Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 56+57 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết:

+ Khái niệm về chất béo, trạng thái thiên nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (RCOO)3C3H5, công thức cấu tạo.

+ Tính chất lý: trạng thái, tính tan.

+ Tính chất hóa: Phản ứng thủy phân trong môi trường axit và môi trường kiềm(phản ứng xà phòng hóa).

- Ứng dụng là thức ăn quan trọng của người và động vật, nguyên liệu trong công nghiệp.

2. Kỹ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra nhận xét về công thức đơn giản, thành phần cấu tạo và tính chất của chất béo.

- Viết PTHH phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường axit, môi trường kiềm.

- Phân biệt chất béo(dầu an, mỡ ăn) với hidro cacbon(dầu, mỡ công nghiệp).

- Tính khối lượng của xà phòng thu được theo hiệu suất.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng say mê nghiên cứu, yêu thích bộ môn.

4. Định hướng năng lực.

a/ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình.

b/ Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ hóa, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh vẽ một số thực phẩm có chất béo.

- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ.

- Hoá chất: Nước, benzen, dầu ăn.

2. Học sinh: Chuẩn bị dầu ăn mang đi.

 

docx12 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 56+57 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 08/03/2019(9A2) Tiết 56 - Bài 47: CHẤT BÉO I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết: + Khái niệm về chất béo, trạng thái thiên nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (RCOO)3C3H5, công thức cấu tạo. + Tính chất lý: trạng thái, tính tan. + Tính chất hóa: Phản ứng thủy phân trong môi trường axit và môi trường kiềm(phản ứng xà phòng hóa). - Ứng dụng là thức ăn quan trọng của người và động vật, nguyên liệu trong công nghiệp. 2. Kỹ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra nhận xét về công thức đơn giản, thành phần cấu tạo và tính chất của chất béo. - Viết PTHH phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường axit, môi trường kiềm. - Phân biệt chất béo(dầu an, mỡ ăn) với hidro cacbon(dầu, mỡ công nghiệp). - Tính khối lượng của xà phòng thu được theo hiệu suất. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng say mê nghiên cứu, yêu thích bộ môn. 4. Định hướng năng lực. a/ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình. b/ Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ hóa, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ một số thực phẩm có chất béo. - Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ. - Hoá chất: Nước, benzen, dầu ăn. 2. Học sinh: Chuẩn bị dầu ăn mang đi. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hoàn thành phương trình phản ứng theo sơ đồ: Etilen Rượu etylic axit axetic axetat etyl 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động - GV sử dụng kỹ thuật KWL + Chất béo là một loại hợp chất hữu cơ rất phổ biến trong cuộc sống và có nhiều vai trò quan trọng + Các em đã biết được gì về các chất béo và muốn biết gì thêm về chất béo ? - Các nhóm HS thảo luận đưa ra các ý kiến. - GV tổng hợp các điều HS muốn biết liên hệ vào bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung(gợi ý) - Yêu cầu HS trưng bày các tranh ảnh của nhóm mình sưu tập được và kể ra nguồn cung cấp chất béo: các cây, con ? Chất béo có ở đâu. - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. I. Chất béo có ở đâu. - Chất béo có ở động vật, thực vật - GV tổ chức HS làm thí nghiệm theo nhóm TN1: Cho vài giọt dầu ăn lần lượt vào 2 ống nghiệm đựng nước và đựng benzen rồi lắc nhẹ và quan sát. - Các nhóm hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn + Quan sát hiện tượng xảy ra. + Giải thích hiện tượng. => Tính chất vật lí của chất béo? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. II. Tính chất vật lí của chất béo - Thí nghiệm - Kết luận: + Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước + Chất béo tan được trong benzen, xăng dầu hoả - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: ? Chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào. - GV: Đun chất béo ở nhiệt độ, áp suất cao, người ta thu được glixerol( glixerin) và các axit béo. + Phân tử glixerol: CH2- CH - CH2 | | | OH OH OH + Axit béo có thể là: R-COOH R có thể là: C17H35-; C17H33-; C15H31- III. Chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào? Công thức: ( R-COO)3C3H5 - Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo - GV trình chiếu cho HS xem video thí nghiệm: TN: Đun nóng các chất béo với nước(có axit làm xúc tác) tạo thành các axit béo và glixerol. - HS làm việc theo nhóm: + Quan sát hiện tượng xảy ra. + Giải thích hiện tượng. + Viết PTHH minh họa. - Gọi 1 HS nhận xét, giải thích hiện tượng và lên bảng viết PTHH. - GV nhận xét và chốt kết luận. IV. Chất béo có tính chất hoá họcquan trọng nào? - Phản ứng thuỷ phân các chất béo (RCOO)3C3H5+3H2O3RCOOH+ C3H5(OH)3 - Phản ứng xà phòng hoá. (RCOO)3C3H5+3NaO3RCOONa+C3H5(OH)3 phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hoá vì hợp chất muối của natri với axit béo là thành phần chính của xà phòng - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: ? Nêu các ứng dụng của chất béo. - GV: Tích hợp liên môn. ăn nhiều chất béo ko tốt cho sức khỏe. V. Chất béo có ứng dụng gì? + Làm thức ăn cho người và động vật + Làm dược phẩm. Hoạt động 3: Luyên tập - Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi hoàn thành bài tập: Bài tập: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau. a. (CH3COO)3 C3H5 + NaOH ? + ? b. ( C17H35COO)3 C3H5 + H2O ? + ? c. ( C17H33COO)3 C3H5 + ? C17H33COONa + ? d. CH3COO C2H5 + ? CH3COOK + ? Giải a. ( CH3COO)3 C3H5 + 3NaOH 3 CH3COONa + C3H5(OH)3 b. ( C17H35COO)3 C3H5 + H2O 3 C17H35COO H + C3H5(OH)3 c. ( C17H33COO)3 C3H5 +3NaOH C17H33COONa +C3H5(OH)3 d. CH3COO C2H5 + KOH CH3COOK + C2H5OH Hoạt động 4: Vận dụng(Trên lớp/ở nhà) ? Tại sao không nên ăn dầu mỡ cháy. - TN vui: Tìm dấu vân tay ? Tính khối lượng muối thu được khi thuỷ phân hoàn toàn 178kg chất béo có công thức (C17H35COO)3 C3H5 HD giải ( C17H35COO)3 C3H5 + NaOH 3 C17H35COO Na + C3H5(OH)3 Theo PT: Cứ 890kg ( C17H35COO)3 C3H5 khi thuỷ phân tạo ra 918kg muối C17H35COO Na Vậy khi thuỷ phân 178kg chất béo trên ta thu được lượng muối là: x= = 183,6 kg Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo(Làm ở nhà) - Làm bài tập 1, 2, 3, 4 /147 SGK - Tìm