Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Tam Dương (Có đáp án)

Câu 2 (7 điểm)

Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Theo em, Việt Nam chúng ta có cơ hội và thách thức như thế nào khi gia nhập tổ chức ASEAN?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Tam Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Lịch sử 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian chép đề) ĐỀ BÀI (Đề bài gồm 03 câu) Câu 1 (3 điểm) Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp? Vì sao cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất? Câu 2 (7 điểm) Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Theo em, Việt Nam chúng ta có cơ hội và thách thức như thế nào khi gia nhập tổ chức ASEAN? Câu 3 (7 điểm) Tại sao nói nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX được coi là giai đoạn phát triển thần kì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản? Qua các nguyên nhân đó, theo em Việt Nam có thể học tập được gì từ sự đi lên của Nhật Bản? Câu 4 (3 điểm) Liên minh Châu Âu (EU) ra đời vào thời điểm nào? Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau? _________HẾT_________ (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM Thi học sinh giỏi Môn: Lịch sử Lớp: 9 Câu Nội dung Điểm 1 * Ý nghĩa cách mạng tư sản Pháp - Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ PK, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. - Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ PK, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi. * Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì: - Chỉ trong cuộc cách mạng này nhân dân mới được hưởng quyền lợi như: được chia ruộng đất, được quy định mức lương tối thiểu, được quy định giá bán các mặt hàng thiết yếu 1 1 1 2 * Hoàn cảnh ra đời: - Sau khi giành được độc lập,nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước - Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực - Ngày 8-8-1967 hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc –Thái Lan với sự tham gia của 5 nước là: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a,Phi –líp-pin, Thái Lan, Xin-ga-po. * Mục tiêu hoạt động: - Tiến hành hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên . - Trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. * Nguyên tắc hoạt động: - Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau - Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. - Hợp tác và phát triển có kết quả. -> Việt Nam trở thành thành viên của A SEAN vào (7-1995), là thành viên thứ 7. * Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: - Mở rộng thị trường, tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến của thế giới, kinh nghiệm quản lí tiên tiến của các nước trong khu vực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện giao lưu, hợp tác về văn hóa, giáo dục, văn học nghệ thuật. - Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam hội nhập toàn diện vào nền kinh tế khu vực và thế giới, thuận lợi phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực. Góp phần củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. * Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: - Sự chênh lệch về trình độ phát triển, Sự cạnh tranh quyết liệt khi mở cửa hội nhập Việt Nam sẽ gặp sự cạnh tranh quyết liệt với các nước trong khu vực. Nếu không tận dụng được cơ hội sẽ có nguy cơ bị tụt hậu về kinh tế. - Sự bất ổn về chính trị của một số nước trong khu vực (Thái Lan, Phi líp pin) - Trong quá trình hội nhập văn hóa, nếu không biết chọn lọc sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy phải đảm bảo nguyên tắc “hòa nhập” nhưng không “hòa tan” để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 0.5 0.5 1,0 0,5 0.5 0.5 0,25 0.25 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 3 * Sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản: -Từ đầu những năm 50, năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ được coi là sự phát triển thần kì: + Tốc độ tăng trưởng công nghiệp trong năm 50 là 15 %, năm 60 là 13,5% + Tổng sản phẩm quốc dân(GNP) đứng thứ hai trên thế giới sau Mĩ. + Nông nghiệp cung cấp được 80% nhu cầu lương thực trong nước + Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm tài chính-kinh tế trên thế giới. * Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản: -Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật Bản. - Sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới, nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. - Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của xí nghiệp công ty Nhật Bản Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của chính phủ Nhật Bản. - Con người Nhật bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên. * Việt Nam có thể học tập được gì từ sự đi lên của Nhật Bản: - Cần phát huy truyền thống văn hóa , giáo dục lâu đời dân tộc Việt Nam, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ bản sắc dân tộc. - Các nhà máy công ty , xí nghiệp của Việt nam cần phải tổ chức quản lý có hiệu quả. - Nhà nước Việt Nam phải đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ, điêuf tiết đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng. - Con người Việt Nam cần được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên , cần cù lao động, đề cao kỷ luật và coi trọng tiết kiệm. 0,5 0,5 0,5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 * Thời điểm ra đời của Liên minh Châu Âu: - Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12/1991, các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-a-xtơ-rích (Hà Lan), Cộng đồng châu Âu (EC) đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) và từ 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) ra đời. - Tới nay, Liên minh châu Âu là 1 liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất với 27 nước thành viên. * Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì: - Các tây âu có chung một nền văn minh nền kinh tế không biệt nhau và từ lâu đã có quan hệ mật thiết với nhau đặc bệt dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật xu hướng liên kết khu vực ngày càng quan trọng giúp các nước tây âu xóa bỏ những nghi kị xảy ra nhiều lần trong lịch sử  - các nước tây âu muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào mĩ trên cơ sở nền kinh tế của họ đã phát triển. 0.5 0.5 0.5 0.5

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2018_2019_pho.doc
Giáo án liên quan