Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 11: Mục đích học tập của học sinh (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

 - Nêu được thế nào mục đích học tập của học sinh.

 - Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai.

2. Kĩ năng

 * Kĩ năng bài học:

- Biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cần làm để thực hiện được mục đích đó.

 * Kĩ năng sống cần giáo dục:

- Biết lập kế hoạch rèn luyện trong học tập để đạt được kết quả.

3. Thái độ

- Quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã xác định.

* Thái độ sống:

- Học sinh luôn xác định đúng đắn mục tiêu học tập, không lơ là, không thay đổi trước những tác động bên ngoài.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 11: Mục đích học tập của học sinh (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/11/2019 Ngày giảng: 11/11/2019 TIẾT 14: Bài 11 MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Tiết1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nêu được thế nào mục đích học tập của học sinh. - Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai. 2. Kĩ năng * Kĩ năng bài học: - Biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cần làm để thực hiện được mục đích đó. * Kĩ năng sống cần giáo dục: - Biết lập kế hoạch rèn luyện trong học tập để đạt được kết quả. 3. Thái độ - Quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã xác định. * Thái độ sống: - Học sinh luôn xác định đúng đắn mục tiêu học tập, không lơ là, không thay đổi trước những tác động bên ngoài. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. b. Năng lực đặc thù:  - Năng lực thẩm mĩ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Máy chiếu, tranh, phiếu học tập 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu ý nghĩa của việc tích cực tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Gv: Chiếu cho hs quan sát tranh 1 số hs có thành tích cao trong học tập ? Nêu cảm nhận của bản thân về các bức tranh ? Theo em để có được những thành tích trên các bạn hs trong bức ảnh cần phải làm gì Gv dẫn dắt nêu mục tiêu bài học giới thiệu bài: Cuộc sống của con người rất đa dạng, có rất nhiều lĩnh vực ngành nghề để con người lựa chọn, nhưng để làm được những việc đó nhiệm vụ trước tiên của mỗi học sinh là xác định mục đích học tập đúng đắn để học tập tốt, rèn luyện tốt để trở thành con ngoan trò giỏi. Vậy mục đích học tập của hs là gì để trả .. Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Tìm hiểu nội dung truyện đọc Gv: Yêu cầu học sinh đọc truyện đọc: - Truyện kể về nhân vật nào? - Bạn Tú đã đạt được những thành tích gì trong học tập? - Đạt giải nhì kì thi toán quốc tế. Hs; HĐ nhóm 4/ phiếu Câu 1: Vì sao Tú lại đạt được thành tích cao trong học tập ? Tú học tập và rèn luyện tích cực về mọi mặt. Câu 2: Hãy nêu những biểu hiện về tinh thần tự học và kiên trì vượt khó trong học tập của bạn Tú ? - Sau giờ học trên lớp Tú thường tự giác làm thêm bài tập ở nhà, mỗi bài toán đều tìm nhiều cách giải, say mê học tiếng Anh Câu 3: Em có nhận xét gì về hoàn cảnh gia đình bạn Tú? Em học tập được gì ở bạn Tú ? - Tú là con út, nhà nghèo khó khăn về điều kiện học tập - Bạn Tú là người có mục đích học tập. Kiên trì vượt khó, có mục đích học tập Gv kết luận: Mỗi cá nhân muốn phát triển cần có mục đích có lí tưởng sống có ước mơ và để đạt được ước mơ đó cần có sự cố gắng, vậy với người học sinh mục đích học để làm gì, học như thế nào. Tìm hiểu nội dung bài học H: Người nông dân một nắng, hai sương lam lũ cày cấy để làm gì? Mong cho mùa bội thu. H: Học sinh chuyên cần học tập để làm gì? Học giỏi, có năng lực, có ích cho XH - Học sinh đóng vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước? Hs: HĐ cặp đôi - Mục đích học tập của học sinh là gì ? Gv: Chiếu hình ảnh giới thiệu một số tấm gương vươn lên trong cuộc sống có mục đích học tập ? Mục đích học tập của em là gì? Học để có kiến thức hiểu biết xây dựng quê hương nước nhà ? Phân biệt mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai? Hs: HĐ cặp đôi bàn dọc. - Mục đích học tập đúng: Học để có kiến thức có sự hiểu biết học để hoà nhập với sự phát triển của xã hội học để góp phần xây dựng quê hương đất nước. - Mục đích học tập sai: Không xác định được động cơ học tập.Không có kế hoạch. Chây lười, không chú ý học, không ghi chép bài, bỏ giờ, bỏ học. Học qua loa đối phó, chống đối Gv: Chiếu bảng chuẩn kiến thức mục đích học tập đúng ? Để thực hiện mục đích học tập bản thân em đã thực hiện tốt những điều gì? Quyết tâm vượt khó, có kế hoạch học tập, đọc thêm sách vở, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế - Nêu ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập đúng? Gv: Chiếu bảng chuẩn kiến thức mục đích học tập đúng - Nếu không có mục đích học tập điều gì sẽ xảy ra? Gv: Chiếu hình ảnh học sinh hư hỏng ham chơi chưa chịu khó học Gv: Không có sự cố gắng lỗ lực, không có động lực, mục tiêu, không có hướng phấn đấu, không đạt kết quả cao Gv: Chiếu hình ảnh hs chơi trò chơi Gv kết luận Khái quát nội dung bài Gv: Hướng dẫn hs làm bài tập a/sgk Hs: HĐ cặp đôi 2 phút nêu ý kiến Gv: Chốt kiến thức. I. TruyÖn ®äc: Tấm gương của 1 học sinh nghèo vượt khó => Bạn Tú là người có mục đích học tập. kiên trì vượt khó vươn lên trong học tập. II. Nội dung bài học 1. Khái niệm - Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. - Mục đích học tập của học sinh là học giỏi, cố gắng rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, phát triển toàn diện, góp phần xây dựng gia đình và xã hội hạnh phúc 2. Ý nghĩa : Có xác định mục đích học tập đúng đắn thì mới có thể học tập tốt. Bài tập a : Học để kiếm việc làm nhà hạ là mục đích học tập không đúng vì mục đích sâu sắc nhất vẫn là học để mở rộng tầm hiểu biết học để xây dựng quê hương đất nước * Hoạt động 3: Luyện tập Tình huống: Bạn thư cho rằng: Học chỉ càn điểm số học bạ đẹp để bố mẹ vui và để khỏi bị chê cười chứ những kiến thức có trong sách vở không thể áp dụng cho sau này. Theo em quan điểm của bạn Thư đúng hay sai vì sao? Hs: HĐ cặp đôi trình bày. Không đồng ý vì với quan điểm của bạn Thư đưa ra vì những kiến thức trong sách vở luôn hữu ích trong đời sống thực tiễn chúng ta cần phải học tích luỹ kiến thức thì sau này làm việc mới có thể vận dụng vào thực tế cuộc sống, mới có thể có nhiều kinh nghiệm và kiến thức phát triển xã hội. * Hoạt động 4: Vận dụng H: Nêu mục đích học tập của chính bản thân em, em sẽ làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ của bản thân, cách khắc phục những tồn tại về việc học của bản thân. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Sưu tầm các tấm gương học tập tốt trong trường và xung quanh nơi em ở, em học được gì từ họ? - Học bài kĩ phần nội dung bài học - Chuẩn bị tiết 2: Nhiệm vụ của học sinh +Tu dưỡng về đạo đức học tập tốt. + Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. + Xem trước các yêu cầu phần luyện tập sgk.

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_11_muc_dich_hoc_tap_cua.doc
Giáo án liên quan