hiểu thêm về chất béo - Chất béo đôi khi gọi là lipit, nhưng thực chất lipit bao gồm nhiều loại chất khác trong đó có chất béo: ví dụ trong thành phần của lipit có sáp là este của rượu đơn chức với axit béo cao (sáp ong: C30H61 - OOCC15H71 là este của rượu mirixiic với lượng phân tử lớn như sterol hoặc coletsterol trong lipit còn có các loại photphatit (chứa P và có thể có N). - Cơ thể người và động vật thuỷ phân chất béo nhờ sự xúc tác của men lipaza, khác với sự thuỷ phân và xà phòng hoá trong công nghiệp nhờ xúc tác của axit H2SO4 hoặc kiềm. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Đọc và tìm hiểu trước bài: Thực hành tính chất hóa học của rượu và axit. + Ôn tập các kiến thức về rượu và axit đã học. + Chuẩn bị: Dụng cụ: Giá đỡ thí nghiệm, ống nghiệm, nút cao su kèm ống dẫn hình L, đèn cồn, cốc thủy tinh, ống hút. Hóa chất: Axit axetic đặc, rượu etylíc, H2SO4 đặc, nước muối bão hòa. Ngày giảng: 13/03/2019(9A2) - 16/03/2019(9A1) Tiết 57 - Bài 49: THỰC HÀNH : TÍNH CHẤT CỦA RƯỢU VÀ AXIT AXETIC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Thí nghiệm thể hiện tính axit của axit axetic. - Thí nghiệm tạo este etyl axetat. 2. Kỹ năng: - Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ axit axetic có tính chất chung của axit(tác dụng với CuO, CaCO3, quỳ tím, Zn). - Thí nghiệm điều chế este etyl axetat. - Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng. - Viết phương trình hóa học minh họa các thí nghiệm đã thực hiện. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong thực hành. 4. Định hướng năng lực. a/ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình. b/ Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ hóa, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - 4 bộ: ống nghiệm có nhánh, 3 ống nghiệm thường và 1 ống dẫn khí, 1 nút cao su, ống nhỏ giọt, 1 giá thí nghiệm, 1 đèn cồn, 1 cốc thuỷ tinh. - Hóa chất: H2SO4đặc, CH3COOH đặc, H2O, Zn, CaCO3, CuO, quỳ tím. 2. Học sinh: Ôn lại tính chất: rượu etylic , axit axetic, xem trước nội dung thực hành trong SGK, chuẩn bị tường trình TN. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động - Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Hái hoa dân chủ Luật chơi: - GV cho 3-4 HS tham gia - Trong vòng 1 phút trình bày đáp án. - Ai trả lời đúng sẽ được bốc thăm nhận phần quà? - GV tổ chức HS thi, nhận xét kết quả thi của HS. - Dùng kết quả thi để vào bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung(gợi ý) - GV tổ chức HS làm thí nghiệm theo nhóm. 1./ Thí nghiệm 1: Tính axit của axit axetic - Cho lần lượt vào mỗi ống nghiệm một trong các hoá chất: Giấy quỳ tím,và mảnh kim loại kẽm, 1 thìa nhỏ CuO, mẩu đá vôi bằng hạt ngô. - Để các ống nghiệm trên giá, tiếp tục nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1-2ml dd axit axetic. - HS làm theo hướng dẫn và ghi lại hiện tượng và giải thích, viết PTPƯ. 2./ Thí nghiệm 2: Phản ứng của rượu etylic và axit axetic. - Cho vào ốngnghiệm 2ml rượu khan(hoặc cồn 90o), khảng 2ml axit axetic đặc, nhỏ thêm H2SO4 đặc. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thuỷ tinh nối với ống nghiệm B ngâm trong cốc nước đá. - Dùng đèn cồn hơ nhẹ ống nghiệm A, và đun nhẹ đến còn 1/3 thì dừng lại. - Hướng dẫn HS quan sát chất lỏng thu được ống nghiệm B và mùi thoát ra. Chú ý: - Để thu este thì ống nghiệm B ngâm trong cốc đá lạnh. Phản ứng thuận lợi thì axit axetic, rượu etylic khan , H2SO4 đặc - H2SO4 đặc dễ bỏng nên làm thí nghiệm cẩn thận - rượu etylic dễ cháy nên làm thí nghiệm để xa ngọn lửa I. Tiến hành thí nghiệm: 1./ Thí nghiệm 1: Tính axit của axit axetic 2CH3COOH +Mg(CH3COO)2Mg+ H2 2CH3COOH+CuO(CH3COO)2Cu+ H2O 2CH3COOH +CaCO3 (CH3COO)2Ca +H2O + CO2 2./ Thí nghiệm 2: Phản ứng của rượu etylic và axit axetic. CH3COOH + C2H5OH CH3COO C2H5 + H2O Có mùi thơm Hoạt động 3: Luyên tập - Hướng dẫn HS làm tường trình Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích- PTPƯ TN1 TN2 - GV rút kinh nghiệm buổi thực hành. Hoạt động 4: Vận dụng(Trên lớp/ở nhà) ? Làm thế nào để làm sạch cặn ở đáy siêu nước. ? Giải thích cơ sở khoa học? Viết PTHH minh họa. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo(Làm ở nhà) - Học bài và xem lại các kết quả thí nghiệm. - Ôn tập nội dung chương để giờ sau luyện tập. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Chuẩn bị các nội dung sau: + Đặc điểm cấu tạo và t/c hoá học đặc trưng. + Tính chất hoá học của rượu etylic, axit axetic, chất béo + Nhận biết chất. + Hoàn thành PHHH. + Bài toán tính theo PTHH của hỗn hợp chất. BÁO CÁO THỰC HIỆN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO                             CHỦ ĐỀ: CHẤT BÉO VÀ SẢN XUẤT XÀ PHÒNG   I. MỤC TIÊU: - Học sinh vận dụng được các kiến thức về chất béo để điều chế thành công xà phòng từ các nguyên liệu khác nhau: mỡ động vật, dầu dừa, dầu đậu nành. - Biết được vai trò của chất béo với sự sống và trong công nghiệp. - Phát triển năng lực thực hành, sử dụng ngôn ngữ khoa học trong cuộc sống, năng lực làm việc theo nhóm. - Có ý thức bảo vệ môi trường. II. HOÀN THIỆN VÀ BÁO CÁO SẢN PHẨM Nội dung báo cáo gồm:           + Kiến thức về chất béo: chất béo là gì, tính chất của chất béo, vai trò của chất béo với sự sống, ứng dụng của chất béo trong công nghiệp.           + Cách sản xuất xà phòng từ mỡ lợn hoặc dầu dừa.           + Video clip thí nghiệm           + So sánh hiệu suất sản xuất xà phòng từ các nguồn nguyên liệu khác nhau. Giáo viên nhận xét sản phẩm của từng nhóm. III. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM VÀ HOẠT ĐỘNG: 1. Về sản phẩm: - Điều chế được xà phòng từ nguyên vật liệu là chất béo. - Nêu được vai trò của xà phòng trong cuộc sống và trong công nghiệp. 2. Về hoạt động: - Thành viên hào hứng, tích cực tham gia hoạt động hoặc có thể tổ chức thành diễn đàn trao đổi. - Các thành viên trong nhóm có thể trao đổi những khó khăn, thuận lợi trong quá trình nấu xà phòng. TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO                             CHỦ ĐỀ: CHẤT BÉO VÀ SẢN XUẤT XÀ PHÒNG   I. MỤC TIÊU: - Học sinh vận dụng được các kiến thức về chất béo để điều chế thành công xà phòng từ các nguyên liệu khác nhau: mỡ động vật, dầu dừa, dầu đậu nành. - Biết được vai trò của chất béo với sự sống và trong công nghiệp. - Phát triển năng lực thực hành, sử dụng ngôn ngữ khoa học trong cuộc sống, năng lực làm việc theo nhóm. - Có ý thức bảo vệ môi trường. II. THỜI GIAN THỰC HIỆN:      1 tuần (sau khi học xong bài Chất béo) III. THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ: - Sách giáo khoa Hóa học 9 - Giấy A0, A4 - Máy tính có kết nối internet - Hóa chất: mỡ ĐV hoặc dầu TV, NaOH rắn, nước, NaCl rắn, cồn 900... - Dụng cụ: Nồi, khuôn, cốc đong, bếp, đũa khuấy....                           