Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Mã đề 602 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng

Câu 1: An sang nhà Quân mượn vở nhưng không có ai ở nhà.

Nếu em là An, em sẽ làm gì?

A. Tự ý vào nhà Quân vào lấy vở.

B. Tự ý vào nhà Quân lấy vở rồi viết giấy để lại thông báo cho Quân biết.

C. Đợi Quân hoặc người nhà về rồi mượn vở.

D. Báo với bác hàng xóm gần nhà Quân rồi vào lấy vở.

Câu 2: Em không đồng tình với việc làm dưới đây?

A. Tổ chức cho trẻ em vui chơi.

B. Đánh đập, xúc phạm danh dự trẻ em.

C. Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

D. Tố cáo hành vi xâm hại trẻ em.

Câu 3: Nếu em chứng kiến bạn em hoặc người đi đường bị tai nạn em sẽ làm gì?

A. Gọi điện thoại cho người thân của người gặp tai nạn hoặc báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.

B. Chờ người đi đường tới giúp đỡ.

C. Chỉ đứng nhìn, không có hành động gì.

D. Rời đi chỗ an toàn cho mình, tránh xa khu vực xảy ra tai nạn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Mã đề 602 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Mã đề: 602 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII Môn: GDCD 6 Năm học: 2018 – 2019 Thời gian: 45 phút ( Đề kiểm tra gồm 04 trang) I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm) Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách tô vào đáp án đúng nhất trong phiếu bài làm: Câu 1: An sang nhà Quân mượn vở nhưng không có ai ở nhà. Nếu em là An, em sẽ làm gì? A. Tự ý vào nhà Quân vào lấy vở. B. Tự ý vào nhà Quân lấy vở rồi viết giấy để lại thông báo cho Quân biết. C. Đợi Quân hoặc người nhà về rồi mượn vở. D. Báo với bác hàng xóm gần nhà Quân rồi vào lấy vở. Câu 2: Em không đồng tình với việc làm dưới đây? A. Tổ chức cho trẻ em vui chơi. B. Đánh đập, xúc phạm danh dự trẻ em. C. Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. D. Tố cáo hành vi xâm hại trẻ em. Câu 3: Nếu em chứng kiến bạn em hoặc người đi đường bị tai nạn em sẽ làm gì? A. Gọi điện thoại cho người thân của người gặp tai nạn hoặc báo cho cơ quan công an nơi gần nhất. B. Chờ người đi đường tới giúp đỡ. C. Chỉ đứng nhìn, không có hành động gì. D. Rời đi chỗ an toàn cho mình, tránh xa khu vực xảy ra tai nạn. Câu 4: Hằng và Nhung là bạn thân nên chuyện gì cũng tâm sự với nhau. Thứ hai tuần trước, khi sang nhà Nhung chơi, Hằng đã lấy nhật kí của Nhung ra đọc. Nếu em là Nhung, em sẽ làm gì? A. Không chơi với bạn nữa. B. Giận bạn, nói xấu bạn. C. Chờ cơ hội để đọc trộm nhật kí của bạn Hằng. D. Nói cho bạn biết đó là việc làm vi phạm quyền được đảm bảo an toàn về thư tín. Câu 5: Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, em cần làm gì? A. Đi xe đạp và xe đạp điện ở làn đường dành cho ô tô. B. Đi sang đường ở bất kỳ chỗ nào cảm thấy tiện lợi. C. Tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông. D. Phóng nhanh, vượt ẩu. Câu 6: Hành vi chửi mắng người khác một cách thậm tệ là xâm phạm đến A. tính mạng của công dân. B. sức khỏe của công dân. C. thân thể của công dân D. nhân phẩm và danh dự của công dân. Câu 7: Biểu hiện nào đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập? A. Hằng luôn tự mình học bài và làm bài tập về nhà. B. Chỉ khi nào bố mẹ nhắc nhở Mai mới ngồi vào bàn học. C. Thỉnh thoảng Quân trốn học đi chơi điện tử. D. Gặp bài toán khó là Lan bỏ qua không làm. Câu 8: Khi đi đến ngã tư, thấy tín hiệu đèn giao thông có màu vàng thì người tham gia giao thông phải làm gì? A. Vẫn tiếp tục đi với tốc độ bình thường. B. Phải giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng. C. Phóng nhanh trước khi có tín hiệu đèn đỏ. . D. Lập tức phanh gấp và dừng lại ngay. Câu 9: Gần đây, ông Q thường xuyên sang chơi nhà bạn H bên hàng xóm và có những hành vi xâm hại bạn. Nếu em được chứng kiến cảnh đó, em sẽ: A. Sợ hãi và im lặng coi