịch cho nông dân. - Khuyến khích sản xuất. Kinh tế phát triển, xã hội ổn định, thế nước vững vàng. *.Đối ngoại: Hai triều đại này đều thực hiện chính sách bành trướng để mở rộng lãnh thổ. 3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc cuối thời Đường. a. Chính sách đối nội: - Cử người cai quản các địa phương - Mở khoa thi để chọn nhân tài. - Giảm thuế , chia ruộng đất cho nhân dân b. Chính sách đối ngoại: - Tiến hành chiến tranh xâm lược, mở rộng bờ cõi. Trung Quốc trở thành đất nước phường thịnh nhất Châu Á. 4.Củng cố bài học: a. Bài tập: cuộc thống nhất đất nước của Tần Thủy Hoàng có ý nghĩa: a. Chấm dứt thời kì chiến tranh loạn lạc b. Tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập. c. Quyền hành tập trung trong tay vua d. Ccá câu đúng b. Kết luận: Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành ở thế kỉ II TCN . Nhà Tần là triều đại đầu tiên ở Trung Quốc. Dưới thời Tần Hán với chính sách đối đối nội đối ngoại tích cực đã giúp cho kinh tế phát triển ,xã hội ổn định ,tiến hành nhiều những cuộc chiến tranh xâm lược . -XHPK Trung Quốc được hình thành như thế nào? -Sự thịnh vượng của XHPK dưới thời Đường được biểu hiện như thế nào ? -Sự thịnh vượng của XHPK dưới thời Đường là mở khoa thi , chọn nhân tài . 5.Dặn dò : -Học thuộc nội dung bài học. -Tiếp tục chuẩn bị bài 4 ( mục 4, 5 , 6). -Lập niên biểu về sự hình thành , phát triển của CĐPK Trung Quốc qua các triều đại đã học theo mẫu: STT Niên đại ( thời gian) Các triều đại

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_4_trung_quoc_thoi_phong_kien_thcs.doc
Giáo án liên quan