IV. HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:              Theo nhóm 4 – 6 em (các em tự đăng ký nhóm, gần nhà nhau để tiện trao đổi và thực hiện; cử nhóm trưởng, thư ký) V. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin 1) Thông  tin từ sách giáo khoa: - Từng cá nhân trong nhóm đọc bài 47: Chất béo, Sách Giáo Khoa Hóa học 9 để thu nhận các thông tin và kiến thức về các nội dung sau: + Khái niệm chất béo, thành phần và tính chất hóa học của chất béo. + Vai trò và ứng dụng của chất béo trong đời sống, sản xuất chất béo. 2) Thông tin từ các nguồn khác: - Nhóm trưởng phân công mỗi thành viên lựa chọn một trong các từ khóa về chất béo như: chất béo là gì, vai trò của chất béo, ứng dụng của chất béo... để tìm kiếm những thông tin này trên mạng internet.  Hoạt động 2: Xử lý thông tin Sơ đồ tư duy về chất béo  Hoạt động 3: Xây dựng ý tưởng sản phẩm - Bước 1: Các nhóm thống nhất lựa chọn nguyên liệu chính để sản xuất xà phòng của nhóm mình: từ mỡ lợn hoặc từ dầu dừa - Bước 2: Phân công từng thành viên chuẩn bị hóa chất, dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm. - Bước 3: Cả nhóm thống nhất lựa chọn loại hình trình bày báo cáo: video, hình ảnh. Bản trình chiếu. Hoạt động 4:   Tiến hành điều chế xà phòng - Các nhóm về nhà tự tiến hành làm, mô tả lại các bước, quay video hoặc chụp ảnh lại các bước làm (có thể dùng điện thoại của phụ huynh). - Học sinh có thể tham khảo cách tiến hành từ clip hướng dẫn làm trên mạng internet. - Lưu ý: về cách hòa tan NaOH rắn vào nước cần cẩn thận, đeo kính, găng tay, khẩu trang, và cho từ từ NaOH vào nước. * CHUẨN BỊ: + Hóa chất: Mỡ lợn hoặc dầu dừa (tùy nhóm đăng ký) 200g; nước 100g; cồn 90 độ; NaOH rắn 70g; + Dụng cụ: cân, nồi, máy xay cầm tay, thìa, đũa, bát, cốc (hoặc hộp làm khuôn). * TIẾN HÀNH: Dùng bông thấm cồn 900 vệ sinh các dụng cụ nồi, bát, máy xay... + Đong 100g nước vào bát, đổ từ từ 70g NaOH rắn vào bát nước, khuấy đều cho đến khi NaOH tan hoàn toàn. Để nguội dung dịch xuống còn khoảng 600C. + Cân 200g dầu dừa (lỏng). Đổ ½ lượng dầu dừa vào bát, đặt bát vào lò vi sóng, đun nóng ở 70 – 800C trong 1 phút (hoặc có thể đun cách thủy bằng nồi trên bếp). Đổ phần dầu dừa nóng vào nửa dầu nguội còn lại, khuấy đều sao cho nhiệt độ còn khoảng 600C. + Đổ bát dung dịch NaOH nóng trên vào nồi dầu dừa nóng. Dùng máy xay cầm tay trộn đều hỗn hợp đến khi thu được một hỗn hợp đông đặc, hơi mềm màu trắng. + Để xà phòng có thêm màu sắc và hương thơm, có thể cho thêm chất tạo màu như: gấc, tinh nghệ, củ dền...hoặc tạo hương thơm như các loại tinh dầu sả, chanh...trước khi xay trộn hỗn hợp. + Đổ nhanh hỗn hợp đông vào cốc hay khuôn. Sau 30 phút sẽ được hỗn hợp đông rắn => xà phòng. + Sản phẩm xà phòng tự làm cần để 4 – 6 tuần mới sử dụng để phản ứng thủy phân diễn ra hoàn toàn và xà phòng được ổn định hóa.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_5657_nam_hoc_2018_2019_truong_thc.docx
Giáo án liên quan