Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 13 đến 15 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác.

2. Kỹ năng:

- HS biết lập kế hoạch rốn luyện bản thân để trở thành người tích cực, tự giác.

* Kĩ năng sống: Kĩ năng tích cực, tự giác.

3. Thái độ:

- HS biết tự giác, chủ động trong học tập và các hoạt động khác.

* Giá trị sống: Giá trị nhận thức.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết

vấn đề

b) Năng lực đặc thù

Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi, năng lực đánh giá hành vi của bản

thân và người khác, năng lực tự nhận thức bản thân, năng lực lập kế hoạch phát triển

bản thân

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh

2. Học sinh:

- Yêu cầu cuối tiết 12

III. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT

1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm

2. Kỹ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật nhóm

pdf9 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 13 đến 15 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/11 /2019 Ngày giảng: 05/11/2019 ( 6B ) TIẾT 13 - BÀI 10: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác. 2. Kỹ năng: - HS biết lập kế hoạch rốn luyện bản thân để trở thành người tích cực, tự giác. * Kĩ năng sống: Kĩ năng tích cực, tự giác. 3. Thái độ: - HS biết tự giác, chủ động trong học tập và các hoạt động khác. * Giá trị sống: Giá trị nhận thức. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề b) Năng lực đặc thù Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi, năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác, năng lực tự nhận thức bản thân, năng lực lập kế hoạch phát triển bản thân II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh 2. Học sinh: - Yêu cầu cuối tiết 12 III. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm 2. Kỹ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Nắm bắt sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể được biểu hiện cụ thể như thế nào và nó có ý nghĩa gì? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Hoạt động tập thể là gì ? - Hoạt động tập thể: Là những hoạt động do tập thể công đoàn, chi đội, lớp, trường,....tổ chức. ? Hãy nêu một số nội dung của hoạt động tập thể? ? Hoạt động xã hội là gì? ? Nêu một số nội dung về hoạt động xã hội? GV: Khi được lớp trưởng phân công phụ trách tập văn nghệ cho lớp em sẽ làm gì ? ? Tích cực, tự giác mang lại những lợi ích gì? ? Hãy kể những việc thể hiện tính tích cực, tự giác và kết quả của công việc đó? ? Là HS em nên làm gì để rèn luyện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội - HS thảo luận nhóm - Nội dung: Các hoạt động học tập, văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao... - Hoạt động xã hội: Là những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức. - Nội dung: liên quan đến các vấn đề toàn xã hội quan tâm có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội như: Các phong trào xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự trị an, cứu trợ đồng bào lũ lụt, phòng chống Ma tuý, bảo vệ môi trường và các phong trào thi đua yêu nước khác.... 3. Ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. - Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt. - Rèn luyện được kĩ năng cần thiết của bản thân. - Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái. - Được mọi người tôn trọng, quý mến. 4. Cách rèn luyện. - Tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của tập thể . - Tự giác tích cực nhận những việc được phân công khi bản thân nhận thấy có điều kiện , có khả năng tham gia . - Nhắc nhở bạn bè thực hiện những công việc được phân công. - Có quyết tâm, có sáng tạo thực hiện nhiệm vụ được phân công . Hoạt động 3: Luyện tập - GV: Hướng dẫn HS làm bài tập b,c, d, đ sgk/31. Bài tập 1,2,3 sbt/29 - HS thảo luận nhóm bàn thực hiện và nhận xét kết quả Hoạt động 4: Vận dụng ? Vì sao phải tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? - GV yêu cầu HS về nhà kể tên các hoạt động tập thể mà em đã tham gia và cho biết bản thân cần làm gì để tích cực tự giác hơn? Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo Tổ chức trò chơi " đố tài". - Cách chơi: các nhóm xây dựng kịch bản, tạo tình huống ( Tích cực và chưa tích cực, tự giác) rồi đố các nhóm - Từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác quan sát, giải quyết. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học thuộc khái niệm và điều chỉnh hành vi việc làm của bản thân tích cực hơn trong các hoạt động tập thể - Chuẩn bị bài cho tiết sau: + Đọc truyện Tấm gương nghèo vượt khó của học sinh + Liệt kê mục đích học tập của bản thân em Ngày soạn: 10/11 /2019 Ngày giảng: 12/11/2019 ( 6B ) Tiết 14 - Bài 11 MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giúp HS hiểu thế nào là mục đích học tập của học sinh 2. Kĩ năng - HS biết xác định mục đích học tập đúng đắn. 3. Thái độ - Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích học tập của mình. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề b) Năng lực đặc thù Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi, năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác, năng lực tự nhận thức bản thân, năng lực lập kế hoạch phát triển bản thân II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh 2. Học sinh: - Yêu cầu cuối tiết 13 III. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm 2. Kỹ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Nắm bắt sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc làm bài tập và chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV tổ chức trò chơi nhanh: Hỏi về mục đích của các công việc, ngành nghề? H: Các em đến trường là để làm gì? Ở trường các em học được những gì? (học các môn học theo qui định, tham gia các hoạt đọng tập thể, hđ xã hội, rèn luyện các phẩm chất đạo đức.) Vậy chúng ta học để làm gì? GV dẫn dắt vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu đặt vấn đề “Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó”. 1. Truyện đọc: - gọi hs đọc diễn cảm truyện - GV: Cho hs quan sát hình ảnh: Gth về Trương Bá Tú Thảo luận nhóm- 5 phút: N1: Vì sao bạn Tú đoạt được giải nhì thi toán quốc tế? Bạn đã say mê, kiên trì, vượt khó trong học tập: + Bạn tự học, mỗi bài toán tìm nhiều cách giải khác nhau. + Say mê học tiếng anh, sưu tầm bài toán bằng tiếng anh để giải. N2: Tú đã ước mơ gì? Để đạt được ước mơ Tú đã suy nghĩ và hành động như thế nào? N3: Tú đã gặp khó khăn gì trong học tập? - Nhà nghèo, điều kiện học thiếu thốn N4: Em học tập được ở bạn Tú những gì? em học tập ở bạn Tú: + Sự say mê, kiên trì trong học tập + Tìm tòi độc lập suy nghĩ trong học tập. + Xác định được mục đích học tập HS thảo luận- Các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung GV nhận xét, KL: Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Thảo luận theo cặp: Những động cơ học tập nào sau đây mà em cho là hợp lý? Vì sao 1. Học tập vì bố mẹ 2. Học tập vì tương lai của bản thân 3. Học tập để khỏi thua kém bạn bè 4. Học tập để có khả năng tự lập cuộc sống sau này. 5. Học tập để làm vui lòng thầy cô giáo. - Lựa chọn ý kiến HS trả lời đúng GV: Tiếp tục nêu câu hỏi cho hs thảo luận ? Từ bài tập trên, em hãy cho biết mục đích học tập đúng nhất là gì? + Định hướng cho hs trao đổi + Chốt lại ý đúng. GV: mục đích sâu sắc nhất là góp phần xây dựng quê hương, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vì tương lai của bản thân, danh dự của GĐ và nhà trường. ? Kể những tấm gương nghèo vượt khó vươn lên trong học tập mà em biết? 2. Nội dung bài học: a. Mục đích học tập: - Trước mắt: Nỗ lực học để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu - HS kể - GV nhận xét, bổ sung - GV Kết luận: Muốn đạt được ước mơ của mình, các em phải cố gắng, nỗ lực phấn đấu, say mê, kiên trì học tập, tích luỹ thêm kiến thức, trau dồi đạo đức. Có như vậy, các em mới trở thành các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, bác sĩ, kỹ sư như em mơ ước. ngoan BH, người công dân tốt. - Tương lai: Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - GV: Khái quát kiến thức bài học - Mục đích học tập của học sinh là gì? Hành vi nào dưới đây thể hiện là người học sinh có mục đích học tập đúng đắn?Vì sao? a. Chỉ hôm nào cô dặn sẽ kiểm tra thì Hoan mới học kĩ bài b. Vì sợ thua điểm Lan về môn Toán nên Vân dành nhiều thời gian và cố gắng học thật kì môn này c. Ngày nào Toàn cũng làm bài, học bài đủ các môn để nắm vững kiến thức. d. Sợ bị cha mẹ mắng nên Liên luôn cố gắng học tốt. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Theo em, thế nào là mục đích học tập đúng đắn? Thế nào là mục đích học tập sai? Cho ví dụ? - HS trình bày ý kiến cá nhân- Nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, kl: + Mục đích học tập đúng đắn là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà phải học vì tương lai của dân tộc. + Để đạt được mục đích đề ra, học sinh cần :Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách. + Mục đích học tập sai là chỉ biết đến quyền lợi của bản thân mà không nghĩ gì đến ai cả. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Trò chơi tập làm phóng viên theo chủ đề: “ước mơ của em” HS xung phong làm phóng viên để phỏng vấn các bạn, nội dung: + Nêu ước mơ của bản thân? + Muốn ước mơ đó trở thành hiện thực theo bạn sẽ phải làm gì cho hiện tại, tương lai? + Để thực hiện tốt mục đích học tập của bản thân, em phải làm gì. HS khác: Bổ sung thêm ý kiến V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - HS về nhà học bài. - Tìm hiểu tiếp nội dung bài học, trả lời câu hỏi: + Ý nghĩa của việc xác định được tập mục đích học đúng. Phân biệt mục đích học tập đúng với tập mục đích học sai. + Tìm những tấm gương học tập tốt, vì sao họ đạt được thành tích cao như vậy. + Làm bài tập a,b trong SGK Ngày soạn: 16/11 /2019 Ngày giảng: 19/11/2019 ( 6B ) Tiết 15 - Bài 11 MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (T2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định đúng mục đích học tập. - Giúp HS hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xác định đúng mục đích học tập 2. Kĩ năng - HS biết xác định mục đích học tập đúng đắn, biết xây dựng, điều chỉnh kế hoạch học tập, lao động một cách hợp lí nhất. * Kĩ năng sống: Kĩ năng rèn luyện bản thân để đạt được mục đích đề ra. 3. Thái độ - HS biết tự giác, chủ động trong học tập và có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. * Giá trị sống: Giá trị nhận thức. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề b) Năng lực đặc thù Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi, năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác, năng lực tự nhận thức bản thân, năng lực lập kế hoạch phát triển bản thân II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - SGK, SGV, SBT GDCD 6 2. Học sinh: - Yêu cầu cuối tiết 14 III. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm 2. Kỹ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Nắm bắt sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút Câu hỏi: Theo em để tích cự tựu giác trong các hoạt động tập thể ta cần làm gì? Trả lời Nội dung Điểm - Tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của tập thể . 2,5 - Nhắc nhở bạn bè thực hiện những công việc được phân công. 2,5 - Tự giác tích cực nhận những việc được phân công khi bản thân nhận thấy có điều kiện , có khả năng tham gia . 2,5 - Có quyết tâm, có sáng tạo thực hiện nhiệm vụ được phân công . 2,5 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Tại sao chúng ta phải học tập, học để làm gì và học như thế nào ? chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay . HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - Tìm hiểu ý nghĩa của việc xác định đúng mục đích học tập. Gv: Yêu cầu hs kể một số tấm gương xác định mục đích học tập đúng đắn?. Gv: Kể cho hs nghe "câu chuyện điểm 10" sbt/26 - đọc truyện: " Học để hiểu biết" sbt/34. GV. Vì sao phải xác định mục đích học tập? - Xác định những biện pháp trong học tập? - HS thảo luận theo nhóm. Hs: Thảo luận, trình bày, nhận xét. GV chốt lại GV. Cho HS làm bài tập GV. Trong học tập chúng ta cần có những trách nhiệm gì? 2. Ý nghĩa. - Xác định đúng đắn mục đích học tập " Vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc" thì sẽ học tập tốt. - Ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 3. Trách nhiệm của học sinh. - Phải tu dưỡng đạo đức, học tập tốt. - Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học. - Tránh lối học vẹt, học lệch các môn.... HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập GV. Yêu ccầu HS làm bài tập d(sgk) GV: Hãy kể một tấm gương kiên trì vượt khó trong học tập?. (Nguyễn Ngọc Kí, Mac Đĩnh Chi; Lã Thanh Phong ( cùng một lúc học 3 trường đại học); Bác Hồ; .....) GV: Yêu cầu HS tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việc học. GV: HD học sinh làm các bài tập: d, đ sbt/28 HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ?Theo em xác định mục đích học tập đúng đắn có tác dụng gì? - HS trình bày ý kiến cá nhân- Nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, kl: HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Trò chơi tập làm phóng viên theo chủ đề: “ước mơ của em” HS xung phong làm phóng viên để phỏng vấn các bạn, nội dung: + Nêu ước mơ của bản thân? + Muốn ước mơ đó trở thành hiện thực theo bạn sẽ phải làm gì cho hiện tại, tương lai? + Để thực hiện tốt mục đích học tập của bản thân, em phải làm gì. HS khác: Bổ sung thêm ý kiến V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - HS về nhà học bài. - Chuẩn bị bài: Ôn tập học kì I. Yêu cầu: Xem lại toàn bộ các nội dung kiến thức đã học trong học kì I.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_tiet_13_den_15_nam_hoc_2019.pdf
Giáo án liên quan