I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh biết được:
- Axit cacbonic là axit yếu, kém bền.
- Muối cacbonat có những tính chất của muối như: Tác dụng với axit, với dd
muối, với dd kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị nhiệt phân hủy.
- Muối cacbonat có ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
- Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu. Silic là chất bán dẫn
- Silic đioxit là chất có nhiều trong tự nhiên ở dạng đất sét trắng, cao lanh,
thạch anh Silicđioxit là một oxit axit
- Từ các vật liệu chính là đất sét, cát kết hợp với các vật liệu khác và với kỹ
thuật khác nhau, công nghiệp silicát đã sản xuất ra nhiều sản phẩm có ứng dụng
như: đồ gốm, sứ, thủy tinh
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và thực hành thí nghiệm, hoạt động nhóm.
- Kỹ năng viết PTHH.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực khoa học:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: nêu được tính chất của axit cacbonic và muối
cacbonat, viết được các PTHH minh họa cho mỗi tính chất.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: ứng dụng tính chất các oxit của muối
cacbonat vào thực tế, giải thích các hiện tượng trong thực tế. Vận dụng tính chất của
Silic, muối của Silic để ứng dụng vào sản xuất thủy tinh, gốm, si măng.
19 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 37 đến 41 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 04/01/2020 - 9A6
Tiết 37
Bài 29: AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
Bài 30: SILIC - CÔNG NGHIỆP SILICAT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh biết được:
- Axit cacbonic là axit yếu, kém bền.
- Muối cacbonat có những tính chất của muối như: Tác dụng với axit, với dd
muối, với dd kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị nhiệt phân hủy.
- Muối cacbonat có ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
- Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu. Silic là chất bán dẫn
- Silic đioxit là chất có nhiều trong tự nhiên ở dạng đất sét trắng, cao lanh,
thạch anhSilicđioxit là một oxit axit
- Từ các vật liệu chính là đất sét, cát kết hợp với các vật liệu khác và với kỹ
thuật khác nhau, công nghiệp silicát đã sản xuất ra nhiều sản phẩm có ứng dụng
như: đồ gốm, sứ, thủy tinh
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và thực hành thí nghiệm, hoạt động nhóm.
- Kỹ năng viết PTHH.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực khoa học:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: nêu được tính chất của axit cacbonic và muối
cacbonat, viết được các PTHH minh họa cho mỗi tính chất.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: ứng dụng tính chất các oxit của muối
cacbonat vào thực tế, giải thích các hiện tượng trong thực tế. Vận dụng tính chất của
Silic, muối của Silic để ứng dụng vào sản xuất thủy tinh, gốm, si măng....
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Dụng cụ: giá ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ.
- Hóa chất: Na2CO3, K2CO3, NaHCO3, HCl, Ca(OH)2, CaCl2.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài và ôn lại tính chất hóa học của muối.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thực hành.
2. Kỹ thuật: chia sẻ nhóm đôi, hoạt động nhóm lớn, đọc tích cực.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tính chất hóa học của muối.
- Viết PTHH của PƯ: CaCO3 + HCl
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV: Dựa vào phần KTBC, ĐVĐ: Muối Ccacbonat có tính chất giống muối
không? Tại sao sản phẩm của PƯ có H2CO3 thì ta viết dưới dạng CO2 + H2O? Bài học
hôm nay sẽ giúp ta trả lời các câu hỏi trên.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Nội dung Hoạt động của GV và HS
I. Axit cacbonic (H2CO3)
1. Trạng thái tự nhiên và tính
chất vật lý
- Nước tự nhiên và nước mưa có
hòa tan khí CO2. Một phần CO2
tác dụng với nước tạo thành dung
dịch axit cacbonic, phần lớn vẫn
tồn tại ở dạng phân tử trong khí
quyển.
2. Tính chất hóa học
+ H2CO3 là một axit yếu
+ Dung dịch H2CO3 làm qùy tím
chuyển thành đỏ nhạt.
+ H2CO3 là một axit không bền dễ
bị phân hủy ngay thành CO2 và
H2O.
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK Tr88, TL
cá nhân.
