Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 15: Ôn tập học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhằm hệ hống lại các kến thưc đã học trong học kì I.

- Nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm.

2. Kĩ năng

- Học sinh có phương pháp làm các dạng bài tập.

- Áp dụng các kiến thức đã được học vào trong cuộc sống.

3. Thái độ

- Tạo cho các em có ý thức ôn tập, học bài và làm bài.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Bảng phụ, phiếu học tập.

- Một số bài tập trắc nghiệm.

2. Học sinh

- Ôn tập bài cũ.

- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 15: Ôn tập học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 22/11/2019 Tiết 15: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhằm hệ hống lại các kến thưc đã học trong học kì I. - Nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm. 2. Kĩ năng - Học sinh có phương pháp làm các dạng bài tập. - Áp dụng các kiến thức đã được học vào trong cuộc sống. 3. Thái độ - Tạo cho các em có ý thức ôn tập, học bài và làm bài. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm. 2. Học sinh - Ôn tập bài cũ. - Làm các bài tập trong sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức GV: hướng dẫn HS ôn tập những nội dung sau: Câu 1: Tự chủ là gì? Người biết tự chủ là người như thế nào? Tự chủ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người. HS: TL Câu 2: Bài tập tình huống Chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo mới đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui. Chủ đề 1: Quan hệ với bản thân - Tự chủ là làm chủ bản thân. - Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của mình. - Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ. Em hãy nhận xét về việc làm của Hằng. Em sẽ khuyên Hằng như thế nào? Câu 1: Thế nào là chí công vô tư? Nêu những biểu hiện của chí công vô tư. Câu 2: Thế nào là năng động, sáng tạo? Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Câu 1: Vì sao chúng ta phải phản đối chiến tranh và bảo vệ hòa bình ? Câu 2: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa gì? Chủ đề 2: Quan hệ với công việc - Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người. - Biểu hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có sẵn. - Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác nhằm đạt kết quả cao. - Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội iện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những rang buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. - Nhờ năng động, sáng tạo mà con gười làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. Chủ đề 3: Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại - Vì: chiến tranh là mất mát, là đau khổ, là chia li, là thảm họa của toàn nhân loại. - Vì: hòa bình là hạnh phúc, là khát vọng của toàn nhân loại. - Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. Ví dụ: quan hệ Việt - Lào, quan hệ Việt Nam - Cu-ba Câu 3: Bài tập tình huống: An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có còn truyền thống nào đáng tự hào đâu?”. Em có đồng ý với ý kiến của An không? Vì sao? Em sẽ nói gì với An? - Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. 4. Củng cố - GV khái quát nội dung tiết học, nhấn mạnh nội dung kiến thức trọng tâm học sinh cần nắm vững để áp dụng vào bài kiểm tra học kì. 5. Dặn dò - Về nhà ôn kĩ bài, làm bài tập. - Chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì I.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_15_on_tap_hoc_ki_i_nam.pdf
Giáo án liên quan