Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 14 đến 20 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

A. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu tính chất nguy hiểm và hậu quả nặng nề của

HIVD/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội. Những qui định cần thiết và ý nghĩa

của việc chấp hành luật HIVD/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội.

2. Kĩ năng:

- Biết thực hiện đúng qui định về phòng chống lay nhiễm HIVD/AIDS,

ma tuý và các tệ nạn xã hội.

3. Thái độ:

- Rèn ý thức tôn trọng, ủng hộ việc phòng chống HIVD/AIDS, ma tuý và

các tệ nạn xã hội, phản đối những hành vi vi phạm.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng

tạo,

B. Chuẩn bị bài học

1. Phương pháp, phương tiện

- Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,

- Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập,

2. Dự kiến các hoạt động học của học sinh

a. Trước giờ học

- HS xem lại những nội dung bài học từ lớp 8 có nội dung liên quan

pdf17 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 14 đến 20 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8/11/2019 Tiết 14: THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS, MA TUÝ VÀ CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI A. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu tính chất nguy hiểm và hậu quả nặng nề của HIVD/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội. Những qui định cần thiết và ý nghĩa của việc chấp hành luật HIVD/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội. 2. Kĩ năng: - Biết thực hiện đúng qui định về phòng chống lay nhiễm HIVD/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội. 3. Thái độ: - Rèn ý thức tôn trọng, ủng hộ việc phòng chống HIVD/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội, phản đối những hành vi vi phạm. 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: - Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, B. Chuẩn bị bài học 1. Phương pháp, phương tiện - Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, - Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, 2. Dự kiến các hoạt động học của học sinh a. Trước giờ học - HS xem lại những nội dung bài học từ lớp 8 có nội dung liên quan Phiếu học tập 1 1.Thế nào là ma túy? 2.Tác hại? 3. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta quy định: Phiếu học tập 2 1. HIV/ AIDS là gì? 2. Tác hại? 3. Biện pháp phòng tránh Phiếu học tập 3 1. Ma túy là gì? 2. Tác hại? 3.Biện pháp phòng tránh b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ học: HS tiếp tục củng cố và làm các bài tập mở rộng theo hướng dẫn của giáo viên. C. Tổ chức dạy học HĐ 1: Khởi động GV chiếu những hình ảnh về các tệ nạn xã hội và những người nhiễm HIV/AIDS Câu hỏi: Những bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì? HĐ 2: Hình thành kiến thức Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung (giợi ý) HS: Hoạt động nhóm 4: 5 phút - HS trình bày kết quả học tập ở Phiếu học tập 1. - Hs: Khác bổ sung ý kiến - GV chốt kiến thức cơ bản H: Thế nào là tệ nạ xã hội? H. Hậu quả của tệ nạ xã hội? H. Để phòng chống tệ nạn xã hội pl qiu định ntn? I. Tệ nạn xã hội. 1. Khái niệm: - Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm. 2. Hậu quả - Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tinh thần và đạo đức của con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc. Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma tuý, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV /AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. 3. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta quy định: - Cấm đánh bạc dưới bất kì hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc. - Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý. Những người nghiện ma tuý bắt buộc phải cai nghiện. - Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ dẫn dắt mại dâm. - Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thchs có hại cho sức khoẻ. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích; nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng văn hoá phẩm đồi truỵ, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em. - Hs: Hoạt động cá nhân 3 phút II. HIV/ AIDS - GV gọi HS trình bày kết quả học tập ở Phiếu học tập 2. - GV gọi HS khác bổ sung. - GV chốt kiến thức. GV bổ sung thêm kiến thức H. HIV/ AIDS là gì? - Sự phá hoại này diễn ra trong thời gian dài. Do vậy, nếu nhiễm HIV thì trong 2-10 năm bạn vẫn thấy khỏe mạnh bình thường, người khác nhìn không biết, bản thân bạn cũng không biết mình mang mầm bệnh. Bạn có thể vô tình truyền HIV cho người khác. Sau thời gian này, bạn phát bệnh... - AIDS (còn gọi là SIDA) có nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Đó là khi khả năng chống bệnh suy yếu đến nỗi cơ thể bị các thứ bệnh hoành hành, điều trị không khỏi được. Từ khi phát bệnh AIDS đến lúc chết chỉ vài tháng hoặc nhiều nhất là hai năm.- Khi mới phát bệnh AIDS, bệnh nhân thường sụt cân nhiều, ho kéo dài, tiêu chảy, sốt, sưng hạch, ra mồ hôi đêm, đau họng, lở, có nốt trên da... Đến giai đoạn AIDS toàn phần, người bệnh có thể mắc nhiều bệnh như lao, viêm phổi, bệnh đường ruột, các bệnh phụ khoa... Đây là các bệnh cơ hội, những kẻ “đục nước béo cò”. Tuy nhiên, chính chúng là thủ phạm đưa bạn đến cái chết - HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, có nghĩa là nếu bạn nhiễm phải nó, khả năng chống bệnh tật của bạn sẽ bị suy yếu. Đó là vì... - Cơ thể bạn có hệ thống miễn dịch chống lại các vi khuẩn, virus, vi sinh vật... gây bệnh có trong môi trường để duy trì sự sống. Trong hệ thống này, bộ phận chủ chốt là đội quân các bạch cầu. Nhưng chính các bạch cầu chỉ huy (T- CD4) của đội quân đó lại là đối tượng tấn công của HIV. HIV tài tình chui vào cư trú trong mình bạch cầu chỉ huy, nên nó không bị đội quân bạch cầu tiêu diệt. HIV lợi dụng bạch cầu để sinh sôi và sau đó tiêu diệt bạch cầu. Đến khi đa số chỉ huy bị tiêu diệt, cả đội quân trở nên vô hiệu, không chống được bệnh tật nữa - Hs: Hoạt động cá nhân 3 phút - GV gọi HS trình bày kết quả học tập ở Phiếu học tập 2. - GV gọi HS khác bổ sung. - GV chốt kiến thức. GV bổ sung thêm kiến thức H. Ma túy là gì? III. Ma tuý Ma tuý là những chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi vào cơ thể (đường hút, uống, ngậm, chích) gây ức chế hay kích hệ thần kinh trung ương, làm giảm đau, gây ảo giác, sảng khoái, gây cho người nghiện ham H. Tác hại? H.Biện pháp phòng tránh muốn không kìm chế được, phải tăng liều để thoả mãn cơn thèm. - Đối với cá nhân người nghiện: + Sức khoẻ suy kiệt, mắc các bệnh về hô hấp, và đặc biệt các bệnh lây nhiễm qua tiêm chích như HIV, viêm gan.. + Người nghiện có thể shock, tử vong do sử dụng quá liều. + Khi lên cơn nghiện, người nghiện không kiểm soát được hành vi, họ sẵn sàng phạm pháp để có được ma tuý thoả mãn cơn thèm. - Đối với gia đình người nghiện: kinh tế gia đình khánh kiệt, tinh thần suy sụp, quan hệ gia đình bất hoà - Đối với xã hội: tốn kém kinh phí điều trị quản lý người nghiện, trật tự an toàn xã hội bị ảnh hưởng. - Hãy tránh xa ma tuý!!! bạn có thể mắc nghiện nếu thử sử dụng ma tuý dù chỉ một lần HĐ 3: Hoạt động luyện tập Câu hỏi: Em hãy cho biết, nơi em, cư trú việc thực hiện về phòng chống lay nhiễm HIVD/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội. HĐ 4: Hoạt động vận dụng Bài tập: Em sẽ làm gì để phòng chống lay nhiễm HIVD/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Vẽ một bức tranh cổ động phòng chống lay nhiễm HIVD/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội. ______________________________ Ngày giảng: 13/11/2019 TIẾT 15: ÔN TẬP HỌC KÌ I A. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức: - Giúp HS hệ thống lại các kến thưc đã học trong học kì I, nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm, làm được các bài tập trong sách giáo khoa. 2. Kĩ năng: - Tạo cho các em biết ôn tập, học bài và làm bài. - HS có phương pháp làm các dạng bài tập, đặc biệt là áp dụng các kiến thức đã được học vào trong cuộc sống. 3. Thái độ: - Hs có thái độ ôn tập nghiêm túc. 