Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 23+24 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

A. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức:

- Khái niệm lao động

- Ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội .

2. Kĩ năng:

* KNBH: - Biết được hợp đồng lao động ; một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của

bên các tham gia hợp đồng lao động.

* KNS: giải quyết vấn đề, hợp tác, phát triển tình cảm.

3. Thái độ:

* TĐBH:

- Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động

- Tích cực ,chủ động tham gia các công việc chung của trường ,lớp.

- Biết lao động để có thu nhập chính đáng cho mình, gia đình và xã hội

* Giá trị sống: yêu thương

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng

tạo,

B. Chuẩn bị bài học

1. Phương pháp, phương tiện

- Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,

- Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, Hiến pháp 2013; Bộ

luật lao động; Những tấm gương lao động giỏi.

2. Dự kiến các hoạt động học của học sinh

a. Trước giờ học

- HS xem trước phần nội dung bài học, bài tập trong SGK.

b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá

nhân và nhóm.

c. Sau giờ học: HS tiếp tục củng cố và làm các bài tập mở rộng theo

hướng dẫn của giáo viên.

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 23+24 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Tiết 23 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN A. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức: - Khái niệm lao động - Ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội . 2. Kĩ năng: * KNBH: - Biết được hợp đồng lao động ; một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên các tham gia hợp đồng lao động. * KNS: giải quyết vấn đề, hợp tác, phát triển tình cảm. 3. Thái độ: * TĐBH: - Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động - Tích cực ,chủ động tham gia các công việc chung của trường ,lớp. - Biết lao động để có thu nhập chính đáng cho mình, gia đình và xã hội * Giá trị sống: yêu thương 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: - Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, B. Chuẩn bị bài học 1. Phương pháp, phương tiện - Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, - Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, Hiến pháp 2013; Bộ luật lao động; Những tấm gương lao động giỏi. 2. Dự kiến các hoạt động học của học sinh a. Trước giờ học - HS xem trước phần nội dung bài học, bài tập trong SGK. b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ học: HS tiếp tục củng cố và làm các bài tập mở rộng theo hướng dẫn của giáo viên. C. Tổ chức dạy học HĐ 1: Khởi động Từ xa xưa con người đã biết làm ra công cụ bằng đá tác động vào tự nhiên (trồng lúa, làm đồ gốm) tạo ra của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống của mình.... HĐ 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV- HS Nội dung Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu phần đặt vấn đề. HS đọc phần đặt vấn đề. H: Ông An đã làm việc gì? - Ông An tập trung thanh niên trong làng mở lớp dạy nghề, hướng dẫn họ sản xuất, làm ra sản phẩm lưu niệm bằng gỗ để bán. I. Đặt vấn đề: 1. Tình huống 1: H: Việc ông An mở lớp dạy nghề cho trẻ em trong làng có ích lợi gì? - Giúp các em có tiền đảm bảo cuộc sống hàng ngày và giải quyết những khó khăn cho xã hội. H: Việc làm của ông có đúng mục đích không? - Việc làm của ông đúng mục đích. Em có suy nghĩ gì về việc làm của ông An? - Ông An đã làm một việc làm rất có ý nghĩa, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho mình, người khác và xã hội. GV giới thiệu khoản 3, điều 5 của Bộ luật Lao động: mọi hoạt động tạo ra việc làm; tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ. H: Kể tên những tấm gương lao động giỏi ở địa phương em, hoặc qua sách báo mà em biết? GV cho học sinh nêu những vấn đề bức xúc về việc làm hiện nay của thanh niên gây những khó khăn, bất ổn cho xã hội, nhà nước. H: Bản cam kết giữa chị Ba và Giám đốc công ty TNHH Hoàng Long có phải là hợp đồng lao động không?Vì sao? - Bản cam kết đó là hợp đồng lao động. Vì: Chị Ba (người lao động) + Công ty TNHH (người sử dụng lao động) Nội dung cam kết: Việc làm, tiền công, thời gian làm việc, các điều kiện khác,... H: Chị Ba tự ý thôi việc là đúng hay sai? Vì sao? - Chị Ba tự ý thôi việc là sai vì đã vi phạm hợp đồng lao động. TLN bàn - 3 phút: H: Hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc, nội dung hợp đồng lao động? HS thảo luận theo nhóm bàn- Đại diện trình bày GV nhận xét, kl (Bảng phụ) Hợp đồng lao động: - Sự thỏa thuận giữa người lao động + người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. - Nguyên tắc: thỏa thuận tự nguyện, bình đẳng. - Nội dung: Công việc phải làm, thời gian, địa 2. Tình huống 2: điểm, tiền lương, tiền công, phụ cấp, các điều kiện bảo hộ lao động. GV giới thiệu sơ lược về Bộ luật Lao động và ý nghĩa của luật lao động: Ngày 23/6/1994, Quốc hội khóa IX của nước ta đã thông qua Bộ luật Lao động; ngày 2/4/2002 kì họp thứ XI quốc hội khóa X thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới. Bộ luật Lao động là văn bản pháp lí quan trọng, thể chế hóa quan điểm của Đảng về lao động. Bộ luật Lao động quy định: - Quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động - Hợp đồng lao động - Các điều kiện liên quan như: bảo hiểm, bảo hộ lao động, bồi thường thiệt hại. GV giới thiệu Điều 6 (Bộ luật lao động): Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. GVKL, chuyển ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học H: Từ các nội dung đã tìm hiểu ở trên, em hãy cho biết lao động là gì? HS trình bày ý kiến cá nhân GV nhận xét, kl HS đọc tư liệu tham khảo- SGK H: Lao động có vai trò như thế nào? GVKL: Con người muốn tồn tại và phát triển cần có những nhu cầu thiết yếu: ăn, mặc, ở,...