I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình.
- Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
- Giải thích được vì sao phải bảo vệ hoà bình: Giá trị của hoà bình và tác hại của chiến tranh. Nguy cơ của chiến tranh.
- Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.
2. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, yêu cuộc sống.
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
a. Năng lực đặc thù
- Xử lí tình huống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- SGK, SGV. Nghiên cứu soạn bài. Bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập.
- Sách báo, tranh ảnh, bài hát ngợi ca hòa bình, phản đối chiến tranh.
2. Học sinh
- SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo.
- Học và làm bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
a. Phương pháp: Hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp, LTTH, trò chơi, đóng vai.
b. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, mảnh ghép.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 5: Bảo vệ Hòa Bình - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:05/10/2020
Tiết 5 - Bài 4
BẢO VỆ HÒA BÌNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình.
- Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
- Giải thích được vì sao phải bảo vệ hoà bình: Giá trị của hoà bình và tác hại của chiến tranh. Nguy cơ của chiến tranh.
- Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.
2. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, yêu cuộc sống.
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
a. Năng lực đặc thù
- Xử lí tình huống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- SGK, SGV. Nghiên cứu soạn bài. Bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập.
- Sách báo, tranh ảnh, bài hát ngợi ca hòa bình, phản đối chiến tranh.
2. Học sinh
- SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo.
- Học và làm bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
a. Phương pháp: Hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp, LTTH, trò chơi, đóng vai.
b. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, mảnh ghép.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Thế nào là dân chủ? Kỉ luật là gì?
Câu 2: Em đã làm gì để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật?
a. Bầu đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ.
b. Đi học đúng giờ.
c. Sinh hoạt đoàn theo định kì.
d. Thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp.
e. Làm BT thầy cô giao về nhà.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
- Cho HS xem clíp về hậu quả của chiến tranh – HS NX – GV vào bài.
- Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914- 1918), lần thứ hai ( 1939- 1945) đã trôi qua rất lâu nhưng hậu quả của nó vẫn còn dai dẳng, nặng nề với bao mất mát đau thương, chết chóc, bệnh tật, thất học Để hiểu chiến tranh, hoà bình... Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay: Bảo vệ hòa bình.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1. Đặt vấn đề (GV hướng dẫn HS tự học).
2. Nội dung bài học
? Em hiểu thế nào là hòa bình?
? Phân biệt hòa bình và chiến tranh?
? Phân biệt chiến tranh chính nghĩa với chiến tranh phi nghĩa?
? Qua đó, em hiểu bảo vệ hòa bình là gì?
- GV chốt NDBH 1.
* Bài tập nhanh: Chọn hành vi góp phần bảo vệ hòa bình.
A, Vẽ tranh bảo vệ hòa bình.
B, Viết thư ủng hộ các nước phản đối chiến tranh.
C, Gây hấn với các nước láng giềng.
D, Đất nước có chiến tranh, chạy sang nước khác.
* Thảo luận cặp đôi: 3 phút
? Tìm những hành vi biểu hiện lòng yêu chuộng hòa bình và chưa yêu hòa bình?
- ĐD HS TB - HS khác NX, bổ sung.
- GV NX, chốt vấn đề.
? Nêu những biểu hiện của bảo vệ hòa bình?
3. Trách nhiệm của công dân
- GV chiếu clíp về xung đột vũ trang trên thế giới.
? Qua đó, em cho biết vì sao phải bảo vệ hòa bình?
? Cùng với nhân dân trên thế giới, nhân dân ta có thái độ ntn? Nhân dân đã và đang làm gì?
- GV: Trải qua và chịu đựng bao nhiêu mất mát, đau thươngnhân dân ta càng thấu hiểu giá trị của hoà bình và đã cùng nhau được chứng minh qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta...
- GV yêu cầu HS tự đọc mục 3.
* TL cặp đôi: 2 phút.
? Có ý kiến cho rằng: Cần phải xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới?
? Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
- HS TL,HS trình bày, HS khác NX.
- GV NX, chốt kt.
4. Hành động của nhân loại
- Gọi HS đọc tư liệu tham khảo:“ Văn kiện Đai hội ĐCSVN”
? Trong văn kiện Đại hội Đảng đã chỉ rõ: Để bảo vệ hoà bình chúng ta phải làm gì?
? Là HS em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ hoà bình?
- GV chốt lại NDBH 4 SGK
- Gọi HS đọc lại NDBH.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Khái niệm
a. Hoà bình
- Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang. Là mối quan hệ hiểu biết tôn trọng bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
Hòa bình
Chiến tranh
- Đem lại cuộc sống bình yên, tự do
- Nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
-> Là khát vọng của loài người.
- Gây đau thương,
chết chóc.
- Đói nghèo, bệnh tật,
không được học hành.