? Nêu trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí
của axit cacbonic?
- HS: Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK
- GV: liên hệ về hiện tượng mưa axit.
- GV: Y/c HS đọc TT và nêu T/c hóa học của
H2CO3? Giải thích vì sao sản phẩm của PƯ có
H2CO3 thì ta viết dưới dạng CO2 + H2O
- HS: đọc và trả lời cá nhân.
II. Muối cacbonat
1. Phân loại
- Muối cacbonat trung hòa :
Na2CO3, CaCO3, MgCO3.
- Muối cacbonat axit : (Hiđro
cacbonat): NaHCO3, Ca(HCO3)2.
2. Tính chất
a. Tính tan
- Đa số muối cacbonat không tan,
trừ muối cacbonat của kim loại
kiềm.
- GV giới thiệu : có 2 loại muối cacbonat là
muối cacbonat trung hòa và muối cacbonat
axit.
? Lấy ví dụ về 2 loại muối trên?
- HS : nghiên cứu SGK, lấy ví dụ trả lời.
- GV: Y/c HS QS bảng tính tan Tr 170 SGK,
trao đổi cặp đôi nhận xét về tính tan của muối
cacbonat?
- HS : QS bảng tính tan, trao đổi cặp đôi
nhận xét về tính tan của muối cacbonat.
- Hầu hết các muối hiđro
cacbonat đều tan trong nước.
b. Tính chất hóa học
* Tác dụng với axit
- Hiện tượng : Có bọt khí thoát ra
ở cả 2 ống nghiệm.
NaHCO3+HCl →NaCl +H2O + CO2
Na2CO3+2HCl →2NaCl + H2O + CO2
- Muối cacbonat tác dụng với dd
axit tạo thành muối và giải phóng
CO2
* Tác dụng với dung dịch bazơ
- Hiện tượng : Có vẩn đục trắng
xuất hiện.
K2CO3 + Ca(OH)2→2KOH+CaCO3
- Một số dung dịch muối cacbonat
tác dụng với dd bazơ tạo thành
muối cacbonat không tan và bazơ
mới.
NaHCO3 +NaOH→Na2CO3 + H2O
* Tác dụng với dung dịch muối.
- Hiện tượng : Có vẩn đực trắng
xuất hiện.
Na2CO3 +CaCl2 →2NaCl + CaCO3
- Dung dịch cacbonat có thể tác
dụng với 1 số dung dịch muối
khác tạo thành 2 muối mới.
* Muối cacbonat bị nhiệt phân
hủy
CaCO3
ot⎯⎯→ CaO + CO2
- GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo
nhóm lớn: cho dd NaHCO3 và dd Na2CO3 tác
dụng với dd HCl và nêu hiện tượng, viết
PTPƯ?
- HS làm thí nghiệm theo nhóm lớn, nêu HT,
viết PTHH. Báo cáo và bổ sung cho nhau.
- GV : ? Em có nhận xét gì về t/c muối
cacbonat tác dụng với dd axit ?
- HS : cá nhân nêu nhận xét về t/c này.
- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo
nhóm lớn: cho dd K2CO3 tác dụng với dd
Ca(OH)2. Nêu hiện tượng, viết PTPƯ?
- HS làm thí nghiệm theo nhóm lớn, nêu HT,
viết PTHH. Báo cáo và bổ sung cho nhau.
- GV : ? Em có nhận xét gì về t/c muối
cacbonat tác dụng với dd bazơ
- HS : cá nhân nêu nhận xét về t/c này.
- GV: Giới thiệu với HS muối hiđro cacbonat
tác dụng với kiềm tạo thành muối trung hòa
và nước.
- HS : Nghe và ghi nhớ TT. Viết PTHH
- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo
nhóm lớn: cho dd Na2CO3 tác dụng với dd
CaCl2 . Nêu hiện tượng, viết PTPƯ?
- HS làm thí nghiệm theo nhóm lớn, nêu HT,
viết PTHH. Báo cáo và bổ sung cho nhau.
