I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm:
1. Kiến thức: Hội nghị thành lập Đảng, nội dung chính của Luận cương chính trị 1930, ý nghĩa của việc thành lập Đảng.
2. Tư tưởng: Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn và kính yêu đối với Bác Hồ, niềm tin vào Đảng, vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng.
3. Kĩ năng: Biết sử dụng tranh ảnh lịch sử, lập niên biểu, phân tích, đánh giá.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- G: Tranh ảnh lịch sử - H.31 tr.70.
- H: Tài liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, truyện kể về Trần Phú.
III/ Tiến trình dạy và học:
1. Dạy và học bài mới:
Giới thiệu bài: (2 phút) Bối cảnh Việt Nam cuối 1929 – Vào bài.
2 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 22, Bài 18: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1939.
?&@
Tiết 22: Bài 18: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI.
I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm:
1. Kiến thức: Hội nghị thành lập Đảng, nội dung chính của Luận cương chính trị 1930, ý nghĩa của việc thành lập Đảng.
2. Tư tưởng: Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn và kính yêu đối với Bác Hồ, niềm tin vào Đảng, vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng.
3. Kĩ năng: Biết sử dụng tranh ảnh lịch sử, lập niên biểu, phân tích, đánh giá.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- G: Tranh ảnh lịch sử - H.31 tr.70.
- H: Tài liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, truyện kể về Trần Phú.
III/ Tiến trình dạy và học:
1. Dạy và học bài mới:
Giới thiệu bài: (2 phút) Bối cảnh Việt Nam cuối 1929 – Vào bài.
Bài mới:
Hoạt động 1: I. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: (15 phút)
Hoạt động của thầy và trò:
Nội dung ghi bảng:
Lí giải được sự cần thiết phải thống nhất các tổ chức cộng sản, trình bày được nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng.
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Nội dung Hội nghị thành lập Đảng?
G: Sử dụng tư liệu miêu tả, tường thuật diễn biến Hội nghị.
* GDMT: Xác định, miêu tả địa điểm diễn ra Hội nghị.
Giải thích: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Cương lĩnh chính trị.
Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng?
Học sinh thảo luận:
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
G: Hướng dẫn học sinh hệ thống lại những sự kiện chính về công lao của Nguyễn Ái Quốc từ khi chuẩn bị thành lập Đảng (1920) đến khi Đảng ra đời.
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Ba tổ chức cộng sản ra đời Hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau " cần có một đảng thống nhất.
- Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc từ 6/1/1930)
b. Nội dung Hội nghị:
- Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thông qua: Chính cương, Sách lược vắn tắt (Cương lĩnh chính trị đầu tiên), Điều lệ tóm tắt
c. Ý nghĩa:
- Là Đại hội thành lập Đảng.
- Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam
* Đại hội lần III: quyết định chọn 3/2 kỉ niện thành lập Đảng.
Hoạt động 2: II. LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ (10/1930): (15 phút)
Trình bày được nội dung cơ bản của Luận cương chính trị.
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
Nội dung Hội nghị lần I?
Việc đổi tên Đảng có ý nghĩa gì?
Nội dung Luận cương chính trị 1930?
So sánh Luận cương với Cương lĩnh?
Hạn chế của Luận cương?
G: Kể chuyện về đồng chí Trần Phú
(H.31 tr.70) + Giáo dục tư tưởng, đánh giá vai trò của Trần Phú đối với sự ra đời của bản Luận cương?
- 10/1930 Hội nghị lần I tại Hương Cảng (Trung Quốc), thông qua Luận cương chính trị.
- Nội dung cơ bản:
+ Đường lối: Cách mạng tư sản dân quyền - Cách mạng XHCN.
+ Nhiệm vụ: đánh đổ phong kiến, đế quốc.
+ Lực lượng : công - nông.
+ Lãnh đạo: Đảng Cộng sản.
+ Phương pháp cách mạng: vũ trang bạo động.
Hoạt động 3: III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG: (10 phút)
Hiểu được ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
Nêu vấn đề:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa như thế nào?
- Đối với cách mạng Việt Nam.
- Đối với cách mạng thế giới.
* (Bài cũ): Học sinh thảo luận:
Tại sao nói: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặc vĩ đại của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam?
Học sinh trình bày, bổ sung
G nhận xét, hoàn thiện kiến thức.
Sơ kết.
a. Đối với cách mạng Việt Nam:
- Là kết quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giai cấp.
- Là tất yếu lịch sử, kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam.
+ Giai cấp công nhân trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng, nắm độc quyền lãnh đạo cách mạng.
+ Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo.
- Là sự chuẩn bị cho bước phát triển nhảy vọt của cách mạng và lịch sử dân tộc.
b. Đối với cách mạng thế giới:
Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.
2. Củng cố - Dặn dò: (4 phút)
- Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nội dung đúng:
1. Người thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam là
a. Lê Hồng Phong b. Trường Chinh c. Trần Phú d. Nguyễn Ái Quốc.
Đáp án: d
2. Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
a. Lê Hồng Phong b. Trường Chinh c. Trần Phú d. Nguyễn Ái Quốc.
Đáp án: c
- Sưu tầm tư liệu, thơ ca về Xô viết Nghệ - Tĩnh.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_9_tiet_22_bai_18_dang_cong_san_viet_nam_ra_d.doc