Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 14 đến 20 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hua Nà

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Giúp HS hiểu thế nào là mục đích học tập của học sinh

2. Kĩ năng

- KNBH: HS biết xác định mục đích học tập đúng đắn.

- KNS: tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác

3. Thái độ

- TĐBH: Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích học

tập của mình.

- Giá trị sống: xác định đúng đắn mục đích học tập, áp dụng những điều đã

học vào thực tế cuộc sống

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao

tiếp và hợp tác; năng lực ngôn ngữ, khoa học

b. Năng lực đặc thù: Giao tiếp, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: nghiên cứu nội dung bài, sưu tầm những tấm gương có mục

đích học tập tốt, điển hình vượt khó trong học tập.

2. Học sinh: học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu tiết trước.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, tổ chức trò chơi

2. Kĩ thuật: động não, chia sẻ nhóm, trả lời 1 phút.

pdf23 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 14 đến 20 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hua Nà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/11/2019 Ngày giảng: 04/11: 6A,B Tiết 14: Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Giúp HS hiểu thế nào là mục đích học tập của học sinh 2. Kĩ năng - KNBH: HS biết xác định mục đích học tập đúng đắn. - KNS: tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác 3. Thái độ - TĐBH: Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích học tập của mình. - Giá trị sống: xác định đúng đắn mục đích học tập, áp dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác; năng lực ngôn ngữ, khoa học b. Năng lực đặc thù: Giao tiếp, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: nghiên cứu nội dung bài, sưu tầm những tấm gương có mục đích học tập tốt, điển hình vượt khó trong học tập. 2. Học sinh: học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu tiết trước. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, tổ chức trò chơi 2. Kĩ thuật: động não, chia sẻ nhóm, trả lời 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc làm bài tập và chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV tổ chức trò chơi nhanh: Hỏi về mục đích của các công việc, ngành nghề? H: Các em đến trường là để làm gì? Ở trường các em học được những gì? (học các môn học theo qui định, tham gia các hoạt đọng tập thể, hđ xã hội, rèn luyện các phẩm chất đạo đức.) Vậy chúng ta học để làm gì? GV dẫn dắt vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu đặt vấn đề “Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó”. - gọi hs đọc diễn cảm truyện - GV: Chiếu hình ảnh: Gth về Trương Bá Tú 1. Truyện đọc: Thảo luận nhóm- 5 phút: N1: Vì sao bạn Tú đoạt được giải nhì thi toán quốc tế? Bạn đã say mê, kiên trì, vượt khó trong học tập: + Bạn tự học, mỗi bài toán tìm nhiều cách giải khác nhau. + Say mê học tiếng anh, sưu tầm bài toán bằng tiếng anh để giải. N2: Tú đã ước mơ gì? Để đạt được ước mơ Tú đã suy nghĩ và hành động như thế nào? N3: Tú đã gặp khó khăn gì trong học tập? - Nhà nghèo, điều kiện học thiếu thốn N4: Em học tập được ở bạn Tú những gì? em học tập ở bạn Tú: + Sự say mê, kiên trì trong học tập + Tìm tòi độc lập suy nghĩ trong học tập. + Xác định được mục đích học tập HS thảo luận- Các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung GV nhận xét, KL: Qua tấm gương bạn Tú, các em phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch để mục đích trở thành hiện thực. