Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 32: Luyện tập - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm vững các kiến thức về mặt phẳng tọa độ.

2. Kỹ năng

- Biết vẽ hệ trục tọa độ. Biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ, xác định điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.

3. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận trong vẽ hệ trục tọa độ, có ý thức xây dựng bài học.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Phấn màu, thước có chia khoảng.

2. Học sinh

- Làm bài tập, thước có chia khoảng, bút chì.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

 1. Phương pháp:

- Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.

 2. Kĩ thuật:

- Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 32: Luyện tập - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 05/11/2019 (7A1) Tiết 32. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm vững các kiến thức về mặt phẳng tọa độ. 2. Kỹ năng - Biết vẽ hệ trục tọa độ. Biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ, xác định điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó. 3. Thái độ - Rèn tính cẩn thận trong vẽ hệ trục tọa độ, có ý thức xây dựng bài học. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Phấn màu, thước có chia khoảng. 2. Học sinh - Làm bài tập, thước có chia khoảng, bút chì. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: - Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Vẽ hệ trục tọa độ Oxy và giới thiệu? - Nêu cách xác định tọa độ của một điểm và cách vẽ một điểm khi biết tọa độ của nó? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Bài 35 (SGK-Tr68) Tìm toạ độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD và của hình tam giác PQR trong hình 20. 3 2 1 -1 -6 -4 -2 2 4 P R Q A B D C x y Trò chơi: Truyền tin - GV giới thiệu luật chơi: Trên mặt phẳng tọa độ chúng ta có các điểm A, B, C, D, P, Q, R. Cô sẽ mời bạn thứ nhất đứng tại chỗ xác định tọa độ của một điểm bất kì trong 7 điểm trên, trả lời đúng bạn đó có quyền xướng to một điểm bất kì khác trong 6 điểm còn lại và chỉ nhanh một bạn tổ khác trong lớp trả lời, trả lời đúng bạn thứ hai được truyền tiếp, trả lời sai thì phải nhảy lò cò một vòng từ vị trí của mình lên bảng, cứ như vậy đến khi xác định được tọa độ tất cả 7 điểm trên mặt phẳng tọa độ. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những tổ có nhiều bạn nói đúng và nhanh. Đáp án: Toạ độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD là: A(0,5; 2); B(2; 2); C(2; 0); D(0,5; 0) Toạ độ các đỉnh của tam giác PRQ là: P(-3; 3); R(-3; 1); Q(-1; 1). HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung GV yêu cầu HS HĐ nhóm đôi 1' trả lời bài tập 34 SGK HS thảo luận trả lời GV yêu cầu HS đọc và thảo luận theo nhóm bàn bài 38 HS thảo luận theo nhóm GV yêu cầu đại diện vài nhóm trả lời GV: Chốt và chữa bài cho HS GV cho NX và sửa sai. Dạng 1. Xác định tọa độ của một điểm cho trước Bài 34 (SGK-Tr68) a) Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0. b) Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng 0. Bài 38 (SGK-68) a) Đào là người cao nhất và cao 15dm hay 1,5m b) Hồng là người ít tuổi nhất và là 11 tuổi c) Hồng cao hơn Liên (1dm hay 0,1m) và Liên nhiều tuổi hơn Hồng (3 tuổi). GV đưa ra bài tập và yêu cầu HS thực hiện 1 HS lên bảng thực hiện HS còn lại cùng thực hiện vào vở GV cho NX và sửa sai. ? Yêu cầu HS làm bài 37 HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài GV: Hãy nối các điểm A, B, C, D, O. Có nhận xét gì về 5 điểm này HS: Cùng nằm trên một đường thẳng Dạng 2. Vẽ và biểu diễn tọa độ của một điểm Bài 36 (SGK- 68) Tứ giác ABCD là hình vuông. -4 -3 x y -2 -1 0 -1 -2 -3 -4 A B C D Bài 37 (SGK- 68) Hàm số y được cho trong bảng sau a) x 0 1 2 3 4 y 0 2 4 6 8 Các cặp giá trị tương ứng (x; y) của hàm số trên là: (0; 0); (1; 2); (2; 4); (3; 6); (4; 8) HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng - GV yêu cầu HS tự đọc mục “Có thể em chưa biết” trang 69 SGK. - Sau khi hs đọc xong, GV hỏi : Như vậy để chỉ một quân cờ đang ở vị trí nào ta phải dùng những kí hiệu nào? Hỏi cả bàn cờ có bao nhiêu ô? HOẠT ĐỘNG 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Trong thực tế em đã nhìn thấy mặt phẳng tọa độ biểu diễn nội dung gì ở đâu, lĩnh vực nào? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài nắm vững các khái niệm và quy định của mặt phẳng toạ độ, toạ độ của một điểm. - Tiết sau: Đồ thị của hàm số y = ax (a 0).

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_32_luyen_tap_nam_hoc_2019_2020_t.doc