- GV : ? Em có nhận xét gì về t/c muối
cacbonat tác dụng với dd muối
- HS : cá nhân nêu nhận xét về t/c này.
- GV : giới thiệu dựa vào H3.16 SGK. Hướng
dẫn HS viết PTPƯ
- HS ; nghe, quan sát hình và viết PTHH
2NaHCO3
ot⎯⎯→Na2CO3+CO2+ H2O
3. Ứng dụng
- SX vôi, xi măng, thủy tinh, xà
phòng, dược phẩm, hóa chất trong
bình cứa hỏa...
- Yêu cầu HS đọc SGK
- GV : ? Dựa vaofcacs tính chất của muối
cacbonat hãy nêu ứng dụng của muối
cacbonnat ?
- HS : liên hệ TT và đọc TT Tr90,cá nhân nêu
ứng dụng của muối cacbonnat.
III. Chu trình cacbon trong tự
nhiên : SGK - Tr 90.
- GV: hướng dẫn HS đọc thêm tại nhà để nêu
được cacbon trong tự nhiên chuyển từ dạng
này sang dạng khác thành một chu trình khép
kín
IV. Silic - Công nghiệp silicat
- GV: hướng dẫn HS đọc thêm tại nhà để biết
về:
+ Tính chất của Silic.
+ Trạng thái tự nhiên của Silic đioxit, tính
chất hóa học của Silic đioxit.
+ Nguyên liêu sản xuất, quy trình sản xuất,
một số cơ sở sản xuất nổi tiếng của Việt Nam
về : đồ gốm, sứ, thủy tinh
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV y/c HS làm việc cá nhân làm BT 2,3 Tr 91.
- Cá nhân HS làm BT: BT 2,3 Tr 91.
Hoạt động 4: Vận dụng
- GV y/c HS trao đổi cặp đôi để làm BT 4 Tr 91.
- HS: trao đổi cặp đôi để làm BT 4 Tr 91.
Đáp án : a, c, d
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- HS thực hiện ở nhà:
+ học bài nêu được tính chất của muối cacbonat và viết PTHH.
+ Tìm hiểu về bình cứu hỏa có sử dụng NaHCO3. Làm bài tập 5 Tr91.
+ Đọc mục “Em có biết” Tr92, quan sát các hang động (qua thực tế nếu có
điều kiện) hoặc qua tivi, mạng internet để giải thích quá trình tạo thành thạch nhũ
trong hang động.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Đọc trước bài: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”
- Chuẩn bị mỗi HS 1 bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
*************************
Ngày giảng: 08/01/2020 - 9A6
Tiết 38
Bài 31: SƠ LƯỢC VỀ
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh biết được:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
nguyên tử
- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì nhóm, nhóm.
+ Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố, NTK.
+ Chu kì gồm các nguyên tố được xếp thành hàng ngang theo chiều tăng của
điện tích hạt nhân nguyên tử.
+ Nhóm: gồm các nguyên tố được xếp thành một cột dọc theo chiều tăng
dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm. Áp dụng với chu kỳ 2, 3;
nhóm I, VII
- Dựa vào vị trí nguyên tố (20 nguyên tố đầu). Suy ra cấu tạo nguyên tử, tính
chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.
- Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng
tuần hoàn. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu môn học
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực khoa học:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết cấu tạo bảng HTTH, biết được các thông
tin trong 1 ô nguyên tố. So sánh tính KL, tính PK của các nguyên tố trong 1 chu kì,
nhóm.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: suy luận để so sánh TCHH của các nguyên
tố hóa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bảng tuần hoàn, sơ đồ cấu tạo nguyên tử (phóng to)
2. Học sinh:
- Đọc trước bài.
- Chuẩn bị mỗi HS 1 bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, trực quan.
2. Kỹ thuật: chia sẻ nhóm đôi, hoạt động nhóm lớn, trình bày 1 phút.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu dãy HĐHH của KL và ý nghĩa?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV: Dựa vào phần KTBC, ĐVĐ: Nhìn vào bảng tuần hoàn các NTHH ta có
biết được mức độ HĐHH của KL, PK không? => Vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Nội dung Hoạt động của GV và HS
I. Nguyên tắc sắp xếp các
nguyên tố trong bảng tuần
hoàn.