-> Là thảm họa
của loài
người.
Chiến tranh chính nghĩa
Chiến tranh
phi nghĩa
-Tiến hành đấu tranh chống xâm lược
- Bảo vệ độc lập
- Bảo vệ hòa bình
- Gây chiến tranh,
giết người, cướp của.
- Xâm lược nước
khác.
- Phá hoại hòa bình.
b. Bảo vệ hoà bình
- Là giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
* NDBH 1 sgk 14-15
- Đáp án: A, B.
2. Biểu hiện.
Đội 1 Đội 2
Yêu hoà bình
Chưa yêu hoà bình
- Đoàn kết các dân tộc chống lại hành động ngang ngược của Trung Quốc.
- Biểu tình chống chiến tranh.
- Vẽ tranh vì hòa bình.
- Thờ ơ trước
hành động xâm
chiếm đất nước.
- Hành động
gây mâu thuần
giữa các dân tộc
- Bôi nhọ đât nước.
- Không tham
gia bảo vệ hoà bình.
- Phản đối chiến tranh bảo vệ hoà bình.
- Đoàn kết quốc tế, vì hoà bình thế giới....
3. Trách nhiệm của nhân loại và nhân dân VN
* Đối với nhân loại
- Ngày nay ở nhiều ku vực trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang.
- Ngòi nổ của chiến tranh vẫn đang âm ỉ tại nhiều nơi trên hành tinh của chúng ta.
-> Ngăn chặn chiến tranh bảo vệ hoà bình là trách nhiệm chung của toàn nhân loại. Thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày.
* Thái độ của nhân dân ta
- Yêu chuộng hoà bình.
- Trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt nên ta biết được giá trị của hòa bình.
-> Tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình và công lý trên thế giới.
* NDBH 3 sgk.
- Đồng ý. Vì xây dựng mqh hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới sẽ góp phần bảo vệ hòa bình.
4. Hoạt động bảo vệ hoà bình
- Để bảo vệ hòa bình cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng bình đẳng thân thiện giữa người với người.
- Thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới.
- Tích cực học tập, tham gia đầy đủ, nhiệt tình các hoạt động vì hòa bình,lên án, tuyên truyền chống chiến tranh bảo vệ hòa bình, đoàn kết thân ái giữa các dân tộc, không phân biệt giàu nghèo trong trường và ở địa phương
- Thân thiện với người nước ngoài.
- Viết thư ủng hộ các nước đang bị đe dọa...
* NDBH 4sgk- 15
Hoạt động 3. Luyện tập
? Hành vi nào biểu hiện lòng yêu hoà bình? Vì sao?
* Đóng vai.
- TH: Khi thấy Trung Quốc có hành động gây hấn ở vùng biển của VN. Một số bạn tổ chức viết thư, tặng quà cán bộ và nhân dân ở đây. Nhưng Minh cười bảo: Làm việc vô tích sự.
? Nếu là bạn Minh, em sẽ làm gì?
- HS diễn - HS khác NX, bổ sung
- GV NX – cho điểm
- YC HS đọc bài tập trong SGK.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
? Tìm một số biểu hiện hành động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh do trường, lớp, nhân dân địa phương tổ chức?
? Sử dụng phiếu học tập (Đánh dấu x vào câu trả lời đúng)
? Bản thân em và các bạn có nên làm các việc sau đây để góp phần bảo vệ hòa bình?
* Bài tập 1 ( SGK-16 )
- Lòng yêu hoà bình: a, b, d, e.
* Bài tập tình huống
* Bài tập 3 ( SGK- 16 ):
- Ủng hộ những người bị nhiễm chất độc màu da cam đòi công lí.
- NDVN tổ chức mít tinh phản đối chiến tranh.
* Bài tập bổ sung.
Hoạt động
Nên
Không nên
- Đi bộ vì hòa bình
- Vẽ tranh vì hòa bình.
- Viết thư cho bạn bè quốc tế.
- ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.
- Kêu gọi những người có lương tri nên hành động vì trẻ em.
x
x
x
x
x
Hoạt động 4. Vận dụng
- Viết một đoạn văn bày tỏ cảm xúc của em về nền hòa bình em đang được hưởng.
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm hiểu những clíp nói về tình hình xung đột vũ trang, căng thẳng trên thế giới và bày tỏ quan điểm của em.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU
- Học thuộc nội dung bài học. Làm bài tập 2, 4 tr19. (vẽ một bức tranh về hòa bình).
- HS tự xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động vì hòa bình (theo đơn vị tổ )
- Chuẩn bị bài 5: Tình hữu nghị giữ các dân tộc trên thế giới.
+ Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
+ Biểu hiện và ý nghĩa?
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_5_bao_ve_hoa_binh_nam_h.doc