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Thảo luận theo cặp: Những động cơ học tập nào sau đây mà em cho là hợp lý? Vì sao 1. Học tập vì bố mẹ 2. Học tập vì tương lai của bản thân 3. Học tập để khỏi thua kém bạn bè 4. Học tập để có khả năng tự lập cuộc sống sau này. 5. Học tập để làm vui lòng thầy cô giáo. 6. Học tập để trở thành người có văn hóa, hòa nhập vào cuộc sống hiện đại 7. Học tập để trở thành con người sáng tạo, lao động có kỹ thuật. - Lựa chọn ý kiến HS trả lời đúng GV: Tiếp tục nêu câu hỏi cho hs thảo luận H: Từ bài tập trên, em hãy cho biết mục đích học tập đúng nhất là gì? + Định hướng cho hs trao đổi + Chốt lại ý đúng. 2. Nội dung bài học: a. Mục đích học tập: - Trước mắt: Nỗ lực học để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan BH, GV: mục đích sâu sắc nhất là góp phần xây dựng quê hương, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vì tương lai của bản thân, danh dự của GĐ và nhà trường. H: Kể những tấm gương nghèo vượt khó vươn lên trong học tập mà em biết? - HS kể - GV nhận xét, bổ sung Trò chơi tập làm phóng viên theo chủ đề: “ước mơ của em” HS xung phong làm phóng viên để phỏng vấn các bạn, nội dung: + Nêu ước mơ của bản thân? + Muốn ước mơ đó trở thành hiện thực theo bạn sẽ phải làm gì cho hiện tại, tương lai? + Để thực hiện tốt mục đích học tập của bản thân, em phải làm gì. HS khác: Bổ sung thêm ý kiến GV Kết luận: Muốn đạt được ước mơ của mình, các em phải cố gắng, nỗ lực phấn đấu, say mê, kiên trì học tập, tích luỹ thêm kiến thức, trau dồi đạo đức. Có như vậy, các em mới trở thành các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, bác sĩ, kỹ sư như em mơ ước. người công dân tốt. - Tương lai: Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - GV: Khái quát kiến thức bài học Mục đích học tập của học sinh là gì? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Theo em, thế nào là mục đích học tập đúng đắn? Thế nào là mục đích học tập sai? Cho ví dụ? - HS trình bày ý kiến cá nhân- Nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, kl: + Mục đích học tập đúng đắn là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà phải học vì tương lai của dân tộc. + Để đạt được mục đích đề ra, học sinh cần :Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách. + Mục đích học tập sai là chỉ biết đến quyền lợi của bản thân mà không nghĩ gì đến ai cả. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Hành vi nào dưới đây thể hiện là người học sinh có mục đích học tập đúng đắn?Vì sao? a. Chỉ hôm nào cô dặn sẽ kiểm tra thì Hoan mới học kĩ bài b. Vì sợ thua điểm Lan về môn Toán nên Vân dành nhiều thời gian và cố gắng học thật kì môn này c. Ngày nào Toàn cũng làm bài, học bài đủ các môn để nắm vững kiến thức. d. Sợ bị cha mẹ mắng nên Liên luôn cố gắng học tốt. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - HS về nhà học bài. - tìm hiểu tiếp nội dung bài học, trả lời câu hỏi: + Ý nghĩa của việc xác định được tập mục đích học đúng. Phân biệt mục đích học tập đúng với tập mục đích học sai. + Tìm những tấm gương học tập tốt, vì sao họ đạt được thành tích cao như vậy. + Làm bài tập a,b trong SGK Ngày soạn: 9/11/2019 Ngày giảng: 11/11: 6A,B Tiết 15- Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập và trách nhiệm học sinh 2. Kĩ năng - KNBH: Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lí. - KNS: tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác, đặt mục tiêu, tư duy phê phán, 3. Thái độ - TĐBH: HS quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã đề ra. - Giá trị sống: xác định đúng đắn mục đích học tập, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác; năng lực ngôn ngữ, khoa học b. Năng lực đặc thù: Giao tiếp, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu nội dung bài, sưu tầm những tấm gương có mục đích học tập tốt, điển hình vượt khó trong học tập. 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: động não, chia sẻ nhóm, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: H: Mục đích học tập của HS là gì? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Gv đưa ra câu Danh ngôn: “Mục đích tối thượng trong đời người không phải là sự hiểu biết mà là hành động” HS giải thích theo ý hiểu GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài: HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV- HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc xác định được mục đích học tập đúng đắn, trách nhiệm HS Gv: Yêu cầu hs kể một số tấm gương xác định mục đích học tập đúng đắn. H: Xác định được mục đích học tập đúng đắn có ý nghĩa gì? H: Vì sao phải kết hợp giữa mục đích cá nhân, gia đình và xã hội? - Mục đích cá nhân: Vì tương lai của mình, vì danh dự bản thân... Thể hiện sự kính trọng của mình với cha mẹ, thầy cô và tương lai sẽ có cuộc sống hạnh phúc - Mục đích vì gia đình: Mang lai danh dự cho gia đình và niềm tự hào cho dong họ, là con ngoan, có hiếu, có ích cho gia đình... không phụ công nuôi dưỡng của cha mẹ. - Mục đích xã hội: Góp phần làm giàu chính đáng cho quê hương, đất nước , bảo vệ tổ quốc XHCN. Phát huy truyền thống mang lại danh dự cho nhà trường. * Củng cố: Không vì cá nhân mà tách rời tập thể và xã hội. TLN 2- 4 phút: Em cho biết những việc làm đúng để thực hiện mục đích học tập? HS: thảo luận- Báo cáo- nhận xét, bổ sung GV nhận xét, đưa ra một số việc, lấy VD 2. Nội dung bài học b. Ý nghĩa - Xác định đúng đắn mục đích học tập " Vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc" thì mới học tập tốt. - Ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. - Mục đích học tập đúng đắn giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, vươn lên trong học tập và đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc sống Hoạt động của GV- HS Nội dung minh họa: Có kế hoạch; Tự giác; Học đều các môn; Đọc tài liệu; Có phương pháp học tập; Vận dụng vào cuộc sống. H: Học sinh phải có trách nhiệm học tập như thế nào để đạt mục đích đã đặt ra? * Hoạt động 2: HD học sinh làm bài tập GV đọc y/c bài tập a HS trình bày ý kiến cá nhân- Nhận xét, bổ sung GV nhận xét, kl c. Trách nhiệm của học sinh: - Phải có ý chí, nghị lực , tự giác, sáng tạo trong học tập. - Phải tu dưỡng đạo đức, học tập tốt. - Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học. - Tránh lối học vẹt, học lệch các môn. 3. Bài tập Bài a: - Đồng ý với quan điểm: 1, 2, 4 nhưng chưa đủ vì học tập phải là tổng hợp của nhiều yếu tố, nhưng mục đích sâu sắc nhất là góp phần xây dựng quê hương và vì tương lai của bản thân, vì danh dự của gia đình và nhà trường. - Không đồng ý với quan điểm: 3 HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - GV: Khái quát kiến thức bài học Xác định mục đích học tập đúng đắn có ý nghĩa gì? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng HS thảo luận nhóm đôi làm bài tập b. Các nhóm trình bày- Nhận xét, bổ sung. GV kết luận: Học tập vì điểm số vì giàu có cho bản thân là những biểu hiện không đúng đắn HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Em hãy thiết kế một kế hoạch học tập nhằm khắc phục môn học còn yếu - Tìm các câu truyện về tấm gương vượt khó học giỏi, gương người tốt việc tốt. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - HS về nhà học bài. - Ôn lại những bài đã học chuẩn bị tiết sau ôn tập học kì 1. Trả lời những câu hỏi sau: + Nêu khái niệm, ý nghĩa của đức tính lễ độ? + Tiết kiệm là gì? Tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào? + Biết ơn là gì? Em biết ơn những ai? Em cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với bố mẹ, thầy cô? + Mục đích học tập của học sinh là gì? Xác định mục đích học tập đúng đắn có ý nghĩa như thế nào? Ngày soạn: 16/11/2019 Ngày giảng: 18/11: 6A,B Tiết 16: ÔN TẬP HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Củng cố lại các kiến thức đã đã học , nắm chắc các kiến thức chính . 2. Thái độ: - Có ý thức vận dụng những kiến thức đó trong cuộc sống . Có thái độ nghiêm túc trong học tập. 3. Kĩ năng - Hs có kỹ năng tổng hợp hệ thống hóa một cách chính xác , khoa học các kiến thức cần nhớ ,chuẩn bị kiểm tra học kỳ I . 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác; năng lực ngôn ngữ, khoa học b. Năng lực đặc thù: phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức II. CHUẨN BỊ. 1. GV: SGK, SBT giáo dục công dân 6. 