Để thỏa mãn những nhu cầu đó, con người cần phải lao động, nhu cầu con người ngày càng tăng thì lao động ngày càng được cải tiến, cần có sự điều chỉnh các mối quan hệ. Lao động giúp cho XH loài người ngày càng phát triển. II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải, vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. * Vai trò: Là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại. HĐ 3: Hoạt động luyện tập - Lao động có vai trò ntn? - Trình bày khái niệm lao động? HĐ 4: Hoạt động vận dụng - Nêu những kết quả mà lao dộng đem lại cho gia đình em? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tuyên truyền cho mọi người vai trò của lao động? Ngày giảng: Tiết 24 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN ( tiếp theo) A. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức: - Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - Những quy định của pháp luật đối với quyền và nghĩa vụ lao động của công dân 2. Kĩ năng: * KNBH: Biết được những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lao động * KNS: giải quyết vấn đề, hợp tác, phát triển tình cảm. 3. Thái độ: * TĐBH: - Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động - Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của trường, lớp. - Biết lao động để có thu nhập chính đáng cho mình, gia đình và xã hội * Giá trị sống: yêu thương, yêu lao động 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: - Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, B. Chuẩn bị bài học 1. Phương pháp, phương tiện - Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, - Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, Hiến pháp 2013; Bộ luật lao động; Những tấm gương lao động giỏi. 2. Dự kiến các hoạt động học của học sinh a. Trước giờ học - HS xem trước phần nội dung bài học, bài tập trong SGK. b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ học: HS tiếp tục củng cố và làm các bài tập mở rộng theo hướng dẫn của giáo viên. C. Tổ chức dạy học HĐ 1: Khởi động Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm của lao động và vai trò của lao động đối với đời sống con người. Vậy công dân có quyền và nghĩa vụ gì, pháp luật có những quy định như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp bài HĐ 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV- HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu tiếp phần nội dung bài học H: Quyền lao động của công dân là gì? VD? H: Nghĩa vụ lao động của công dân là gì? VD? II. Nội dung bài học 2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân: * Quyền lao động: Mọi công dân có quyền làm việc, có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình. * Nghĩa vụ lao động: GV: Nhấn mạnh: Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội GV giới thiệu Điều 20 Bộ luật lao động: 1, Mọi người có quyền lựa chọn nghề nghiệp và nơi học nghề phù hợp với nhu cầu làm việc của mình. 2, Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật được mở cơ sở dạy nghề, chính phủ ban hành về việc qui định mở các cơ sở dạy nghề. H: Kể tên một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, taọ việc làm, tự tạo việc làm ở địa phương mà em biết? H: Pháp luật lao động có những quy định gì đối với trẻ chưa thành niên? H: Liên hệ hực tế những việc làm sai trái sử dụng sức lao động của trẻ em? - Bắt trẻ em bỏ học để lao động kiếm tiền. - Có trẻ em chỉ mới 12, 13 tuổi đã phải làm công việc nặng nhọc như đốt than, đốn củi... - Lợi dụng trẻ em tham gia dẫn dắt khách mại dâm, ma túy,.... H: Bản thân em đã phải làm những công việc nặng nhọc quá sức lao động của mình không? H: Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động, ngay từ khi còn là học sinh em phải làm gì? - Hs trả lời ý kiến cá nhân. Gv khái quát lại nội dung vừa tìm hiểu - Tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vujlao động của người công dân. - Góp phần đấu tranh những hiện tượng sai trái, trái pháp luật trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của người Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. 3. Quy định đối với trẻ chưa thành niên - Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc. - Cấm sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại. - Cấm lạm dụng, cưỡng bức, ngược đãi người lao động. công dân. Hoạt động 2: HD HS làm bài tập GV Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập 1,2,3 SGK - HS dưới lớp làm vào vở, nhận xét, bổ sung GV nhận xét đưa ra đáp án TH: Hiện nay, tình trạng trẻ em lang thang, cơ nhỡ rất nhiều ở các thành phố, đô thị. Các em làm rất nhiều việc để kiếm sống, kể cả tham gia các tệ nạn xã hội. Em hãy đóng góp một số giải pháp để giải quyết tình trạng trên? III. Bài tập: * Bài tập 1 Đáp án: đúng: a,b,d,e * Bài tập 2: Đáp án: câu b, c. * Bài tập 3 Đáp án đúng: c,d,e. HĐ 3: Hoạt động luyện tập - CD có quyền và nghĩa vụ lao động ntn? - Pháp luật lao động có những quy định gì về lao động đối với trẻ chưa thành niên? HĐ 4: Hoạt động vận dụng - Liên hệ hực tế những việc làm sai trái sử dụng sức lao động của trẻ em? - Em sẽ làm gì khi các bạn cùng lớp, cùng trường bỏ học để đi làm thuê? - Em có suy nghĩ ntn đối với việc người dân VN sang lao động chui ở TQ? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tuyên truyền cho mọi người về quyền và nghĩa vụ lao động? - Tuyên truyền cho mọi người về những quy định của PL về lao động.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_2324_nam_hoc_2019_2020.pdf
Giáo án liên quan