Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 10: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Giúp HS biết được thiên nhiên bao gồm những yếu tố nào.

- HSKG. Giúp HS hiểu thiên nhiên bao gồm những yếu tố gì.

- HSKG. Hiểu vì sao phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.

- Nêu được một số biện pháp thể hiện tình yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

- Tích hợp GDMT: Liên hệ cảnh thiên nhiên của địa phương mình. Qua đó bộc lộ tình yên thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

2. Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin, yêu lao động.

3. Năng lực

a. Năng lực chung

- Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực xử lí tình huống

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Tình huống, bức ảnh đẹp về thiên nhiên, phong cảnh, phiếu học tập, bút dạ, bảng phụ . SGK, SGV, giáo án.

2. Học sinh

- Đọc truyện đọc, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết

- SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, LTTH, sắm vai, kể chuyện.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

? Thế nào là biết ơn? Kể những việc làm của em bày tỏ lòng biết ơn?

? Vì sao phải biết ơn? Tìm ca dao, tục ngữ. thể hiện sự biết ơn?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 10: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6A. 13/11/2020 6B. 12/11/2020 Tiết 10 - Bài 7 YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Giúp HS biết được thiên nhiên bao gồm những yếu tố nào. - HSKG. Giúp HS hiểu thiên nhiên bao gồm những yếu tố gì. - HSKG. Hiểu vì sao phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên. - Nêu được một số biện pháp thể hiện tình yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. - Tích hợp GDMT: Liên hệ cảnh thiên nhiên của địa phương mình. Qua đó bộc lộ tình yên thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. 2. Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin, yêu lao động. 3. Năng lực a. Năng lực chung - Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán. b. Năng lực đặc thù - Năng lực xử lí tình huống II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tình huống, bức ảnh đẹp về thiên nhiên, phong cảnh, phiếu học tập, bút dạ, bảng phụ. SGK, SGV, giáo án. 2. Học sinh - Đọc truyện đọc, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết - SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, LTTH, sắm vai, kể chuyện. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là biết ơn? Kể những việc làm của em bày tỏ lòng biết ơn? ? Vì sao phải biết ơn? Tìm ca dao, tục ngữ... thể hiện sự biết ơn? 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động GV cho hs quan sát tranh về cảnh đẹp thiên nhiên sau đó GV dẫn dắt vào bài Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Truyện đọc - Gọi HS đọc truyện sgk. - GV cho HS TL nhóm: 6 nhóm (3 phút) - HS thảo luận – đại diện báo cáo. - Nhóm 1,2 Câu 1: Ngày chủ nhật “tôi” được đi đâu? Tâm trạng như thế nào? - “Tôi”tham quan Tam Đảo với tâm trạng háo hức, phấn khởi. Câu 2: Em thấy cảnh thiên nhiên trên con đường đến Tam Đảo và tại Tam Đảo được tác giả tả như thế nào? - Những ngọn đồi xanh mướt. Núi Tam Đảo hùng vĩ, mờ trong sương, cây xanh ngày càng nhiều, mây trắng. Quang cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ, thơ mộng. - Nhóm 3,4 Câu 3: Tôi và các bạn cảm thấy như thế nào trước thiên nhiên? - Các bạn cảm thấy ngơ ngác, ngây ngất vì thấy quanh mình mây trắng đang vờn quanh... Câu 4: Theo em thiên nhiên cần thiết và có tác dụng như thế nào tới cuộc sống của con người? - Thiên nhiên làm cho tâm hồn sảng khoái sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi. Thiên nhiên làm đẹp cho môi trường, giúp không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người. - Nhóm 5,6 Câu 5: Để bảo vệ thiên nhiên chúng ta cần làm gì?Ví dụ? - Chúng ta phải biết chăm sóc, bảo vệ và hiểu được vẻ đẹp, tác dụng của thiên nhiên với chính mình và cuộc sống cộng đồng. - Qua truyện đọc chúng ta thấy nhân vật “tôi” và các bạn rất yêu thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người. - GV cho HS liên hệ - HS lấy ví dụ ? Ở sa pa chúng ta có những cảnh đẹp nào? - HS: Khí hậu, tuyết, cáp treo..... ? Thái độ, tình cảm của em trước cảnh thiên nhiên đó NTN? 2. Nội dung bài học ? Qua phần đặt vấn đề, em hiểu thiên nhiên là gì? - GV Thiên nhiên là những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra. ? HSKG. Hãy kể một số danh lam thắng cảnh của đất nước mà em biết? - HS: Kể ? Thế nào là yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên? - GV: Để hiểu thiên nhiên có vai trò như thế nào chúng ta sang phần 2 2. Vai trò của thiên nhiên Thảo luận nhóm. (3') 1. Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào? HSKG. Cho ví dụ? + Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người, thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết của cuộc sống như: Thức ăn, nước uống, không khí để thở, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người + Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế. + Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của nhân dân. 2. HSKG. Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu thiên nhiên bị tàn phá? - HS báo cáo – HS khác nhận xét. - GV chốt - GV: Gợi ý cho HS phân tích kỹ vai trò của thiên nhiên. - Gv: cho hs quan sát 3 bức tranh ?HSKG. Em hãy nhận xét hành động của con người đối với thiên nhiên qua các bức tranh? - HS: Nhận xét ? Hãy nêu những hành động bảo vệ thiên nhiên và phá hoại thiên nhiên khác mà em biết? - HS: Liên hệ 3. Trách nhiệm của học sinh ? HS chúng ta cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên? - HS: Nêu các hành động bảo vệ thiên nhiên. ? Hãy nêu các hoạt động của trường em để bảo vệ thiên nhiên và môi trường? - HS: Kể - KL: Bằng những việc làm thiết thực, các em hãy góp phần dù nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên, thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình. 1. Truyện đọc (Một ngày chủ nhật bổ ích) - Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên. 2. Nội dung bài học a. Khái niệm - Thiên nhiên bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản... - Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. 2. Vai trò của thiên nhiên - Thiên nhiên giúp tâm hồn sảng khoái, làm bầu không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người, gắn bó và rất cần thiết đối với đời sống con người. Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại. - Thiên nhiên bị tàn phá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tồn tại của con người 3. Trách nhiệm của học sinh - Phải bảo vệ thiên nhiên. - Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên. - Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên Hoạt động 3. Luyện tập - GV gọi HS đọc bài tập a. - GV cho HS thảo luận cặp đôi: (2 phút) ? Hành vi nào thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên? - Đại diện HS TB- HS khác NX, b/s. - GV NX, chốt KT. * Chơi trò chơi tiếp sức. ? Kể danh lam thắng cảnh của đất nước? - GV phổ biến luật chơi. - HS tham gia- HS khác NX, b/s. - GV NX, chốt KT. * Bài tập a (sgk/17) - Đáp án : 1, 2, 3, 4. * Bài tập bổ sung. - Danh lam thắng cảnh: Hạ Long, rừng Cúc Phương, Hồ Ba Bể, Nha Trang Hoạt động 4. Vận dụng ? Lập kế hoạch lao động trong tuần của tổ, lớp để vệ sinh lớp học của mình? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm và giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc một vùng quê đẹp. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Học bài cũ, làm bài tập b SGK/17. - Xem lại nội dung các bài đã học - Chuẩn bị tiết tiêt 11. Kiểm tra giữa kì I + Lịch sự, tế nhị + Biết ơn + Tôn trọng kỉ luật. + Lễ độ

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_tiet_10_yeu_thien_nhien_song.doc
Giáo án liên quan