- Bảng tuần hoàn có hơn 100
nguyên tố được sắp xếp theo
chiều tăng dần của điện tích hạt
nhân nguyên tử.
- GV giới thiệu về bảng hệ thống tuần hoàn
và nhà bác học Menđêlêep.
- HS: đọc nhanh TT Tr96 kết hợp nghe và ghi
nhớ TT
I. Cấu tạo bảng tuần hoàn
1. Ô nguyên tố
- Ô nguyên tố cho biết:
+ Số hiệu nguyên tử
+ Kí hiệu hóa học
+ Tên nguyên tố
+ Nguyên tử khối
- Số hiệu nguyên tử = số đơn vị
điện tích hạt nhân = số e trong
nguyên tử = số thứ tự.
- Số hiệu nguyên tử của Mg là 12
cho ta biết:
+ Mg ở ô số 12
+ Điện tích hạt nhân +12
+ Có 12 e ở lớp vỏ.
+ KHHH của nguyên tố Mg
+ Tên nguyên tố: Magiê
- NTK: 24
- GV: giới thiệu khái quát về bảng tuần hoàn:
Ô, Chu kì, Nhóm
- GV: treo bảng HTTH phóng to, yêu cầu HS
quan sát ô nguyên tố, trao đổi cặp đôi, TlCH:
? Nêu những gì biết được về ô nguyên tố?
- HS: quan sát, trao đổi cặp bàn, TLCH.
- GV: y/c HS TL cá nhân:
- HS: TL cá nhân:
? Số hiệu nguyên tử cho em biết thông tin gì
về nguyên tố?
? Nhìn vào ô số 12 ta biết được thông tin gì
về nguyên tố?
- GV: Cho biết thông tin ô số 11, 17?
- HS: cá nhân vận dụng kiến thức vừa học để
hoàn thành.
2. Chu kì
- Bảng hệ thống tuần hoàn có 7
chu kì trong đó :
+ Chu kỳ 1, 2, 3 mỗi chu kì có
một hàng (chu kì nhỏ)
+ Chu kỳ 4, 5, 6, 7 chu kì lớn.
- Trong một chu kì từ trái sang
phải địên tích hạt nhân tăng dần.
- Chu kì là dãy các nguyên tố
được xếp theo hàng theo chiều
điện tích hạt nhân tăng dần.
- CK1 gồm 8 nguyên tố
- Điện tích hạt nhân tăng dần từ
Li (+3)→ Ne (+10).
3. Nhóm
- Bảng HTTH có 8 nhóm được
đánh số thứ tự từ I → VIII.
- Trong cùng một nhóm điện tích
hạt nhân tăng dần từ trên xuống
dưới.
- Nhóm gồm các nguyên tố có tính
chất tương tự nhau được xếp
thành cột theo chiều tăng của
điện tích hạt nhân nguyên tử tính
từ trên xuống dưới.
- GV: y/c HS quan sát bảng hệ thống tuần
hoàn, trao đổi nhóm 4 HS trả lời các câu hỏi:
?1. Bảng hệ thống tuần hoàn có bao nhiêu
chu kì? Mỗi chu kì có bao nhiêu hàng?
?2. Điện tích hạt nhân các nguyên tử trong
một chu kì thay đổi như thế nào?
?3. Chu kì là gì?
- HS quan sát bảng hệ thống tuần hoàn, trao
đổi nhóm 4 HS trả lời, nhận xét và bổ sung
cho nhau.
- GV yêu cầu HS vận dụng để tìm hiểu chu kì
1, 2, 3. Yêu cầu HS quan sát chu kì 2 trả lời:
? Số lượng nguyên tố và gồm những nguyên
tố nào?
? Điên tích hạt nhân tăng hay giảm từ trái qua
phải?
- HS: cá nhân vận dụng để tìm hiểu chu kì 1,
2, 3. Cá nhân TL các câu hỏi với CK1, nhận
xét, BS cho nhau.