2. HS: Ôn lại nội dung các bài đã học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi 2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Trò chơi nhanh : Chia lớp làm 3 đội chơi tiếp sức- 2 phút H : Nêu những phẩm chất đạo đức đã học ở lớp 6 từ đầu năm đến giờ ? Hết 2 phút đội nào ghi được nhiều đáp án nhất thì thắng. HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập Hoạt động của GV- HS Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập phần lý thuyết . GV HD học sinh kẻ bảng thống kê lại những chuẩn mực đạo đức, quy định PL đã học theo mẫu sau: Tên bài Khái niệm Ý nghĩa Trách nhiệm HS- Cách RL Siêng năng, kiên trì Tiết kiệm Lễ độ Tôn trọng kỷ luật Biết ơn Sống chan hòa với mọi người Lịch sự, tế nhị Mục đích học tập của học sinh HS làm việc cá nhân GV HD học sinh thống kê vào bảng- Y/C hs về nhà hoàn thiện H: Nêu khái niệm, ý nghĩa của đức tính lễ độ? - Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. - Ý nghĩa: + Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, sự quan tâm đối với mọi người. + Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, có lòng tự trọng. I. Lý thuyết + Được mọi người yêu mến. + Làm cho quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp, xã hội văn minh tiến bộ H: Mục đích học tập của học sinh là gì? Xác định mục đích học tập đúng đắn có ý nghĩa như thế nào? - Mục đích học tập của học sinh: + Trước mắt: có kiến thức, có hiểu biết, trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt + Tương lai: Trở thành, con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. - Ý nghĩa: + Xác định đúng đắn mục đích học tập thì mới có thể học tập tốt. + Mục đích học tập đúng đắn giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn lên trong học tập và đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc đời Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs luyện tập . Tình huống: Lớp 6A có bạn An và Hà học rất giỏi. Bạn An ấy sống cởi mở vui vẻ, luôn chia sẻ, góp ý, giúp đỡ các bạn trong lớp. Còn Hà thì không quan tâm giúp đỡ các bạn vì sợ các bạn học giỏi hơn mình và không góp ý cho ai vì sợ mất lòng. Em hãy nhận xét về hành vi của bạn An và bạn Hà trong tình huống trên? * Tổ chức trò chơi: Tiếp sức II. Bài tập - An: là một học sinh ngoan, biết quan tâm đến người khác=> sống chan hòa với mọi người - Hà: sống ích kỉ, không thật lòng, không biết quan tâm đến người khác=>chưa biết sống GV chia lớp thành 3 nhóm- Thảo luận 3 phút: Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về các phẩm chất đã học. GV thông qua thể lệ trò chơi: khi cô giáo hô trò chơi bắt đầu mỗi bạn 3 đội sẽ chạy lên bảng ghi ra 1 câu ca dao, tục ngữ, ghi xong chạy về để bạn tiếp theo lên, cứ như vậy. Hết 3 phút, đội nào ghi được nhiều câu ca dao, tục ngữ nhất và đúng sẽ thắng. - HS lên chấm chéo kết quả của nhau. - GV nhận xét, kết luận, công bố đội thắng và khen thưởng. H: Trong những câu ca dao, tục ngữ vừa tìm được, em thích nhất là câu nào? Vì sao? chan hòa với mọi người HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập KT trình bày 1 phút: HS nêu những thắc mắc của bản thân GV khái quát lại nội dung của bài, nhấn mạnh một số câu hỏi yêu cầu HS về làm đề cương ôn chuẩn bị thi HKI. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - GV: HD học sinh làm các bài tập trong sgk, Sách Bài tập GDCD 6 HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm những tấm gương tiêu biểu về các phẩm chất tốt đẹp đã học - Em học được ở họ điều gì? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học thuộc bài, ôn lại tất cả bài tập tình huống cuối mỗi bài - Làm đề cương ôn tập theo các câu hỏi đã ôn, chuẩn bị tiết sau thi HKI Ngày soạn: 23/11/2019 Ngày giảng: 25/11: 6A,B Tiết 18: THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Củng cố, bổ sung những hiểu biết của HS về bảo vệ môi trường và TNTN ( Nguyên nhân, tác hại, biện pháp). 2. Kĩ năng: - HS nhận biết được những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, biết cách ứng xử trước những tình huống đó. - Tái chế phế liệu thành những vật dụng có ích. 3. Thái độ: - Hình thành ở HS thái độ tích cực như yêu quý môi trường, ủng hộ những việc làm bảo vệ môi trường và lên án, phê phán những việc làm ngược lại. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và Sáng tạo; Giao tiếpvà Hợp tác b. Năng lực đặc thù: phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Các câu hỏi, tình huống và đáp án. 2. Học sinh: Một cây hoa có trang trí đẹp mắt, chai nhựa, túi nilon. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi 2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV treo tranh ảnh về ô nhiễm môi trường HS nhận xét- GV dẫn dắt vào bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung *HĐỘNG 1: TLN- 5 phút: Nêu thực trạng môi trường ở địa phương? Nguyên nhân ô nhiễm môi trường? HS thảo luận, báo cáo Các nhóm nhận xét bổ sung. GV chốt lại. HĐN đôi- 3 phút: Theo em cần có biện pháp gì để bảo vệ môi trường. HS trình bày ý kiến cá nhân GV nhận xét, kl *HĐỘNG 2: HS: Chuẩn bị và trưng bày một cây hoa có gắn các câu hỏi và tình huống. GV: Chọn 3 HS làm giám khảo (ban giám khảo chuẩn bị phần đáp án của các câu hỏi và tình huống do GV hướng dẫn). GV: Chọn 1 HS làm người dẫn chương trình. 1. Tìm hiểu thực trạng môi trường ở địa phương- Nguyên nhân: - Môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm. Nguyên nhân: - Ý thức kém của người dân, vốn hiểu biết còn hạn chế. - Tình trạng chặt phá rừng. - Quản lý của Nhà nước về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. 2. Biện pháp: - Nâng cao ý thức của người dân - Tuyên truyền, giáo dục vai trò của môi trường đối với đời sống con người. - Tái chế phế liệu. - Xử lí rác thải đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi nilon 3. Tổ chức trò chơi hái hoa. . * Cách chơi: - Người dẫn chương trình điều khiển cuộc chơi. - HS lần lượt xung phong lên hái hoa, trả lời câu hỏi, xử lí tình huống hoặc sắm vai theo tình huống. - Ban giám khảo nhận xét, bổ sung, đánh giá, khen thưởng bạn có câu trả lời đúng, hay. Các câu hỏi: 1. Bạn hãy kể một vài việc làm của con người ảnh hưởng xấu đến môi trường? 2. Hãy kể những hoạt động về bảo vệ môi trường mà bạn và nhà trường đã tham gia? 3. Vì sao nói: rừng là vệ sĩ của loài người. 4. Theo bạn, phá rừng nguy hiểm như thế nào?. 5. Vì sao trong thành phố, sân trường không thể thiếu cây xanh, hoa cỏ?. 6. Vì sao cần yêu mến, bảo vệ các loài chim?. 7. Vì sao khi ăn trái cây phải rữa thật sạch?. 8. Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề bảo vệ môi trường. 9. Bạn hiểu thế nào về câu tục ngữ: Rừng vàng, biển bạc. 10. Cạnh nhà bạn có một gia đình chuyên nuôi lợn. Mùi phân lợn bốc lên rất khó chịu. Bạn sẽ làm gì trong trường hợp đó HS: Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động. GV: Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS, kịp thời tuyên dương, nhắc nhở GV : Kết luận HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Vì sao phải bảo vệ môi trường? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Nhìn thấy một người ném xác động vật chết xuống suối em sẽ làm gì? - Bạn An đi học thường mang kẹo đến lớp ăn, bạn bóc kẹo và vứt vỏ kẹo ra lớp học, sân trường, trên đường đi. Em sẽ làm gì? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Em hãy đóng vai là một người tuyên truyền viên Tuyên truyền vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người, tuyên truyền người dân bản em giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị bài 13- Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em - Đọc phần truyện đọc + trả lời câu hỏi - Lấy ví dụ về việc làm vi phạm quyền trẻ em Ngày soạn: 31/12/2019 Ngày giảng: 2/1/2020: 6A,B Tiết 19- BÀI 12 : CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc. 2. Kĩ năng: * KNBH: - Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. - Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em. * KNS: suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề.. 3. Thái độ: * TĐBH: - Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nước. - Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. * Giá trị sống: hạnh phúc, yêu thương. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ b. Năng lực đặc thù: giao tiếp, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, tranh trong bộ tranh GDCD 6, phiếu học tập. - Học sinh: Xem trước nội dung bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: Nêu nhóm quyền sống còn và quyền bảo vệ đối với trẻ em quy định ở Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động H: Kể tên những quyền em được hưởng? GV dẫn dắt vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: phân tích truyện đọc. HS: Đọc truyện “Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội” H: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào? - Nhà nào cũng đỏ lửa luộc bánh trưng suốt đêm - Tổ chức tết đầy đủ nghi lễ - Sắm quần áo, giày dép cho các em - Kẹo bánh, hạt dưa, thịt bò... - Quây quần bên ti vi đón năm mới - Phá cỗ đêm giao thừa, hát hò vui vẻ. H: Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội? - Trẻ em sống hạnh phúc. Mùa xuân thực sự đã về trên những mái ngói đỏ tươi, trong những gia đình ấm áp, đầy ắp tiếng cười của mẹ và các con. GV chốt: Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội sống hạnh phúc, nhưng chúng ta vẫn rất thương các em vì các em thiếu tình yêu thương của người cha, người mẹ đẻ ra. GV: Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc và toàn nhân loại. Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. - Năm 1991 Việt Nam ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Giải thích: - Công ước Liên hợp quốc... là luật quốc tế về quyền trẻ em. - Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai thế giới tham gia Công ước liên hợp quốc về 1. Tìm hiểu truyện đọc Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học quyền trẻ em, đồng thời ban hành luật về đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. H: Kể những điều em được hưởng từ gia đình, nhà trường và XH? Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học: GV: Đặt câu hỏi để dẫn dắt học sinh trả lời nội dung bài học: GV phát phiếu học tập yêu cầu HS nêu các quyền lấy ví dụ về các nhóm quyền: N1: nhóm quyền sống còn. N2: nhóm quyền bảo vệ N3: nhóm quyền phát triển N4: nhóm quyền tham gia. Các nhóm báo cáo, nhận xét lẫn nhau. GV nhận xét- lấy thêm VD 2. Nội dung bài học a. Nhóm quyền sống còn: Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại, như dược nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... b. Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân bịêt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. c. Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, vui chơi giải trí, được tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật... d. Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em, như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập KT trình bày 1 phút: HS nêu những thắc mắc của bản thân GV khái quát lại nội dung của bài HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - GV y/c HS lấy VD vi phạm quyền trẻ em đã được học. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tình huống: Gần nhà em có em nhỏ hơn 6 tuổi rồi nhưng bố mẹ chưa cho đi học. Em sẽ làm gì? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học thuộc bài, lấy VD về các nhóm quyền; Liên hệ bản thân mình có được hưởng các quyền đó không? - Chuẩn bị tiếp phần nội dung bài học: tìm hiểu nghĩa vụ của bản thân cần làm gì để xứng đáng với những quyền lợi mà mình được hưởng. Ngày soạn: 7/1/2020 Ngày giảng: 9/1: 6A,B Tiết 20- BÀI 12 : CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (TIẾP) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc. - Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và XH? 2. Kĩ năng: * KNBH: - Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. - Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em. * KNS: suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề 3. Thái độ: * TĐBH: - Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nướ

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_tiet_14_den_20_nam_hoc_2019.pdf
Giáo án liên quan