như không biết gì. B. Kể chuyện đó cho tất cả mọi người trong xóm và các bạn trong trường biết. C. Nói cho bố mẹ bạn H biết hoặc tố cáo hành vi của ông Q với cơ quan công an nơi gần nhất. D. Coi đó là chuyện của bạn, không liên quan đến mình. Câu 10: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. B. Công an có quyền khám xét chỗ ở của công dân bất kì lúc nào. C. Bạn bè được phép tự ý vào chỗ ở của nhau. D. Hàng xóm có thể thoải mái vào chỗ ở của nhau để thể hiện sự thân thiết. Câu 11: Đâu là biểu hiện đúng của văn hóa giao thông? A. Sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông. B. Nhường chỗ cho người già, phụ nữ, em nhỏ trên xe buýt. C. Bấm còi inh ỏi trên đường. D. Lạng lách, đánh võng, đi sai làn đường. Câu 12: Mọi hành vi xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào? A. Kỉ luật. B. Trừng phạt nghiêm khắc. C. Cảnh cáo. D. Nhắc nhở nhẹ nhàng. Câu 13: Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân? A. Cô Lan đi du lịch và nhờ mẹ đến trông nhà hộ một tuần. B. Hùng trèo tường vào nhà bà Sáu lấy trộm tiền chơi game. C. Nhà hàng xóm bị cháy, mọi người phá cửa xông vào dập lửa giúp. D. Công an nhận lệnh khám xét nhà kẻ bị tình nghi là tàng trữ ma túy. Câu 14: Trên đường đi học về, Nam và một số bạn đi xe đạp dàn hàng ngang. Chứng kiến cảnh đó, em sẽ làm gì? A. Khuyên các bạn đi hàng một, chấp hành tốt luật lệ giao thông. B. Dàn hàng ngang cùng các bạn cho vui. C. Không có phản ứng gì vì sợ các bạn giận. D. Mặc kệ các bạn vì không ảnh hưởng gì đến mình. Câu 15: Người vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào? A. Bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. B. Bị phạt tù trên 10 năm. C. Bị phạt tù theo đề nghị của người bị xâm phạm về chỗ ở. D. Nhắc nhở, rút kinh nghiệm. Câu 16: Biểu hiện nào không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập? A. Tự học bằng nhiều hình thức khác nhau. B. Chấp hành tốt mọi nội quy của trường lớp. C. Chỉ cần học tốt, không cần làm việc gì khác. D. Hoàn thành các cấp học theo đúng quy định của Nhà nước. Câu 17: Biểu hiện nào đúng trong việc thực hiện trật tự an toàn giao thông của học sinh? A. Đi xe đạp phóng nhanh, vượt ẩu. B. Vừa tham gia giao thông vừa nghe nhạc. C. Đi xe đạp điện chở ba người. D. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. Câu 18: Mỗi người cần làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Tuyệt đối không cho người khác vào chỗ ở của mình. B. Tìm mọi cách để đột nhập vào chỗ ở của người khác. C. Phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác. D. Tuyệt đối không vào chỗ ở của người khác. Câu 19: Đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông? A. Phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng. B. Hệ thống đường xá chật hẹp chưa đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của nhân dân. C. Dân số tăng nhanh. D. Do ý thức yếu kém của người tham gia giao thông. Câu 20: Em không đồng ý với biểu hiện nào sau đây? A. Vào nhà bạn chơi vì bạn có lời mời. B. Tự ý vào nhà hàng xóm mượn đồ khi không có ai ở nhà. C. Bố mẹ gõ cửa trước khi vào phòng con cái. D. Công an vào khám xét nhà người dân khi có lệnh khám xét. II/ TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: (3 điểm) a) Về học tập, pháp luật nước ta quy định: Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được thể hiện như thế nào? b) Hãy nêu ý nghĩa, vai trò của việc học tập đối với mỗi người? Câu 2: (2 điểm) Ông T là hàng xóm nhà bé H. Gần đây, ông thường xuyên sang nhà bé H chơi lúc bố mẹ vắng nhà. Ông đã mang bánh kẹo đến để dụ dỗ bé H và có những hành vi ôm, hôn khiến bé rất hoảng sợ. a. Em có nhận xét gì về hành vi của ông T? b. Nếu em chứng kiến những hành vi trên của ông T, em sẽ làm gì? . Hết

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_ma_de.doc