Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 13: Ôn tập Chương I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 Củng cố kiến thức về đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.

 2. Kĩ năng

 - HS TB-Y: Biết dùng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng

có độ dài cho trước.

 - HS K-G: Tổng hợp kiến thức, áp dụng vào suy luận làm bài tập.

 3. Thái độ

 Giáo dục HS tính cẩn thận khi vẽ hình.

 4. Năng lực- phẩm chất

 a) Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác

 b) Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng.

 2. Học sinh: Học bài và làm bài tập, thước thẳng.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề

 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não

 

docx3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 13: Ôn tập Chương I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 23/11/2019 Tiết 13 ÔN TẬP CHƯƠNG I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Củng cố kiến thức về đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng. 2. Kĩ năng - HS TB-Y: Biết dùng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.. - HS K-G: Tổng hợp kiến thức, áp dụng vào suy luận làm bài tập. 3. Thái độ Giáo dục HS tính cẩn thận khi vẽ hình. 4. Năng lực- phẩm chất a) Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác b) Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng. 2. Học sinh: Học bài và làm bài tập, thước thẳng. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Hoạt động khởi động * Khởi động Câu hỏi: Cho các hình vẽ : điểm, đường thẳng, đường thẳng đi qua 2 điểm, tia , hai tia đối nhau, trùng nhau, đoạn thẳng... 2. Hoạt động Ôn tập Hoạt động của Thầy trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Luyện kĩ năng vẽ hình - Phương pháp: gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não - Năng lực:Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ - GV:Cho hai tia chung gốc Ox, Oy không đối nhau. - Vẽ đường thẳng aa' cắt 2 tia đó tại A, B khác O - Vẽ điểm M nằm giữa 2 điểm A và B. Vẽ tia OM. - Vẽ tia ON là tia đối của tia OM. a) Chỉ ra những đoạn thẳng trên hình. b) Chỉ ra 3 điểm thẳng hàng trên hình. c) Trên hình có tia nào nằm giữa 2 tia còn lại không ? Hs hđ cá nhân · Trên hình vẽ sau có: Đoạn thẳng: OA, OB, AM, MB, AB, OM Ba điểm thẳng hàng: A, M, B Tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy Hoạt động 2: Bài tập 8 GV:Một em đọc nội dung bài tập 8? - Vẽ hình - Tính đoạn thẳng AC, BD? - GVYCHS hoạt động theo nhóm - HS thảo luận theo nhóm - Lên bảng báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm - Trên hình có điểm nào là trung điểm của đoạn thẳng nào không ? HS:O là trung điểm của đoạn thẳng AC GV: nhận xét ,chốt kiến thức. · Bài tập 8 (SGK - Tr. 127) Giải a) + Ox và Oy là hai tia đối nhau và A Î Ox, C Î Oy Þ O nằm giữa A và C nên: AO + OC = AC Thay OA = 3 cm, OC = 3 cm, ta có: AC = 3 + 3 = 6 (cm) + Ot và Oz là hai tia đối nhau và B Î Ot, D Î Oz Þ O nằm giữa B và D nên: BO + DO = BD Thay OB = 2 cm, OD = 4 cm, ta có: BD = 2 + 4 = 6 (cm) b) Vì AC = 6 cm, BD = 6 cm nên AC = BD c) Ta có : Þ O là trung điểm của đoạn thẳng AC Hoạt động 3: vận dụng - 1HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu - HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV - HS lần lượt lên bảng thực hiện Bài tập Trên tia Ax lấy hai điểm B, C sao cho AB = 2cm, AC = 6cm a ) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? Vì sao ? b) Tính độ dài đoạn thẳng BC. c) Gọi M là trung điểm của BC. Tính độ dài đoạn thẳng BM. a) Vì AB = 2cm, AC = 6cm nên AB AC Do đó điểm B nằm giữa hai điểm A và C. b) Vì B nằm giữa A và C => AB + BC = AC BC = AC – AB = 6 – 2 = 4 (cm) c) Vì M là trung điểm của BC nên (cm) 3. Hoạt động tìm tòi ,mở rộng * Về nhà ôn tập lại toàn bộ phần lí thuyết trong chương. - Tập vẽ hình, kí hiệu hình. - BTVN: 51; 56; 58; 63; 64; 65 ( SBT - Tr. 105) - Giờ sau kiểm tra một tiết.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_13_on_tap_chuong_i_nam_hoc_2019_20.docx