I/ Mục tiêu bài học: Cung cấp cho học sinh nắm:
1. Kiến thức: Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng học sinh lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- G:Tư liệu liên quan.
- H: Nội dung kiến thức
III/ Tiến trình dạy và học:
* Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Nội dung của kế hoạch Na-va?
- Những thắng lợi của ta trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954?
- Diễn biến chính của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954?
1. Dạy và học bài mới:
Giới thiệu bài: (1 phút) Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa
2 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 36, Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 27: Tiết 36: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC
(1953 - 1954) (tt).
I/ Mục tiêu bài học: Cung cấp cho học sinh nắm:
1. Kiến thức: Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng học sinh lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- G:Tư liệu liên quan.
- H: Nội dung kiến thức
III/ Tiến trình dạy và học:
* Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Nội dung của kế hoạch Na-va?
- Những thắng lợi của ta trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954?
- Diễn biến chính của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954?
1. Dạy và học bài mới:
Giới thiệu bài: (1 phút) Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa gì?
Bài mới:
Hoạt động 1: III. HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH Ở ĐÔNG DƯƠNG: (15 phút)
Hoạt động của thầy và trò:
Nội dung ghi bảng:
Trình bày được diễn biến Hội nghi Giơ-ne-vơ về Đông Dương, nội dung, ý nghĩa của Hiệp định.
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thêm hoàn cảnh, diễn biến hội nghị Giơ-ne-vơ
Giới thiệu về Phạm Văn Đồng
(Đánh trận giỏi: Võ Nguyên Giáp
Ngoại giao: Phạm Văn Đồng)
Diễn biến của Hội nghị?
G: Tường thuật diễn biến Hội nghị.
Nhận xét thái độ của địch và hành động của ta?
Nội dung cơ bản của Hiệp định? Thắng lợi quan trong nhất?
* GDMT: G Lược đồ xác định vĩ tuyến 17
Liên hệ Hiệp định Sơ bộ (Pháp công nhận ta là một nước độc lập nhưng không có chủ quyền)
Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672 chia đất nước thành Đàng Ngoài, Đàng Trong, lấy Sông Gianh làm ranh giới)
Ý nghĩa?
- 21/7/1954 Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.
- Nội dung: SGK Tr.121
- Ý nghĩa:
+ Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp - Mĩ.
+ Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương.
+ Pháp rút quân, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
Hoạt động 2: IV. Ý NGHĨA LỊCH SỬ, NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954): (20 phút)
Trình bày được ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
Cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt Nam?
Đối với thế giới?
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954.
- Nguyên nhân chủ quan
Học sinh thảo luận nhanh:
Lấy một số ví dụ chứng minh đường lối lãnh đạo của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo.
Học sinh trình bày, G bổ sung chốt ý
- Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân nào là nhân tố quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến?
Trích câu nói của Bác:
“Dễ mười lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Giáo dục tư tưởng cho học sinh
Sơ kết.
1. Ý nghĩa lịch sử:
a. Đối với dân tộc:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của Pháp.
- Miền Bắc giải phóng tạo cơ sở giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
b. Đối với thế giới:
- Giáng đòn nặng nề vào chủ nghĩa đế quốc, làm tan rã hệ thống thuộc địa.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Nguyên nhân thắng lợi:
a. Chủ quan:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
- Toàn quân, toàn dân ta đoàn kết chiến đấu.
- Có chính quyền nhân dân, Mặt trận dân tộc thống nhất, lực lượng vũ trang lớn mạnh, hậu phương vững chắc.
b. Khách quan:
- Ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu.
- Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc
2. Củng cố - Dặn dò: (5 phút)
- Làm bài tập 3 SGK tr.127.
- Chuẩn bị: Sử địa phương - bài 5.
+ Cuộc chiến đấu của nhân dân Bình Thuận chống các chiến lược “Chiến lược cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”
+ Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, cuộc tiến công chiến lược 1972.
+ Nỗ lực giải phóng Tỉnh nhà và giải phóng hoàn toàn miền Nam của nhân dân Bình Thuận .
+ Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Bình Thuận.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_9_bai_27_tiet_36_cuoc_khang_chien_toan_quoc.doc