CHƯƠNG II. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN.
QUAN HỆ SONG SONG
Tiết 12 Bài 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG
I/. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1.Kiến thức : Giúp học sinh :
-nắm vững các khái niệm mở đầu , cách biểu diễn mặt phẳng ,các tính chất thừa nhận 1 , 2 , 3 , 4 , 5 .
-nắm vững các quy tắc vẽ hình biểu diễn của một hình không gian .
-nắm vững các kí hiệu mặt phẳng , điểm thuộc mặt phẳng , đường thẳng nằm trong mặt phẳng , mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng .
-Giao tuyến của hai mặt phẳng là gì , cách tìm giao tuyến của hai mặt phẳng .Kí hiệu giao tuyến của hai mặt phẳng .
6 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 Tiết 12 Bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THCS & THPT TỐ HỮU
---------------------------------
HỘI THI GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ NĂM HỌC 2007-2008
Tiết 12.
Bài 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : LÊ VĂN HÙNG
NĂM HỌC 2007-2008
CHƯƠNG II. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN.
QUAN HỆ SONG SONG
Tiết 12 Bài 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG
I/. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1.Kiến thức : Giúp học sinh :
-nắm vững các khái niệm mở đầu , cách biểu diễn mặt phẳng ,các tính chất thừa nhận 1 , 2 , 3 , 4 , 5 .
-nắm vững các quy tắc vẽ hình biểu diễn của một hình không gian .
-nắm vững các kí hiệu mặt phẳng , điểm thuộc mặt phẳng , đường thẳng nằm trong mặt phẳng , mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng .
-Giao tuyến của hai mặt phẳng là gì , cách tìm giao tuyến của hai mặt phẳng .Kí hiệu giao tuyến của hai mặt phẳng .
2.Kỹ năng : Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng :
-Vẽ hình biểu diễn của một hình không gian đúng quy tắc và đạt yêu cầu : đúng , rõ ,đẹp .
-Sử dụng và đọc thành thạo các kí hiệu .
-Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng , chứng minh ba điểm thẳng hàng .
-Logic trong trình bày một vấn đề , có tư suy luận chặt chẽ , biết quan sát , phân tích ,phát hiện vấn đề và rút ra bài học .
-Biết vận dụng vào giải bài tập và giải quyết được các vấn đề có liên quan.
***Trọng tâm : quy tắc biểu diễn của một hình không gian , các kí hiệu , các tính chất thừa nhận 1,2,3,4,5; giao tuyến của hai mặt phẳng , tìm giao tuyến của hai mặt phẳng .
3.Thái độ :
-Học sinh học tập nghiêm túc , chăm chỉ , hoạt động tích cực , chủ động ,sáng tạo ,hứng thú với môn học .
II/.PH Ư ƠNG PH ÁP : Phương pháp vấn đáp, đàm thoại gợi mở.
III/.CHUẨN BỊ :
Giáo viên: Soạn bài đại cương về đường thẳng và mặt phẳng , phấn màu, giáo án điện tử, dự kiến tình huống .
Học sinh: Soạn bài “Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng”
(chú ý phần I , II ) , làm bài tập ví dụ ở SGK, dụng cụ học tập.
IV/. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức: Ổn định trật tự, kiểm diện sĩ số
2. Giới thiệu tổng quan về chương II, kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
3. Giảng bài mới .
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nôi dung chính
1/.Ổn định lớp
2/.Giới thiệu chương II .
- Nêu các câu hỏi nhằm kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho tiết học này .
Giáo viên chính xác hoá lại vấn dề cần giới thiệu .
Cả lớp chú ý , lớp trưởng báo cáo sĩ số .
Chú ý theo dõi và phát biểu .
Học sinh khác nhận xét ,bổ sung .
Ghi vở :
Chương II.
ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN
3/.Vào bài mới bài mới
Nêu câu hỏi cho từng nội dụng :
I/.
1.Mặt phẳng
-Tìm các ví dụ cho ta hình ảnh một phần của mặt phẳng .
Nhận xét và chốt lại vấn đề cần nêu.
-Ta thường biểu diễn một phần mặt phẳng bằng cách nào ?
-Ta thương kí hiệu mặt phẳng như thế nào ?
Nhận xét ,chính xác hoá kiến thức .
2. Điểm thuộc mặt phẳng
-Nhắc lại cho HS trường hợp sử dụng các kí hiệu :
Î , Ï , Ì .
, cách đọc các kí hiệu trên .
?1 .Vẽ một A thuộc mp(α) và một điểm B không thuộc mp(α).
Minh hoạ 1(GSP)
Khắc sâu vấn đề cho học sinh .
3.Hình biểu diễn của một hình không gian .
-Cho học sinh quan sát các(hình 2.5) ;( hình 2.6)
Minh học2 (GSP) .
-Cho học sinh rút ra quy tắc biểu diễn .
Chốt lại kiến thức chính xác và nêu chú ý cho HS
Ghi tiêu đề bài học :
Tìm ví dụ , một số phát biểu .
Một số HS phát biểu , một số học sinh khác bổ sung .