- Yêu cầu HS quan sát bảng hệ thống tuần
hoàn, cá nhân TL câu hỏi:
? Bảng hệ thống tuần hoàn có bao nhiêu
nhóm?
? Trong cùng một nhóm điện tích hạt nhân
nguyên tử của các nguyên tố thay đổi như thế
nào?
? Thế nào là nhóm?
- HS: quan sát bảng hệ thống tuần hoàn, TL
cá nhân.
- GV: y/c cá nhân HS nêu những gì biết về
nhóm I, VIII.
- HS: cá nhân nêu những gì biết về nhóm I,
VIII.
III. Sự biến đổi tính chất của
các nguyên tố trong bảng tuần
hoàn
1. Trong một chu kì
- Đầu CK là KL kiềm, cuối là phi
- GV: Y/c HS QS bảng HTTH, thảo luận 2
bàn và TL:
? Trong 1 chu kì đi từ trái qua phải, các
kim mạnh, kết thúc là khí hiếm.
- Tính kim loại giảm dần.
- Tính phi kim tăng dần.
- Quan sát chu kì 2 trả lời cá
nhân:
- Chu kì 2:
+ Tính kim loại giảm dần từ: Na,
Mg, Al
+ Tính phi kim tăng dần từ B, C,
N, O, F
2. Trong một nhóm
- Trong cùng một nhóm khi đi từ
trên xuống dưới (theo chiều tăng
dần của điện tích hạt nhân) thì:
+ Tính kim loại tăng dần
+ Tính phi kim giảm dần.
nguyên tố thuộc những loại nguyên tố nào?
? Dựa vào dãy HĐHH của KL, nêu sự biến
thiên T/c của các nguyên tố KL trong 1 chu
kì?
? Biết F là phi kim HĐ mạnh nhất, từ đó suy
ra biến thiên T/c của các nguyên tố phi kim
trong 1 chu kì?
- HS: QS bảng HTTH, thảo luận 2 bàn và TL
- GV: Y/c HS vận dụng: Quan sát chu kì 2, 3
cá nhân trả lời câu hỏi:
? Tính kim loại, phi kim của nguyên tố thay
đổi như thế nào?
- GV: yêu cầu HS quan sát nhóm I và nhóm
II, VII kết hợp với tính chất hoá học của các
nguyên tố đã biết, trao đổi cặp đôi trả lời câu
hỏi.
? Tính kim loại và phi kim của các nguyên tố
trong cùng một nhóm có đặc điểm như thế
nào?
- HS: quan sát bảng tuần hoàn kết hợp hiểu
biết của bản thân, trao đổi cặp đôi trả lời,
nhận xét và bổ sung.
IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn
các nguyên tố hóa học
- Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố
A : Số hiệu nguyên tử của nguyên
tố A là 17 =>
+ Điện tích hạt nhân = 17+
+ Có 17e, 17p
+ A ở cuối chu kì 3 nên A là phi
kim mạnh.
+ Nguyên tố A ở gần đầu nhóm
VII, Tính phi kim của A yếu hơn
của nguyên tố đứng trên số hiệu
nguyên tử là 9 (flo) nhưng mạnh
ĐVĐ: Khi biết vị trí một nguyên tố trên bảng
hệ thống tuần hoàn ta có thể suy đoán được
những điểm gì về nguyên tử nguyên tố đó?
- GV: y/c HS trả lời cá nhân: Biết nguyên tố
A có số hiệu nguyên tử là 17 chu kì 3, nhóm
VII.
? Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất
của nguyên tố A và so sánh với các nguyên tố
lân cận.
- HS: trả lời cá nhân
hơn nguyên tố đứng dưới số hiệu
nguyên tử là 35 (brôm), mạnh hơn
nguyên tố đứng trước là S.
- Nhận xét: Biết vị trí trong bảng
tuần hoàn có thể suy đoán cấu tạo
nguyên tử và tính chất cơ bản của
nguyên tố so sánh tính loại hay
phi kim hay phi kim của nguyên tố
này với những nguyên tố lân cận.
- Cá nhân vận dụng TL:
- VD1: Vị trí của X trong bảng
tuần hoàn.
