I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Các nguyên tắc trong hôn nhân
- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
- Tác hại của việc kết hôn trái pháp luật
2. Kĩ năng :
* KNBH:Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
* KNS: phát triển tình cảm, hợp tác
3. Thái độ:
* TĐBH:
- Học sinh có thái độ tôn trọng và tình cảm đối với gia đình mình
- Có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc
* Giá trị sống: hạnh phúc, yêu thương
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác, giao tiếp; giải quyết vấn đề
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Nghiên cứu SGK, SGK, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
- HS: Tìm hiểu trước bài theo câu hỏi SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật: Động não, trình bày.
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/1/2020
Ngày giảng: 9A1 - 15/1/2020; 9A4 - 16/1/2020
Tiết 21 - Bài 12:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN
KIỂM TRA 15 PHÚT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Các nguyên tắc trong hôn nhân
- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
- Tác hại của việc kết hôn trái pháp luật
2. Kĩ năng :
* KNBH:Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
* KNS: phát triển tình cảm, hợp tác
3. Thái độ:
* TĐBH:
- Học sinh có thái độ tôn trọng và tình cảm đối với gia đình mình
- Có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc
* Giá trị sống: hạnh phúc, yêu thương
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác, giao tiếp; giải quyết vấn đề
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Nghiên cứu SGK, SGK, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
- HS: Tìm hiểu trước bài theo câu hỏi SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật: Động não, trình bày.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra 15 phút
* Đề bài
Câu 1: (5 điểm) Thế nào là hôn nhân?
Câu 2: (5 điểm) Theo em ý kiến nào sau đây là đúng, ý kiến nào là sai?
a) Kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi
b) Kết hôn sớm, có thai sớm sẽ có hại cho sức khỏe cả con và mẹ
c) Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định trên cơ sở tình yêu chân chính
d) Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con
e) Kết hôn khi nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên
* Đáp án:
Câu Nội dung Điểm
1 Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên
nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận
nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận,
5
hạnh phúc
2 - Ý kiến đúng: b, c, e
- Ý kiến sai: a, d
- Học sinh chọn được 1 đáp án đúng được 1 điểm
5
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động
* GTB: GV chữa nhanh bài kiểm tra và giới thiệu vào tiết tiếp theo của bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Họat đông của thầy và trò Nội dung
* Tìm hiểu những qui định của pháp luật về
hôn nhân:
? Những nguyên tắc trong hôn nhân?
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một
chồng, vợ chồng bình đẳng.
Nhà nước tôn trọng và bảo vệ pháp lí cho hôn
nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân
tộc, các tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài.
Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân
số và kế hoạch hoá gia đình.
? Em có suy nghĩ gì về những nguyên tắc
trên ?
- Những nguyên tắc mang tính nhân văn sâu
sắc, bảo vệ quyền lợi con người, đặc biệt là
quyền lợi của người phụ nữ trong hôn nhân.
? Hãy nêu những hiểu biết của em về chế độ
hôn nhân trong xã hội phong kiến xưa?
- Xã hội phong kiến xưa quy định:
+ “Trai có quyền năm thê, bảy thiếp.
Gái chính chuyên chỉ có một chồng”
+ “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”
+ “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử
tòng tử”
?Từ đó, em có suy nghĩ gì?
- Chế độ mới đã bảo đảm quyền tự do cho con
người trong hôn nhân, đề cao nữ quyền
?Nêu những hiểu biết của em về chính sách
kế hoạch hoá gia đình ở Việt Nam? Theo
em, vì sao sinh đẻ có kế hoạch lại được đưa
vào nguyên tắc trong hôn nhân?
- Mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh từ 1 đến 2
con
- Sinh đẻ có kế hoạch là một trong những điều
kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình và tương lai
II. Nội dung bài học
2. Những qui định của pháp luật
về hôn nhân:
a. Những nguyên tắc:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ,
một vợ, một chồng, vợ chồng
bình đẳng.
- Được kết hôn với các dân tộc,
tôn giáo, người nước ngoài.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực
hiện chính sách dân số và kế
hoạch hoá gia đình.
b. Quyền và nghĩa vụ của công
dân trong hôn nhân:
của các con.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong
hôn nhân
Đăng kí kết hôn ở UBND xã (phường). Được
cấp giấy chứng nhận kết hôn.
?Luật cấm kết hôn trong những trường hợp
nào?
- Cấm kết hôn trong những trường hợp :
+Người đang có vợ, có chồng.
+Người mất năng lực hành vi dân sự.
+Giữa những người cùng dòng máu trực hệ,
giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.
+ Cha mẹ nuôi với con nuôi, cha mẹ vợ
(chồng) với dâu (rễ), bố dượng với con riêng
vợ, mẹ kế với con riêng chồng.
+Giữa những người cùng giới tính.
- GV giải thích: dòng máu trực hệ – quan hệ 3
đời.
?Pháp luật qui định như thế nào về quan hệ
giữa vợ và chồng?
- Bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
- Phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, nghề
nghiệp của nhau.
?Tác hại của việc kết hôn sớm?
- Kết hôn sớm gây tác hại tới sức khỏe, học tập
của bản thân, tới giống nòi dân tộc, tới việc
thực hiện trách nhiệm làm vợ, chống, làm cha,
mẹ trong gia đình
?Trách nhiệm của công dân học sinh?
- Không vi phạm pháp luật về hôn nhân.
- Với HS cần đánh giá đúng bản thân, hiểu luật
hôn nhân gia đình
GV: Cho HS liên hệ: Ở địa phương em có vi
phạm qui định pháp luật về hôn nhân? Em góp
phần làm gì để ngăn chặn?
-> Đề nghị chính quyền địa phương giúp đỡ,
tuyên truyền vận động gia đình.
HSHĐCN - 2P
?Chúng ta có nên yêu sớm khi đang ở tuổi
học trò?Vì sao?
- Không
GV giảng: mặc dù pháp luật qui định độ tuổi
kết hôn như thế nhưng do yêu cầu kế hoạch
+ Được kết hôn:
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ
18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn được đăng ký ở
cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
+ Cấm kết hôn:
- Với những người đang có vợ
hoặc chồng
- Người mất năng lực hành vi
dân sự.
- Cùng dòng máu trực hệ. Có họ
trong 3 đời.
- Cùng giới tính.
- Cha mẹ nuôi với con nuôi, cha
mẹ vợ (chồng) với dâu (rễ), bố
dượng với con riêng vợ, mẹ kế
với con riêng chồng.
+ Qui định của quan hệ vợ
chồng:
- Bình đẳng, có quyền và nghĩa
vụ ngang nhau.
- Phải tôn trọng danh dự, nhân
phẩm, nghề nghiệp của nhau.
3. Tác hại của việc kết hôn sớm
- Kết hôn sớm gây tác hại tới
sức khỏe, học tập của bản thân,
tới giống nòi dân tộc, tới việc
thực hiện trách nhiệm làm vợ,
chống, làm cha, mẹ trong gia
đình
hoá gia đình, nhà nước khuyến khích nam 26,
nữ 22.
- Thủ tục kết hôn: giấy kết hôn -> có giá trị
pháp lý.
?Trong cơ chế thị trường người chồng lo
kiếm tiền, phụ nữ lo việc gia đình. Em có
đồng ý không? Tại sao?
+ Kết luận: Hôn nhân là vấn đề hệ trọng đối
với mỗi người. Tình yêu – hôn nhân – gia đình
là tình cảm hết sức quan trọng với mỗi người.
Mỗi công dân cần thực hiện tốt những điều do
pháp luật quy định.
Hoạt động 3: Luyện tập
GV: Cho HS làm nhanh BT 1 theo cá nhân
HS: Trả lời nhanh
GV: Khuyến khích HS nêu các trường hợp cụ
thể ở địa phương
GV: Nêu Y/C
HS: Trả lời
GV: Cho HS thảo luận theo 4nhóm. 3 phút làm
BT 5,6
N1,2 làm BT 5
N3,4 làm BT 6
HS: TL, làm BT
GV: NX, KL
III. Bài tập
Bài 1:
- Đáp án: d, đ, g, h, i, k
Bài 2: Các trường hợp tảo hôn
Bài 3: Hậu quả xấu do nạn tảo
hôn gây ra
Bài 5:
- Lí do “tự lựa chọn’’ của anh
Đức và chị Hoa là sai . Nếu 2
người cố tình lấy nhau thì cuộc
hôn nhân đó không hợp pháp
Bài 6:
- Việc làm của mẹ Bình là sai vì
vưỡng ép con kết hôn khi con
không thích và chưa đủ tuổi
- Cuộc hôn nhân này không hợp
pháp vì Bình chưa đủ tuổi, bị
cưỡng ép
- Bình có thể nhờ sự giúp đỡ
của chính quyền địa phương và
trường học để thoát khỏi cuộc
hôn nhân này
Hoạt động 4: Vận dụng ở lớp
- Những quy định của PL nước ta về hôn nhân?
- Việc kết hôn sớm gây ra hậu quả gì?
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo mới
Tìm và đọc Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- HS về nhà học bài, làm các BT còn lại
- HS tìm hiểu trước bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
+ Tìm hiểu phần ĐVĐ theo câu hỏi gợi ý cuối mục
+ Tìm hiểu nội dung bài học cần nắm về quyền tự do kinh doanh, thuế và
nghĩa vụ nộp thuế
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_21_quyen_va_nghia_vu_cu.pdf