Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 30, Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân 1945 - 1946 (tt)

I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm và biết:

1. Kiến thức: Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng.

2. Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào Đảng, niềm tự hào dân tộc.

3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá.

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Kênh hình H.44 tr.100. Tài liệu tham khảo.

- Nội dung một số thuật ngữ.

III/ Tiến trình dạy và học:

* Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945?

- Chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phủ để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, tài chính?

1. Dạy và học bài mới:

Giới thiệu bài: (1 phút) G: Mưu đồ của Pháp và tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.

Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 30, Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân 1945 - 1946 (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 30: Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945 - 1946 (tt). I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm và biết: 1. Kiến thức: Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng. 2. Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào Đảng, niềm tự hào dân tộc. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Kênh hình H.44 tr.100. Tài liệu tham khảo. - Nội dung một số thuật ngữ. III/ Tiến trình dạy và học: * Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945? - Chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phủ để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, tài chính? 1. Dạy và học bài mới: Giới thiệu bài: (1 phút) G: Mưu đồ của Pháp và tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. Bài mới: Hoạt động 1: IV. NHÂN DÂN NAM BỘ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TRỞ LẠI XÂM LƯỢC: (12 phút) Hoạt động của thầy và trò: Nội dung ghi bảng: Biết được những diễn biến chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ. Hoạt động: Cá nhân / Tập thể: Đảng, Chính phủ, nhân dân ta có thái độ và hành động như thế nào trước hành động xâm lược trở lại của thực dân Pháp? G: Lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (23/9: Ngày Nam Bộ kháng chiến) Liên hệ tấm gương hi sinh của Lê Văn Tám H.44 tr.100: Giáo dục tư tưởng. - Đêm 22 rạng sáng 23/9/1945 quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ ¦ mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần hai. - Nhân dân anh dũng chống trả quân xâm lược ở Sài Gòn – Chợ Lớn, Nam Bộ và Nam Trung Bộ. - Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện, những đoàn quân “Nam tiến” lên đường vào Nam chiến đấu. Hoạt động 2: V. ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN TƯỞNG VÀ BỌN PHẢN CÁCH MẠNG: (8 phút) Trình bày được các biện pháp đối phó vơi quân Tưởng và bọn tay sai. Hoạt động: Cá nhân Tập thể: Những biện pháp đối phó của ta đối với Tưởng và tay sai? Tại sao Đảng ta lại có chủ trương hòa hoãn với Tưởng trong khi đối với Pháp ta lại kiên quyết đánh trả ngay từ đầu? - Nhượng cho Tưởng 70 ghế trong Quốc hội và một số ghế bộ trưởng - Nhân nhượng một số quyền lợi về kinh tế, - Ban hành sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng, lập tòa án quân sự Hoạt động 3: VI. HIỆP ĐINH SƠ BỘ (6/3/1945) VÀ TẠM ƯỚC VIỆT - PHÁP (14/9/1945): (15 phút) Trình bày được chủ trưởng của ta trong việc đối phó với quân Tưởng và Pháp, mục đích, nội dung, ý nghĩa Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước. Hoạt động: Cặp / Nhóm: (6 nhóm) Nội dung thảo luận: Nhóm 1: Hoàn cảnh kí Hiệp định Sơ bộ. Nhóm 2: Nội dung Hiệp định Sơ bộ. Nhóm 3: Mục đích việc ta kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp. Nhóm 4: Hoàn cảnh kí, nội dung của Tạm ước Việt - Pháp. Nhóm 5: Mục đích. Nhóm 6: Việc nhà Nguyễn kí các Hiệp ước 1883, 1884 và việc Bác Hồ, Đảng kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước có gì giống và khác. " Các nhóm trình bày, bổ sung G nhận xét, chuẩn kiến thức Giải thích: “Hiệp ước”, “Hiệp định”, “Hiệp định Sơ bộ”, “Tạm ước”. Giáo dục tinh thần yêu nước, những sách lược khôn khéo, mềm dẻo của Hồ Chí Minh trong việc đối phó với thù trong, giặc ngoài nhưng vẫn giữ vững được độc lập. Sơ kết. a. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1945): - Hoàn cảnh: Pháp - Tưởng kí hiệp ước Hoa - Pháp 28/2/1946, bắt tay chống phá cách mạng. - Nội dung: + Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp. + 15 000 quân Pháp vào miền Bắc, rút quân trong 5 năm. + Ngừng bắn ở Nam Bộ " đàm phán chính thức. - Mục đích: + Mượn tay Pháp đuổi Tưởng. + Tranh thủ thời gian chuẩn bị chống Pháp. b. Tạm ước Việt - Pháp (14/9/1945): - Hoàn cảnh: Pháp gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ. - Nội dung: Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế và văn hóa. - Mục đích: Kéo dài thời gian hòa hoãn, gấp rút chuẩn bị cho kháng chiến. 2. Củng cố - Dặn dò: (5 phút) - Cho học sinh trình bày truyện kể, bài hát về tấm gương hi sinh của Lê Văn Tám. - Sưu tầm nội dung “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_9_tiet_30_bai_24_cuoc_dau_tranh_bao_ve_va_xa.doc
Giáo án liên quan