+ STT: 16, chu kì: 3, nhóm: VII
+ Tính chất là một nguyên tố phi
kim.
- Nhận xét: Biết cấu tạo của
nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí
và tính chất của nguyên tố đó
? Qua VD trên hãy cho biết ý nghĩa thứ nhất
của BHTTH?
(?)GV ĐVĐ: Nếu biết cấu tạo nguyên tử của
nguyên tố ta có thể biết vị trí của chúng trong
BHTTH và dự đoán được tính chất của
nguyên tố đó không?
- GV lấy ví dụ: Nguyên tố X có điện tích hạt
nhân là +16. Cho biết vị trí của X trong bảng
tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó.
? Qua VD trên hãy cho biết ý nghĩa thứ 2 của
BHTTH?
- Cá nhân HS TL
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV: y/c HS trong 1 phút nêu những gì đã được học trong bài?
- HS: trong 1 phút nêu các ND đã được học trong bài.
- GV y/c HS làm việc cá nhân làm BT : Sắp xếp lại các nguyên tố nguyên tố
trong ngoặc theo thứ tự.
a. (K, Mg, Na, Al) . Tính kim loại giảm dần.
b. (S, Cl, F, P). Tính phi kim giảm dần
Giải thích?
- Cá nhân HS làm BT: Kết quả: a) K, Na, Mg, Al.
b) F, Cl, S, P.
Hoạt động 4: Vận dụng
- GV: y/c HS về nhà làm BT 5,6 Tr101. HS khá giỏi làm BT 7 tr101.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- HS thực hiện ở nhà: Làm BT 3 tr 101.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Đọc trước bài: Ôn lại tính chất hóa học của phi kim.
- Làm trước BT 1,2,3 tr 103
*************************
Ngày giảng: 11/01/2020 - 9A6
Tiết 39 – Bài 32
LUYỆN TẬPCHƯƠNG 3
PHI KIM. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NTHH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp HS hệ thống lại kiến thức trong chương như:
- Tính chất của phi kim, tính chất của clo, cacbon, silic, oxit cacbon, axit
cacbonic, muối cacbonat
- Cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn, tính chất của
các nguyên tố trong chu kỳ, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
2. Kĩ năng
- Chọn chất thích hợp, lập sơ đồ dãy biến đổi các chất. Viết PTHH cụ thể.
- Biết xây dựng sự biến đổi giữa các loại chất và cụ thể hóa thành biến đổi
và ngược lại.
- Biết vận dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học vào trong các bài cụ thể.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu môn học
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực khoa học:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: củng cố khắc sâu về các tính chất HH của phi
kim, S, Cl2, C và muối cacbonat
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: suy luận làm BT nâng cao về phi kim
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bảng phụ, bảng nhóm, bảng hệ thống tuần hoàn
2. Học sinh:
- Đọc trước bài: Ôn lại tính chất hóa học của phi kim.
- Làm trước BT 1,2,3 tr 103
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề.
2. Kỹ thuật: chia sẻ nhóm đôi, hoạt động nhóm lớn.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: lồng trong QT luyện tập.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV: ? Trong chương 3 ta đã được học những kiến thức cơ bản trọng tâm nào?
- HS: cá nhân liệt kê các kiến thức cơ bản trọng tâm đã được học trong
chương 3. => GV ĐVĐ vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Nội dung Hoạt động của GV và HS
1, Tính chất hóa học của Phi
kim, của clo.
- Sơ đồ 1,2 Tr 102
Bài 1 tr103:
S + H2
ot⎯⎯→ H2S
S + Fe
ot⎯⎯→ FeS
S + O2
ot⎯⎯→ SO2
Bài 2 tr103:
Cl2 + H2
ot⎯⎯→ 2HCl
3Cl2 + 2Fe
ot⎯⎯→ 2FeCl3
Cl2 + H2O → HCl + HClO
Cl2 + 2NaOH → NaCl
+ NaClO + H2O
- GV: Treo bảng phụ ghi sơ đồ 1,2 nhưng đã
thay phi kim cụ thể như yêu cầu của BT 1,2
Tr103. Chia lớp thành 6 nhóm:
+ Nhóm 1,2 3: làm sơ đồ 1 và BT 1
+ Nhóm 4,5,6: làm sơ đồ 2 và BT 2
- HS làm việc nhóm theo HD của GV.
