Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 8: Đối xứng trục - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- HS nắm vững định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng; hiểu được định nghĩa về hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng; nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng; hiểu được định nghĩa về hình có trục đối xứng và qua đó nhận biết được một hình thang cân là hình có trục đối xứng.

- HS biết về điểm đối xứng với một điểm cho trước, vẽ đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. HS biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế.

2. Phẩm chất

- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.

- Tính chính xác, kiên trì.

- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.

3. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo

- Năng lực chuyên biệt: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ

- GV: Giấy kẻ ô vuông, bảng phụ, thước thẳng.

- HS: Ôn đường trung trực của đoạn thẳng; học và làm bài ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp và kỹ thuật dạy học: HĐ nhóm, vấn đáp, thuyết trình.

2. Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 8: Đối xứng trục - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/10/2020 Ngày giảng: 13/10 (8B) - 15/10 (8D) Tiết 8: ĐỐI XỨNG TRỤC I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - HS nắm vững định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng; hiểu được định nghĩa về hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng; nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng; hiểu được định nghĩa về hình có trục đối xứng và qua đó nhận biết được một hình thang cân là hình có trục đối xứng. - HS biết về điểm đối xứng với một điểm cho trước, vẽ đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. HS biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế. 2. Phẩm chất - Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. - Tính chính xác, kiên trì. - Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Năng lực - Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo - Năng lực chuyên biệt: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ - GV: Giấy kẻ ô vuông, bảng phụ, thước thẳng. - HS: Ôn đường trung trực của đoạn thẳng; học và làm bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp và kỹ thuật dạy học: HĐ nhóm, vấn đáp, thuyết trình. 2. Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động ? Trung điểm của đoạn thẳng là điểm như thế nào. ? Thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng. - GV giới thiệu qua các hình có hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng; Hai đoạn thẳng là hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng. Hình có trục đối xứng. - GV: Để hiểu rõ các khái niệm trên, ta nghiên cứu bài học hôm nay. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Hoạt động của GV và HS Ghi bảng - GV y/c HS nêu ?1 - GV hướng dẫn HS thực hành vẽ - HS vẽ theo hướng dẫn. ? Vẽ đường thẳng d. ? Xác định Ad. ? Vẽ tia Ax d tại H. ? Xác định A’ khác phía đối với A qua H sao cho AH = HA’. - GV: A’ là điểm đối xứng với điểm A qua đường thẳng d và ngược lại. Vậy A và A’ là hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng d. ? Thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng. - GV nêu quy ước như SGK. HS đọc SGK - GV chốt lại kiến thức. 1. Hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng ?1 Cho d và Ad. Vẽ A’ sao cho dAA’(d là đường trung trực của AA’). d H A B A’ * Định nghĩa: (SGK) AA’d; AH = HA’ A đối xứng với A’ qua d. * Quy ước: (SGK) - GV cho HS đọc và làm ?2 - HS vẽ theo hướng dẫn ? Vẽ A’ đối xứng với A qua d. ? Vẽ B’ đối xứng với B qua d. - GV: Giới thiệu AB và A’B’ là hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua đường thẳng d. ? Lấy C AB vẽ đối xứng với C’qua d. ? Kiểm tra xem C’ có thuộc A’B’ không. - HS dùng thức kiểm tra - GV: Ta thấy C thuộc AB và C’ là điểm đối xứng với C thuộc A’B’. Tương tự thì mọi điểm thuộc AB thì điểm đối xứng với nó sẽ nằm trên hình đối xứng của nó. - GV đưa ra nội dung định nghĩa (SGK- T85). - HS đọc định nghĩa SGK- T8 - GV giới thiệu cho HS một số hình ảnh cho thấy hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng. - GV đưa ra lưu ý. - HS nhận biết - GV chốt lại kiến thức cơ bản. 2. Hai hình đối xứng qua một đường thẳng A A’ B’ C’ d C . . . . . . B ?2 cho d và đoạn thẳng AB * Định nghĩa: (sgk) Hai đoạn thẳng AB và A’B’ đối xứng nhau qua đường thẳng d. d gọi là trục đối xứng * Lưu ý: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau - GV: Treo bảng phụ ghi sẳn bài toán và hình vẽ của ?3 cho HS thực hiện. ? Hình đối xứng với cạnh AB là hình nào. ? Đối xứng với cạnh AC là hình nào. ? Đối xứng với cạnh BC là hình nào. - HS thảo luận theo nhóm bàn - GV nói cách tìm hình đối xứng của các cạnh và chốt lại vấn đề, nêu định nghĩa hình có trục đối xứng. - GV treo bảng hụ nêu ?4 và y/c HS nhận xét. - GV chốt lại: Một hình H có thể có trục đối xứng, có thể không có trục đối xứng. ? Hình thang cân có trục đối xứng không. ? Đó là đường thẳng nào. - HS thảo lận theo nhóm bàn - GV chốt lại và phát biểu định lí 3. Hình có trục đối xứng ?3 A B C H Đường thẳng AH là trục đối xứng của DABC * Định nghĩa: (SGK – T87) ?4 Đường thẳng HK là trục đối xứng của hình thang cân ABCD A B C D H K * Định lí: (SGK – T87) * Hoạt động 3: Luyện tập. ? Khi nào hai điểm đối xứng qua một đường thẳng. ? Khi nào hai hình đối xứng qua một đường thẳng. ? Xác định các hình có trục đối xứng. - HS quan sát H 59 SGK- Tìm các hình có trục đối xứng trên H59 + H (a) có 2 trục đối xứng + H (g) có 5 trục đối xứng + H (h) không có trục đối xứng + Các hình còn lại mỗi hình có 1 trục đối xứng. - GV: Gọi HS trả lời. Bài 37/ tr87 SGK. - GV y/c HS tìm trục đối xứng của các hình trên mỗi tấm bìa đã chuẩn bị trước. ? W G ˜ D H - HS thảo lận theo nhóm bàn * Hoạt động 4: Vận dụng. - HS: Trả lời câu hỏi đầu bài nêu ra -> chữ H có hai trục đối xứng -> có thể gấp tờ giấy làm 4 - Bài 38/SGK: Gấp đôi tờ giấy sao cho 2 cạnh bên của tam giác cân hay hình thang cân trùng vào nhau. Mở tờ giấy ra, nếp gấp chính là hình ảnh của trục đối xứng. * Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng. - GV yêu cầu HS tổng kết bài bằng sơ đồ tư duy. 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. - Học thuộc các định nghĩa. - BTVN: 35; 36 ; 37 (SGK - T87). HD: Bài 36: Hai đoạn thẳng đối xứng thì bằng. - Chuẩn bị bài tập giờ sau luyện tập.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_8_doi_xung_truc_nam_hoc_2020_202.doc