Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 10: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hiểu được truyền thống, ý nghĩa của truyền thống dân tộc, sự cần thiết phải có kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp

- Bổn phận của HS và công dân.

2. Phẩm chất: Có thái độ tự hào, tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn, biết phê phán thái độ việc làm thiếu tôn trọng, phủ định, xa rời truyền thống dân tộc. Tự lập, tự tin, yêu cuộc sống.

3. Năng lực

a. Năng lực chung

- Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.

a. Năng lực đặc thù

- Xử lí tình huống.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- SGK + SGV. TLTK. Nghiên cứu soạn bài.

- Bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập, tài liệu, tranh ảnh về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

2. Học sinh

- SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo.

- Học và làm bài cũ, chuẩn bị bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT

 a. Phương pháp: Hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp, LTTH, trò chơi, đóng vai.

b. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, mảnh ghép.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

? Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Lấy ví dụ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 10: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:09/11/2020 Tiết 10 - Bài 7 KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (Tiết 2 ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hiểu được truyền thống, ý nghĩa của truyền thống dân tộc, sự cần thiết phải có kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp - Bổn phận của HS và công dân. 2. Phẩm chất: Có thái độ tự hào, tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn, biết phê phán thái độ việc làm thiếu tôn trọng, phủ định, xa rời truyền thống dân tộc. Tự lập, tự tin, yêu cuộc sống. 3. Năng lực a. Năng lực chung - Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. a. Năng lực đặc thù - Xử lí tình huống. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - SGK + SGV. TLTK. Nghiên cứu soạn bài. - Bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập, tài liệu, tranh ảnh về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2. Học sinh - SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. - Học và làm bài cũ, chuẩn bị bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT a. Phương pháp: Hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp, LTTH, trò chơi, đóng vai. b. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, mảnh ghép. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Lấy ví dụ? 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - Mời HS lên diễn tình huống: Nam mồ côi cha mẹ, nhà nghèo nên Nam phải bỏ học đi làm thêm. ? Nếu là bạn của Nam em sẽ làm gì? ? Em có suy nghĩ gì về cách ứng xử của các bạn trong tình huống? - Qua đó GV dẫn vào bài. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 2. Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ? Kể các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? - GV chốt nội dung bài học 2 (sgk) 3. Ý nghĩa của truyền thống * Treo bảng phụ: YC HS TL - Em đồng ý với những ý kiến nào? a. Truyềnth là những kinh nghiệm quý giá. b. Nhờ có truyền thống mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng. c. Dân tộc VN có nhiều truyềnth tốt đẹp d. Không có truyền thống mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển. e. Không để truyền thống bị mai một, lãng quên. (- Đáp án đúng: a, b, c, e.) ? Qua bài tập trên, theo em biết phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ có ý nghĩa gì? - Kết luận: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là vô cùng qúy giá. Vì vậy kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần có chọn lọc, tránh và loại bỏ những hủ tục, tránh chạy theo cái lạ, mốt kệch cỡm, phủ nhận quá khứ. - Chốt lại NDBH 3(SGK-25), * Đóng vai: tình huống: Hoa là HS cấp II, đồng phục nhà trường quy định là mặc áo trắng. Nhưng Hoa không mặc và nói đó là trang phục xấu, không hợp “mốt”. ? Em có đồng ý với Hoa không? Em sẽ làm gì trong tình huống này? - YC HS sắm vai diễn. - Gọi HS lên diễn - HS khác NX. - GV NX, khen nhóm diễn tốt. 4. Trách nhiệm của công dân ? Mỗi công dân cần phải có trách nhiệm như thế nào đối với truyền thống tốt đẹp của dân tộc? ? Thái độ của em trước những truyền thống tốt đẹp đó? - GV chốt lại NDBH 4. - Cho HS xem các làn điệu dân ca của quê hương mình, của đất nước (Hát quan họ) * Tích hợp: Tư tưởng HCM về xây dựng văn hóa của con người. - GV yêu cầu HS đọc. ? Xây dựng văn hóa là gì? I. Đặt vấn đề II. Nội dung bài học 2. Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu thảo, tôn sư trọng đạo các truyền thống về văn hoá, về nghệ thuật * NDBH 2 (sgk25) 3. Ý nghĩa - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là vô cùng quí giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy phải bảo vệ, kế thừa và phát huy để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. * NDBH 3 (sgk25) - Không đồng ý với Hoa. Vì đây là trang phục truyền thống đẹp. - Em khuyên Hoa phải biết trân trọng trang phục đó. 4. Trách nhiệm của công dân - Tự hào, bảo vệ, giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc - Không chạy theo những cái mới lạ không phù hợp. - Không tiếp thu hoàn toàn những truyền thống của các dân tộc khác -> Chúng ta cần lên án phê phán những người có thái độ, hành vi chê bai, phủ nhận truyền thống tốt đẹp của dân tộc hoặc bảo thủ trì trệ, hoặc ca ngợi chủ nghĩa Tư bản, thích hàng ngoại, đua đòi * NDBH 4 (sgk25) Hoạt động 3. Luyện tập - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 ( sgk). ? Hãy giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa của một truyền thống ở quê em? * TL nhóm: 4 nhóm (3 phút) ? Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? - Gọi đại diện nhóm trình bày. - HS nhóm khác NX, bổ sung. - GV NX, bổ sung. ? Hãy kể vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để phát huy truyền thống dân tộc? * Bài tập 2(sgk26). - Trò chơi dân gian: Ném còn, - Trang phục: áo dài - Phong tục: Lễ hội cầu mùa - Lễ hội truyền thống: Hội lim * Bài tập 3 (sgk26) - Đồng ý: a,b,c,e. - Đó là cách đánh giá đúng đắn về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Bài tập 4 (SGK-26) - Học tập truyền thống của dân tộc: Thêu khăn piêu, làm nón, đồ gốm, hiếu học đồ gỗ, làm mây tre đan, vàng bạc Hoạt động 4. Vận dụng ? Sưu tầm những bức tranh, câu chuyện, bài hát... về truyền thống tốt đẹp của địa phương và làm thành bài nội san của lớp gt về những truyền thống tốt đẹp ở quê em? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu một số làng nghề ở Hưng Yên (gốm Bát Tràng ...) - Sưu tầm câu tục ngữ, ca dao, câu chuyện về truyền thống dân tộc. - Tìm hiểu và tập hát những bài hát dân ca địa phương. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc? - Trách nhiệm của HS, công dân là gì? - Chuẩn bị bài tiếp theo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Chế tạo sản phẩm từ nguyên liệu phế thải trong gia đình và trường học. - HS tìm hiểu và chuẩn bị nguyên liệu phế thải trong gia đình, nhà trường để giờ sau thực hiện. ...........................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_10_ke_thua_va_phat_huy.doc
Giáo án liên quan