Ghi vở , vẽ hình (2.3)
Phát biểu , nhận xét , bổ sung .
ghi kí hiệu vào vở cho hình vẽ của Hình.(hinh2.4)
Quan sát
Quan sát và rút ra quy tắc .
Tiết 12
Bài 1
Đại Cương Về Đường
Thẳng Và Mặt Phẳng
I. KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU
1.Mặt phẳng
2. Điểm thuộc mặt phẳng
3. Hình biểu diễn của một hình không gian .
II/
Nêu một số câu hỏi ,nhằm giúp học sinh từ quan sát thực tiễn và kinh nghiệm để phát hiện và thừa nhận các tính chất một cách tự nhiên ,nhẹ nhàn .
Cho học sinh thảo luận , phát biểu và chất lại kiến thức .
-Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước ?
-Có bao nhiêu mặt phẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước ?
-Có bao nhiêu mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng cho trước ?
-Một mặt phẳng hoàn toàn được xác định khi nào ?
-Mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng A, B ,C được kí hiệu như thế nào ?
-Hãy vẽ một mp đi qua ba điểm không thẳng hàng vào vở .
Minh hoạ 3(SGP)
-Liên hệ thực tế .
Đặt câu hỏi dẫn dắt HS phát hiện
và ghi nhớ tính chất 3 một cách tự nhiên .
-Đưa ra câu hỏi củng cố ba tính chất 1 , 2 , 3 .
?2Tại sao người thợ mộc kiểm tra độ phẳng mặt bàn bằng cách rê thước thẳng trên mặt bàn ?
Giáo viên nhận xét , chính xác lại vấn đề . Cho điểm HS trả lời tốt .
?3 Cho ta giác ABC , M là điểm thựôc phần kéo dài của cạnh BC.
a).Điểm M có thuộc mặt phẳng (ABC) không ?
b).Đường thẳng AM có nằm trong mặt phẳng (ABC) không ?
c).Hai mặt phẳng (ABC) và (ABM) có trùng nhau không ?
Thu bài các nhóm .
Sửa sai và uốn nắn lại cho học sinh các lổi về cách sử dụng các kí hiệu , cách trình bày .
Cho điểm các nhóm .
Chốt lại ba tính chất đã học
-Dẫn dắt HS vào tính chất
Chú ý cho HS các khái niệm « đồng phẳng » ; « không đồng phẳng »
-Dẫn dắt học sinh vào tính chất 5 thông qua quan sát thực tế , hình ảo .
-Chốt lại tính chất 5
? Khẳng định sau đúng hay sai ?
Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung .
+ Đưa ra khái niệm giao tuyến của hai mặt phẳng .
+Chú ý kí hiệu
?4 (SGK)Trong mặt phẳng (P) cho hình bình hành ABCD và một điểm S nằm ngoài mặt phẳng (P) .
a)S có phải là điểm chung của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) không ?
b) Chi ra một điểm chung của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD)và khác S .
c)Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) .
Chính xác hóa kiến thức .
-Đưa ra ?5 (SGK)
Quan sát , phát biểu , nhận xét , bổ sung .
Quan sát minh hoạ 3(GSP)
Rút ra kiến thức cần nhớ :
Tính chất 1
Tính chất 2.
Vẽ hình và ghi kí hiệu vào vở .
Tập đọc kí hiệu mp(ABC) , (ABC).
Liên hệ thực tế .
Rút ra tính chất 3
Một số học sinh phát biểu . HS khác nhận xét .
HS thảo luận theo nhóm .
Nộp bài các nhóm .
Nhận xét , sửa sai
Phát biểu tính chất 4
Cho ví dụ
Phát biểu tính chất 5.
-Ghi nhận xét tính chất 5
Học sinh là vào phiếu học tập .
Nộp phiếu học tập .
Phát biểu và giải thích .
-HS quan sát hình vẽ
Một vài học sinh đứng tại chổ trả lời và giải thích .
-Học sinh chú ý nội dung
II.CÁC TÍNH CHẤT THỪA NHẬN
Tính chất 1
Tính chất 2
Tính chất 3
Tính chất 4
Tính chất 5
?4(SGK)
?5(SGK)
Củng cuối tiết
-Đưa ra câu hỏi đúng hay sai ?
Cho hình vẽ sau ẩn
a)Bốn điểm A, B ,C , I đồng phẳng .
b)Bốn điểm A, C , D , S đồng phẳng .
c)Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SAD) là SA .
d) SC =(SBC) Ç (SCD)
e) SD Î (SAD).
Nhận xét học sinh trả lời và chính xác hóa kiến thức .
Quan sát hình và nội dung câu hỏi trên màn hính và phát biểu .
-Nhận xét và bổ sung .
Hướng dẫn về nhà
-Nắm vững các khái niệm mở đầu ; các kí hiệu .
-Cách biểu diễn của một hình không gian.
-Nắm vững các tính chất thừa nhận.
-Nghiên cứu các ví dụ đã học ;
-Làm bài tập 1 , 2, 3
-Nghiên cứu tính chất 6 và phần III : «Cách xác định mặt phẳng ».
Học sinh chú ý
File đính kèm:
- GIAO AN.doc
- phieu hoc tap.doc