- GV: y/c mỗi nhiệm vụ HT lấy 1 nhóm HS
nhanh nhất lên treo KQ, nhóm khác nhận xét
và BS.
- HS báo cáo theo y/c và NX, BS cho nhau.
- GV cho điểm nhóm làm tốt. Chốt KT về t/c
của PK và Cl2.
2, Tính chất hóa học của
Cacbon và các hợp chất của
chúng
Bài 3 tr 103
1. C + CO2
ot⎯⎯→ 2CO
2. C + O2
ot⎯⎯→ CO2
3. CO + CuO
ot⎯⎯→Cu + CO2
4. CO2 + C
ot⎯⎯→ 2CO
5. CO2 + CaO → CaCO3
6. CO2 + NaOH →NaHCO3
CO2 + 2NaOH →Na2CO3 + H2O
7. CaCO3
ot⎯⎯→CO2 + CaO
8. NaHCO3 + HCl →NaCl
+ H2O + CO2
Na2CO3 + 2HCl →2NaCl
+ H2O + CO2
- GV: yêu cầu 2 HS lên lên thực hiện viết
PTHH cho sơ đồ 3 Tr103 – BT3 Tr103
+ HS1: PT (1 - 4)
+ HS2: PT (5 - 8)
- HS: cá nhân thực hiện viết các PTHH, 2 HS
lên bảng thực hiện, HS khác thực hiện vào vở
và nhận xét, BS.
- GV: Từ kết quả của HS, GV chốt lại TCHH
của Cacbon và các hợp chất của chúng.
Bài tập 4 Tr103
- Cấu tạo nguyên tử A
+ Điện tích hạt nhân nguyên tử A
là 17+
+ Có 11 electron.
- A ở đầu chu kì 3 nên A là kim
loại hoạt động mạnh.
- Tính kim loại của A mạnh hơn
nguyên tố đứng sau có số hiệu
nguyên tử 12, nguyên tố A ở đầu
- GV yêu cầu HS đọc đầu bài làm bài tập 4,
làm cá nhân
- Cả lớp làm bài tập, 1HS lên bảng hoàn
thành bài tập, các HS khác NX và BS.
nhóm I nên tính kim loại của A
mạnh hơn nguyên tố đứng trên và
yếu hơn nguyên tố đứng dưới.
Hoạt động 3: Luyện tập (lồng ghép trong bài)
Hoạt động 4: Vận dụng
- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi làm bài tập sau: Trình bày phương pháp
hoá học để phân biệt các chất khí không màu (đựng trong các bình riêng biệt bị
mất nhãn) CO, CO2, H2.
- HS suy nghĩ, trao đổi cặp đôi và trả lời:
- Lần lượt dẫn các chất khí vào dung dịch nước vôi trong dư.
+ Nếu thấy dung dịch nước vôi trong vẩn đục là khí CO2.
Ca(OH)2 + CO2→CaCO3 + H2O.
+ Nếu thấy dung dịch nước vôi trong không vẩn đục là CO, H2.
- Đốt cháy 2 khí còn lại rồi dẫn sản phẩm vào nước vôi trong dư:
+ Nếu thấy nước vôi trong vẩn đục → CO.
2CO + O2
ot⎯⎯→ 2CO2
CO2+ Ca(OH)2 →CaCO3+ H2O.
- Còn lại là H2.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- HS thực hiện ở nhà: chứng minh sự có mặt của 3 khí CO, CO2, H2 trong
hỗn hợp.
- GV: gợi ý: cách làm giống BT nhận biết nhưng với H2 cũng phải nêu dấu
hiệu chứng minh sự có mặt (đốt CO và H2 thấy có hơi H2O tạo thành).
- HS làm BT 5 tr105 ở nhà.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Đọc trước bài: Thực hành: TCHH của phi kim và hợp chất của chúng.
