I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tôn trọng kỉ luật.
- Nắm được ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật
2. Kĩ năng:
- Có khả năng rèn luyện kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
3. Thái độ:
- Có thói quen rèn luyện thái độ tôn trọng kỉ luật.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, thuyết trình
- Năng lực chuyên biệt: sáng tạo
8 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 7: Tôn trọng kỉ luật - Năm học 2010-2011 - Vũ Kim Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC CÔNG DÂN
DẠY HỌC LỒNG GHÉP AN NINH QUỐC PHÒNG
Tiết 7
TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tôn trọng kỉ luật.
- Nắm được ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật
2. Kĩ năng:
- Có khả năng rèn luyện kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
3. Thái độ:
- Có thói quen rèn luyện thái độ tôn trọng kỉ luật.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, thuyết trình
- Năng lực chuyên biệt: sáng tạo
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Câu chuyện, tình huống, tục ngữ, ca dao về tôn trọng kỉ luật.
- Soạn bài
- Máy chiếu
- Hướng dẫn HS đóng kịch, chuẩn bị câu hỏi
2. Học sinh:
- Tìm câu chuyện, tình huống, tục ngữ, ca dao, tấm gương về tôn trọng kỉ luật.
- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Thảo luận nhóm, đóng vai, nêu vấn đề, kích thích tư duy.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
2. Kiểm tra: (trong giờ học)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Phát triển năng lực
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (Thời gian : 4 phút)
Trình chiếu tình huống :
Quan sát và nêu nhận xét về các hành vi trong ảnh ?
Quan sát theo dõi
Trả lời
Giải quyết vấn đề
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian: 20 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc (10 phút)
- Gọi học sinh đọc truyện đọc: Giữ luật lệ chung.
? Khi đến thăm chùa Bác Hồ đã làm gì?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Đi đến ngã tư, gặp đèn đỏ Bác đã làm gì?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, liên hệ giáo dục.
? Việc làm đó thể hiện Bác là người như thế nào?
- Nhận xét.
- Đọc nội dung truyện đọc
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung.
- Trả lời câu hỏi
I/ Tìm hiểu truyện:
Giữ luật lệ chung.
- Bác bỏ dép trước khi vào chùa như mọi người, Bác đi theo sự hướng dẫn của vị sư.
- Bác đã dừng lại đúng vạch và chờ đèn xanh bật lên mới đi
=> Bác là người tôn trọng những quy định chung.
Năng lực giao tiếp
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học (10 phút)
? Qua câu chuyện trên, ta thấy Bác Hồ là 1 người biết tôn trọng kỉ luật. Vậy tôn trọng kỉ luật là gì?
- Tổ chức cho học sinh thảo luận:
+ Nhóm 1: Tìm những hành vi thể hiện tính kỉ luật trong gia đình?
+ Nhóm 2: Tìm những hành vi thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường?
+ Nhóm 3: Tìm những hành vi thể hiện tính kỉ luật ngoài xã hội?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Hãy nêu một số hành vi không tự giác thực hiện kỉ luật?
? Vì sao chúng ta phải tôn trọng kỉ luật? Nếu mỗi người không biết tôn trọng kỉ luật thì mọi người sẽ như thế nào?
Cho học sinh xử lí tình huống
- Tình huống : Bạn rủ em trốn học đi chơi, em sẽ xử lí như thế nào?
Theo em mỗi chúng ta cần rèn luyện như thế nào để trở thành người luôn biết tôn trọng kỉ luật?
Lồng ghép an ninh quốc phòng:
Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Trong quá trình giáo dục, rèn luyện Quân đội ta, Bác chỉ rõ: “Bộ đội không có kỷ luật, đánh giặc nhất định thua” hay “Quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm. Vì vậy, kỷ luật phải nghiêm minh
- Nói chuyện với đại biểu quân đội nhân dịp Tết Đinh Dậu, Bác nhắc nhở: “Trong quân đội cách mạng, cán bộ gương mẫu, phải chăm nom đến đời sống tinh thần, vật chất của chiến sĩ, phải gương mẫu học tập và giữ kỷ luật”.
- Một số câu chuyện HS sưu tầm
- Thảo luận, trả lờì
- Nhận xét, bổ sung.
- Trả lời.
- Nhận xét, bổ sung
- Trả lời
- HS đóng vai
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Quan sát
- Nghe
II/Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định của tập thể, của tổ chức mọi lúc, mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn được thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể.
2. Ý nghĩa:
- Sống tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương.
- Tôn trọng kỉ luật vừa bảo vệ lợi ích chung, vừa đảm bảo lợi ích bản thân.
3. Học sinh rèn luyện tôn trọng kỉ luật:
- Thực hiện tốt mọi nội quy, quy định của trường, của lớp.
- Tôn trọng những quy định khi tham gia giao thông và ở nơi công cộng
Năng lực hợp tác
Năng lực giao tiếp
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 10 phút)
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập a .
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Đọc, làm bài tập a:
- Nhận xét, bổ sung.
III/ Luyện tập:
Bài tập a: sgk trang 13
Hành vi thể hiện tính kỉ luật:
Đi học đúng giờ
Viết đơn xin phép nghỉ một buổi học
Đi xe đạp đến cổng trường
Xuống xe rồi dắt vào cổng
Năng lực tự học
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Thời gian: 5 phút)
Gọi học sinh đọc bài tập 1
Hành vi nào dưới đây là không tôn trọng kỉ luật ?
Bài 2: Em hãy nhắc lại một số nội qui ở trường học?
Theo em mỗi gia đình có cần nội qui không? Nội qui trong gia đình em là gì?
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Bài tập 1:
- Hoa đến lớp muộn vì trên đường đi học Hoa giúp một em bé bị lạc đường
- Hôm nay Quế được phân công trực nhật lớp, Quế không thực hiện được vì bị ốm nặng phải nghỉ học
- Lớp phân công Loan giúp đỡ Hồng học môn Toán nhưng Loan không nhận vì không thích Hồng.
Bài 2:
Nội qui trường học:
Nội qui trong gia đình:
- Con cháu đi đâu phải xin phép ông bà bố mẹ. Về nhà phải chào
- Để đồ dùng đúng nơi qui định
- Góc học tập gọn gàng, phòng ở sạch sẽ
- Giúp đỡ ông bà bố mẹ việc nhà
Củng cố: (3’)
- Em hãy nêu những biểu hiện tôn trọng kỉ luật
- Em hãy nhận xét việc tôn trọng kỉ luật của học sinh lớp mình, trường mình ? Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật tốt chưa ?
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Về nhà học bài, làm bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài 6: Biết ơn ( Tìm hiểu truyện đọc, tục ngữ, ca dao, tình huống, tấm gương biết ơn)
V. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_tiet_7_ton_trong_ki_luat_nam.doc