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: - Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, B. Chuẩn bị bài học 1. Phương pháp, phương tiện - Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, - Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, 2. Dự kiến các hoạt động học của học sinh a. Trước giờ học - HS xem lại những nội dung đã học trong học kì 1.( SGK) b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ học: HS tiếp tục củng cố và là C. Tổ chức dạy học HĐ 1: Khởi động GV nêu yêu cầu của bài học HĐ 2: Hình thành kiến thức Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn tập các bài đã học Hoạt động nhóm 5: 3 phút - Hs chia 6 nhóm thảo luận H: Chí công vô tư là gì? Ý nghĩa và cách rèn luyện của phẩm chất này? HS: Nhắc lại I. Lý thuyết 1. Chí công vô tư - Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị. - ý nghĩa: Góp phần làm cho dất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. - Cách rèn luyện: H: Em hãy sưu tầm 1 số câu tục ngữ, ca dao về chí công vô tư? - Nhất bên trọng, nhất bên khinh. - Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu. - Ai ơi giữ chí cho bền - Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai * Hoạt động cặp đôi H: Dân chủ kỉ luật là gì? Mối quan hệ? Nêu ý nghĩa và cách thực hiện? HS: Nhắc lại. H: Em hãy nêu 1 số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn về dân chủ và kỉ luật? - Muốn tròn phải có khuôn - Muốn vuông phải có thước - Quân pháp bất vị thân - Nhập gia tùy tục. - Bề trên ở chẳng kỉ cương Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa * Hoạt động cá nhân: 2 phút H: Hợp tác là gì? Vì sao cần phải có sự hợp tác giữa các nước? Nêu nguyên tắc hợp tác cuả Đảng và nhà nước ta? đối với HS cần phải làm gì để rèn lyện tinh thần hợp tác? HS: Nhắc lại 2. Dân chủ và kỉ luật - Khái niệm: + Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc cuả mình, của tập thể và xã hội + Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc 1 tổ cức xã hội. - Mối quan hệ: + Dân chủ là để mọi người phát huy sự đóng góp. + Kỉ luậtt là điều kiện để đảm bảo cho dân chủ được thực hiện - ý nghĩa: Tạo ra sự thốnhnhất cao về nhận thức ý chí. - Cách thực hiện: mọi người cần tự giác chấp hành tốt dân chủ và kỉ luật 3. Hợp tác cùng phát triển - Khái niệm: Hợp tác là cùng chung sức làm việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau - Những vấn đề có tính toàn cầu là: Môi trường dân số.. - .Nguyên tắc hợp tác + Tôn trong độc lập chủ quyền + Bình đẳng cùng có lợi + Giải quyết các tranh chấp quốc tế H: Nêu 1 số thành quả hợp tác giữa nước ta và các nước trên thế giới? - Cầu Mĩ Thuận - Nhà máy thủy điện Hòa Bình. - Cầu Thăng Long. - Khai thác dầu ở Vũng Tàu. - Sân vận động Mĩ Đình. * Hoạt động cặp đôi: 3 phút H: Thế nào là năng động sáng tạo? Nêu biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện phẩm chất này? HS:.. H: Nêu những câu tục ngữ ca dao danh ngôn nói về phẩm chất năng động sáng tạo? - Cái khó ló cái khôn - Học một biết mười - Miệng nói tay làm - Siêng làm thì có, siêng học thì hay. - Non cao cũng có đường rèo - Đường dẫu hiểm nghèo cũg có lối đi. - Đừng phá cửa, có thể mở nó nhẹ nhàngbằng chìa khóa. GV: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê nội dung kiến thức Đưa ra mẫu trên bảng phụ HS : Điền vào bảng * Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập GV: Hệ thống các dạng BT Cho HS làm 1số bài trong SGK HS: Làm lại các bài tập trong sgk + Phản đốii mọi âm mưu gây sức ép cường quyền.. -. Đối với HS.. 4. Năng động, sáng tạo - Khái niệm: + Năng động là tích cực chủ động dám nghĩ dám làm + Sáng tạo là say mê nghiê cứu tìm tòi - Biểu hện: Luôn say mê tìm tòi phát hiện, linh hoạt sử lí các tình huống. - ý nghĩa: là phẩm chất cần thiết của người lao động - Cách rèn lyện:. II. Bài tập - Bài 3/T6- sgk - Bài 3/8-sgk; 4/11-sgk; 1/22-sgk HĐ 4: Hoạt động vận dụng HS nêu việc bản thân rèn luyện các vấn đề đã học như thế nào? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Lập kế hoạch phương hướng rèn luyện các vấn đề đã học D. Hướng dẫn chuẩn bị tiết sau - Hs hoàn thành phiếu 1: Hãy nêu khái niệm về các nhóm quyền ? Nêu ví dụ ? ________________________________________ Ngày giảng: 27/11/2019 Tiết 16 THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ VỀ QUYỀN TRẺ EM A. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức Giúp HS nắm được một số quyền và những qui định về quyền trẻ em. 2. Kĩ năng: - Có kỹ năng giải quyết các tình huống. 3. Thái độ - Nghiên túc, có thái độ bảo vệ quyền trẻ em 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: - Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, B. Chuẩn bị bài học 1. Phương pháp, phương tiện - Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, - Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, 2. Dự kiến các hoạt động học của học sinh a. Trước giờ học - HS xem lại nội dung các nhóm quyền của trẻ em đã học ở GDCD 6.( SGK) b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ học: HS tiếp tục củng cố và làm các bài tập mở rộng theo hướng dẫn của giáo viên. C. Tổ chức dạy học HĐ 1: Khởi động Giới thiệu bài: Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai, cũng là vần thơ, cũng là câu hát. Những câu thơ trên nói về quyền trẻ em vậy quyền trẻ em như thế nào chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay. HĐ 2: Hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động cá nhân H : Theo công ước Liên hợp quốc trẻ em có những nhóm quyền nào ? - Hs trả lời - Gv nhận xét bổ sung 1. Những quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc a. Nhóm quyền sống còn: Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại, như dược nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... * Hoạt động cặp đôi (phiếu 1) H : Hãy nêu khái niệm về các nhóm quyền ? Nêu ví dụ ? - Hs thảo luận - Đại diện trả lời - Gv chốt trên bảng phụ b. Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân bịêt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. c. Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, vui chơi giải trí, được tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật... d. Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em, như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. 3. Luyện tập HĐ 3: Hoạt động luyện tập Cho học sinh đánh dấu (X) vào ô trống tương ứng với những việc làm thực hiện quyền trẻ em,đánh dấu (-) vào ô trống tương ứng với những việc phạm vi quyền trẻ em. - Nhận trẻ em mồ côi làm con nuôi  - Y tế xã, phường, thị trấn tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em  - Nhà nước phát động phong trào nuôi con bằng sữa mẹ  - Con đã 6 tuổi nhưng cha, mẹ không cho đi học bắt ở nhà lao động thêm 3 năm nữa.  - Tập trung trẻ từ 10-12 tuổi đi đánh giày và thu một nửa số tiền của các em. - Đánh đập trẻ em bị giam giữ - Buôn bán trẻ em qua biên giới Bài tập 2: Vợ chồng anh Lai có hai cháu: Cháu Cương 9 tuổi, cháu Hiền 7 tuổi. Cả hai cháu đều chưa được đến trường học. Cán bộ Uỷ ban nhân dân xã cùng một số cô giáo ở trường Tiểu học thường xuyên đến vận động, khuyên anh chị Lai cho hai cháu đi học nhưng anh Lai không nghe và nói để các cháu ở nhà lao động giúp đỡ gia đình thêm mấy năm nữa cũng chẳng sao. Mà gia đình anh chị có phải thuộc diện quá khó khăn đâu. Khổ thân hai cháu nhỏ bị bố mẹ bắt ở nhà không cho đi học. Hỏi: Anh Lai suy nghĩ như vậy có đúng không và không cho con mình đi học thì có vi phạm pháp luật không? Hay đấy là quyền của anh chị? Trả lời: Anh Lai suy nghĩ như vậy là hoàn toàn sai, vì công việc nhà nông bao giờ chẳng nhiều, nếu cứ để các cháu ở nhà giúp đỡ gia đình thì ở đến bao giờ? Dù còn nhiều việc nhà, việc đồng ruộng thì cũng phải để con mình đi học chứ. Hơn nữa, không cho hai cháu đi học là vi phạm pháp luật đấy. Điều 8 Luật Phổ cập giáo dục tiểu học quy định: "Cha mẹ có trách nhiệm tạo điều kiện cho con hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học". Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng đều quy định cha mẹ có trách nhiệm tạo điều kiện cho con mình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Cha mẹ không có quyền giữ con ở nhà không cho đi học khi con mình đang ở độ tuổi đi học. Pháp luật không cho cha mẹ quyền ấy. Trong việc đảm bảo thực hiện quyền học tập của trẻ em thì trách nhiệm của cha mẹ là rất lớn: vừa là trách nhiệm pháp lý, vừa là trách nhiệm đạo đức của bậc sinh thành. Anh Lai phải cho hai con của mình đi học ngay, không được chờ đợi gì thêm nữa. Bài tập 3: Chị Hiền mở quán bán hàng ăn uống, giải khát tại thị trấn. Quán của chị em rất đông khách, không chỉ có người lớn mà còn có cả một số trẻ em 14- 15 tuổi. Bọn trẻ đến quán chị uống rượu, hút thuốc. Chị Hiền rất chiều chúng, cho bạn trẻ nợ dần nhiều lần mới phải trả tiền rượu, thuốc. Tối thứ bảy vừa rồi, trong lúc bọn trẻ đang uống rượu ở quán chị Hiền thì ông chủ tịch thị trấn cho công an đến lập biên bản, phạt chị 200.000đ Hỏi: Việc ông chủ tịch thị trấn cho công an đến phạt tiền đối với chị Hiền là đúng hai sai? Trả lời: Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và tinh thần nên việc các em uống rượu không chỉ làm tổn hại đến sức khoẻ, đến sự phát triển bình thường mà còn ảnh hương lớn đến sự hình thành nhân cách của các em. Nhà nước ta rất quan tâm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đã ban hành các quy định pháp luật ngăn cấm việc lôi kéo, dụ dỗ trẻ em uống tượu, hút thuốc và trừng trị nghiêm khắc các hành vi này. Chị Hiền đã có hành vi bán rượu, thuộc lá cho trẻ, xúi giục, tạo điều kiện cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà không nghĩ đến tác hại của hành vi này. Chị đã vi phạm khoản 2 điều 14 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: "Nghiêm cấm việc lôi kéo trẻ đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ", đồng thời vi phạm điểm c, khoản 1 Điều 25 Nghị định 49/ CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự. Hành vi vi phạm của chị Hiền cần phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này chị phải chịu hình thức phạt tiền là đúng. HĐ 4: Hoạt động vận dụng Em hãy nêu 1 số việc làm thể hiện quyền trẻ em HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. Tìm những ví dụ về việc vi phạm quyền trẻ em ở địa phương em đang sinh sống. D. Hướng dẫn chuẩn bị tiết học sau: - Hs ôn tập lí thuyết và làm các bài tập tình huống trong đề cương để chuẩn bị cho thi học kì I vào tuần 17 ________________________________________ Ngày giảng: 8/1/2020 Tiết 19 TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC A. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức: - Định hướng cơ bản của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. 2. Kĩ năng: * KNBH: - Xác định cho tương lai của bản thân, chuẩn bị hành trang cho tham gia lao động học tập. * KNS: giải quyết vấn đề, phát triển tình cảm, tự tạo động lực 3. Thái độ: * TĐBH: - Có ý thức học tập rèn luyện để thực hiện đúng trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. * Giá trị sống: đoàn kết 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: - Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, B. Chuẩn bị bài học 1. Phương pháp, phương tiện - Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, - Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, 2. Dự kiến các hoạt động học của học sinh a. Trước giờ học - HS xem trước phần nội dung bài học - Liên hệ trách nhiệm của bản thân. b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ học: HS tiếp tục củng cố và làm các bài tập mở rộng theo hướng dẫn của giáo viên. C. Tổ chức dạy học HĐ 1: Khởi động HĐ 2: Hình thành kiến thức Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu phần ĐVĐ GV: Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề HS: đọc GV: Tổ chức cho HS thảo luận Chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: Trong thư đồng chi Tổng bí thư có nhắc đến nhiệm vụ cách mạng mà Đảng đề ra như thế nào? I. Đặt vấn đề: Nhóm 2: Nêu vai trò, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa qua bài phát biểu của tổng bí thư Nông Đức Mạnh? Nhóm 3: Vì sao TBT cho rằng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trách nhiệm vẻ vang, là thời cơ to lớn của thanh niên? HS: TL, trả lời N1: Nhiệm vụ mà Đảng đề ra là: - Phát huy sức mạnh dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh..” - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm thành nước công nghiệp. N2: Vai trò, vị trí của thanh niên. - Đảm đương trấch nhiệm của lịch sự, tự rèn luyện vươn lên. - Xóa tình trạng đói nghèo kém phát triển. - Thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa. N3: Vì cuộc đời mỗi người gắn liền với lí tưởng sống, với sự phát triển của xã hội, đất nước.... H: Để thực hiện tốt trách nhiệm của thế hệ trẻ trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đ/c TBT đòi hỏi thanh niên phải rèn luyện như thế nào? - Học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học. - Rèn luyện tư cách đạo đức. - Kế thừa truyền thống dân tộc. - Sống tình nghĩa thủy chung. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học H: Thế nào là công nghiệp hóa, hiện đại hóa? - Là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp GV: nhấn mạnh đến yếu tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa . H: Nêu trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? H: Nhiệm vụ của thanh niên HS trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước? H: Phương hướng phấn đấu của lớp và của bản thân em? HS: - Thực hiện tốt nhiệm vụ của Đoàn thanh niên, nhà trường giao phó. - Tích cực tham gia hoạt động tập thể xã hội. II. Nội dung bài học (SGK) . - Xây dựng tập thể lớp vững mạnh về học tập, phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức. - Thường xuyên trao đổi về lí tưởng sống của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Cùng với thầy cô phụ trách lớp. GV: Kết luận, chuyển ý. Thảo luận nhóm - 5 phút N1: Địa phương nơi em sống đã làm gì để thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa? N2: Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi mỗi người dân cần phải làm gì? N3: Bản thân em cần phải làm gì để góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập GV: Cho HS TL theo bàn 3 phút làm BT4 HS: TL, làm BT GV Nêu Y/C BT6 H: Những việc làm nào biểu hiện trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm của thanh niên? Vì sao? HS: Trả lời GV nhận xét, kl III. Bài tập: Bài 4 - Không đồng tình với quan điểm trên Bài 6: HĐ 3: Hoạt động luyện tập - Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay? Liên hệ trách nhiệm bản thân? HĐ 4: Hoạt động vận dụng - Liên hệ trách nhiệm bản thân? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Lên kế hoạch học tập rèn luyện - Định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân. _________________________________ Ngày giảng: Tiết 20 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CD TRONG HÔN NHÂN ( T1) A. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu khái niệm hôn nhân 2. Kĩ năng: * KNBH: - HS biết phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật * KNS: phát triển tình cảm, hợp tác 3. Thái độ: * TĐBH: - Học sinh có thái độ tôn trọng và tình cảm đối với gia đình mình - Có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc * Giá trị sống: hạnh phúc, yêu thương 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: - Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, B. Chuẩn bị bài học 1. Phương pháp, phương tiện - Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, - Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, 2. Dự kiến các hoạt động học của học sinh a. Trước giờ học - HS xem trước phần nội dung bài học b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ học: HS tiếp tục củng cố và làm các bài tập mở rộng theo hướng dẫn của giáo viên. C. Tổ chức dạy học HĐ 1: Khởi động Gv dẫn dắt vào bài HĐ 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề GV: Gọi 1 HS đọc truyện H: T và K đã có sai lầm gì trong hôn nhân? - Sai lầm của T và K: T chưa đủ tuổi kết hôn, K lười biếng, ham chơi, không có trách nhiệm với gia đình. T và K kết hôn không có sự hiểu biết về nhau, không có tình yêu GV: Việc kết hôn chưa đủ tuổi gọi là tảo hôn H: Vì sao bố mẹ T lại cho con lấy chồng sớm? - Vì thiếu hiểu biết, ham giàu I. Đặt vấn đề GV Mở rộng: Tình hình hôn nhân ở địa phương H: Hậu quả mà T và K phải gánh chịu là gì? - Hậu quả: T và K có cuộc hôn nhân không hạnh phúc H: Theo em T, K, gia đình T, K phải làm gì để xây dựng gia đình hạnh phúc? H: Em rút ra được bài học gì qua câu c

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_14_den_20_nam_hoc_2019.pdf
Giáo án liên quan