- Chuẩn bị trước bài tường trình thực hành theo mẫu và hoàn thành trước cột 1,2.
Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng
Giải thích, viết
PTHH, Kết luận
*************************
Ngày giảng: 15/01/2020 - 9A6
Tiết 40 – Bài 33:
THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh khắc sâu kiến thức về phi kim, tính chất đặc trưng của muối
cacbonnat, muối clorua.
2. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học, giải bài tập thực hành hóa học
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức nghiêm túc cẩn thận trong thực hành
hoá học, tiết kiệm hóa chất.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực khoa học: củng cố khắc sâu tính chất của phi
kim, tính chất đặc trưng của muối cacbonnat, muối clorua.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: làm BT nhận biết chất.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Dụng cu: giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn, giá sắt, ống dẫn khí, ống hút.
- Hoá chất: CuO, C, dd Ca(OH)2, NaHCO3, NaCl, HCl, H2O, Na2CO3,
CaCO3
2. Học sinh:
- Đọc trước bài: Thực hành: TCHH của phi kim và hợp chất của chúng.
- Chuẩn bị trước bài tường trình thực hành theo mẫu và hoàn thành trước cột 1,2.
Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng
Giải thích, viết
PTHH, Kết luận
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: vấn đáp, thực hành.
2. Kỹ thuật: hoạt động nhóm lớn.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV: ? Nêu tính chất của C, của muối cacbonat. Viết PTHH.
- HS: 2 HS lên thực hiện
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV: dựa vào phần KTBT để vào bài. Thông báo mục tiêu của bài thực hành.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Nội dung Hoạt động của GV và HS
I. Hướng dẫn thực hành
1. Thí nghiệm 1: Cacbon khử
đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao
- Lấy một thìa con hỗn hợp CuO
và C cho vào ống nghiệm → lắp
dụng cụ như H3.9 Tr83 SGK
- Dùng đèn cồn hơ nóng đầu ống
nghiệm sau đó tập trung đun vào
đáy ống nghiệm.
- GV: y/c HS nêu cách tiến hành TN
- GV hướng dẫn các nhóm HS (nhóm lớn) lắp
dụng cụ như H3.9 SGK.
- GV hướng dẫn HS cách quan sát hiện tượng
xảy ra trong ống nghiệm đựng dung dịch
Ca(OH)2. Sau đó bỏ đèn cồn ra và quan sát kĩ
chất rắn trong ống nghiệm.
? Nêu hiện tượng, viết PTPƯ và giải thích?
- HS: nêu cách tiến hành TN, nghe và ghi nhớ
cách làm
2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân
muối NaHCO3
- Lấy một thìa nhỏ muối NaHCO3
vào ống nghiệm.
- Lắp dụng cụ như H3.16 Tr104
SGK
- Dùng đèn cồn hơ nóng đầu ống
nghiệm, sau đó đun tập trung vào
đáy ống nghiệm.
- GV: y/c HS nêu cách tiến hành TN
- GV hướng dẫn các nhóm HS (nhóm lớn)
làm thí nghịêm như SGK Tr104.
- HS: nêu cách tiến hành TN, nghe và ghi nhớ
cách làm
3. Thí nghiệm 3: Nhận biết
muối cacbonat và muối clorua.
Đánh số thứ tự tương ứng giữa
các lọ hoá chất và ống nghiệm.
- Lấy ở mỗi lọ hoá chất 1 ít chất
bột cho vào các ống nghiệm
tương ứng.
- Cho nước vào các ống nghiệm
→ lắc đều.
- Nếu chất bột tan là NaCl và
Na2CO3
- GV yêu cầu các nhóm HS trình bày cách
phân biệt 3 lọ hoá chất đựng 3 chất rắn ở
dạng bột là: CaCO3, Na2CO3, NaCl.
- HS: cá nhân nêu cách làm.
- Nhỏ dung dịch HCl vào 2 dung
dịch vừa thu được.
+ Nếu có sủi bọt là Na2CO3
+ Nếu không sủi bọt là NaCl
Vì: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_37_den_41_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf