Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 1 đến 3 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể để phát triển tốt.

- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

- Nêu được cách tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân.

2. Phẩm chất

- Tự tin, tự chủ, tự lập

a. Năng lực chung

- Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, tính toán, hợp tác.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Bài tập trắc nghiệm, truyện kể về các tấm gương người thật việc thật, bài tập tình huống, ca dao, tục ngữ . phiếu học tập, bút dạ, bảng phụ.

- Tranh ảnh bài 1 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất, SGK, SGV, giáo án.

2. Học sinh

- Đọc truyện đọc, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.

- SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, LTTH, sắm vai, kể chuyện.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra: Sách vở của học sinh.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

- Cho HS quan sát ảnh chơi TDTT để rèn luyện sức khỏe. GV dẫn vào bài

 Cha ông ta thường nói: " Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý hơn vàng." Vậy sức khoẻ là gì? Vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện việc đó bằng cách nào? Cô và các em vào bài học hôm nay.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 1 đến 3 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6A.11/9/2020 6B. 10/9/2020 Tiết 1 - Bài 1 TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Học sinh hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể để phát triển tốt. - Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể. - Nêu được cách tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân. 2. Phẩm chất  - Tự tin, tự chủ, tự lập a. Năng lực chung - Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, tính toán, hợp tác... b. Năng lực đặc thù - Năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Bài tập trắc nghiệm, truyện kể về các tấm gương người thật việc thật, bài tập tình huống, ca dao, tục ngữ. phiếu học tập, bút dạ, bảng phụ. - Tranh ảnh bài 1 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất, SGK, SGV, giáo án. 2. Học sinh - Đọc truyện đọc, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết. - SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, LTTH, sắm vai, kể chuyện. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: Sách vở của học sinh. 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - Cho HS quan sát ảnh chơi TDTT để rèn luyện sức khỏe... GV dẫn vào bài Cha ông ta thường nói: " Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý hơn vàng...." Vậy sức khoẻ là gì? Vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện việc đó bằng cách nào? Cô và các em vào bài học hôm nay. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Tìm hiểu truyện. (nhóm bàn) - Gọi HS đọc truyện SGK. - GV chia HS 6 nhóm(5p) - Nhóm 1,2: ? So với các bạn trong lớp Minh là cậu bé có đặc điểm gì? ? Minh có mong muốn nào? ? Để đạt được điều đó, Minh làm gì? - Nhóm 3,4: ? Em đã khắc phục ra sao? ? Kết quả Minh đạt được là gì? ? Khi tập luyện, Minh gặp khó khăn gì? - Nhóm 5,6: ? Em có nhận xét gì về bạn Minh trong câu chuyện? ? Qua câu chuyện, em rút ra bài học nào cho bản thân mình? - HS đại diện báo cáo kết quả- HS khác bổ sung. - GV chốt kiến thức. 2. Tìm hiểu ội dung bài học (cặp đôi) ? Theo em, sức khỏe có ý nghĩa ntn với mỗi chúng ta? - TL nhóm: cặp đôi (2phút) ? Chỉ ra những những biểu hiện cụ thể về vai trò của sức khỏe đối với mỗi người? - HS TL - HS khác NX, bổ sung. - GV NX, chốt KT. * GV: “ Sức khoẻ là vàng”, sức khoẻ là thứ chúng ta không thể bỏ tiền ra mua được mà nó là kết quả của quá trình tự rèn luyện, chăm sóc bản thân. ? Qua truyện đọc, em hiểu thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể? - GV chốt NDBH 1. ? Em hãy kể những câu chuyện về tấm gương chăm sóc rèn luyện thân thể tốt mà em biết? ? Vì sao cần phải rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe? ? Tìm ca dao, tục ngữ... đề cao việc chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể? * TL nhóm: 6 nhóm (4 phút) ? Em đã làm gì để tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể ở nhà cũng như ở trường? - Đại diện nhóm TL – HS khác NX. - GV NX, chốt KT. ? Những việc em chưa làm được để tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể là gì? Cách khắc phục của em? 1. Truyện đọc Mùa hè kì diệu - Minh là học sinh thấp bé nhất trong lớp. - Muốn thân hình cao hơn. - Minh đi tập bơi. - Nhà xa bể bơi, nước vào mũi, mồm, tai. - Người đau ê ẩm. - Minh kiên trì luyện tập. - KQ: Minh có thân thể rắn chắc, dáng đi nhanh nhẹn, cao hẳn lên. -> Minh tích cực chăm sóc, rèn luyện thân thể để có sức khỏe tốt. - Cần chăm sóc, rèn luyện thân thể. 2. Nội dung bài học a. Khái niệm - Sức khỏe là vốn quý của con người. - Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động học tập, lao động - Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể: + Giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ. + Thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để có sức khỏe tốt. + Tích cực phòng và chữa bệnh * NDBH 1(sgk/4) - VD: Bác Hồ sau thời gian tù đày khổ cực. Ra tù Bác đã tập thể dục, leo núi để rèn luyện sức khỏe b. Ý nghĩa: - Sức khoẻ giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả. - Có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc VD: Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. c. Cách rèn luyện: - Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng (chú ý an toàn thực phẩm). - Tập TDTT vào mỗi buổi sáng. - Phòng bệnh: Rửa tay trước khi ăn, nhà cửa sạch sẽ - Khi mắc bệnh tích cực chữa triệt để. - Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác. - Ăn uống chưa chú ý đến an toàn thực phẩm: ăn ở quán trên vỉa hè - Chưa tập thể dục -> Cần chú ý rèn luyện thân thể. Hoạt động3. Luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Chọn những biểu hiện biết tự chăm sóc sức khỏe? ? Nêu tác hại của việc nghiện thuốc lá, uống rượu bia? * Chơi trò chơi sắm vai. - Tình huống: Mai bị chó cắn. ? Nếu là Mai, em cần phải làm gì trong tình huống này? - HS sắm vai, lên diễn – HS khác NX. - GV NX, tuyên dương nhóm tốt. * Bài tập a. - p, n: a, b, c, e. * Bài tập c. - Gây ung thư phổi, các bệnh lí khác - Ô nhiễm không khí - Gây mất trật tự an ninh xã hội... * Bài tập tình huống. - Tiêm phòng. - Theo dõi và chữa trị. Hoạt động 4. Vận dụng ? Em sẽ làm gì để chăm sóc sức khỏe cho mình và các thành viên trong gia đình? ? Nếu thấy một ai đó trong gia đình không chịu rèn luyện sức khỏe, em sẽ làm gì? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm đọc những thông tin, chuyên mục... khuyên ta chăm sóc rèn luyện thân thể. - Học nội dung bài học. Làm các bài tập sgk. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU * Chuẩn bị bài 2: Siêng năng, kiên trì. - Đọc và trả lời các câu hỏi trong truyện “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ” - Tìm hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì . - Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì . - Lựa chọn một tình huống trong bài tập a/sgk- 6 để sắm vai diễn. ....................................................................................... Ngày dạy: 6A. 18/9/2020 6B. 17/9/2020 Tiết 2 - Bài 2 SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (2 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nêu được thế nào là siêng năng, những biểu hiện của siêng năng. - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng. 2. Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin, yêu lao động. 3. Năng lực a. Năng lực chung - Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán. b. Năng lực đặc thù - Năng lực xử lí tình huống II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Bài tập trắc nghiệm, truyện kể về các tấm gương người thật việc thật, bài tập tình huống, ca dao, tục ngữ, phiếu học tập, bút dạ, bảng phụ. - Tranh ảnh bài 2 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất, SGK, SGV, giáo án. 2. Học sinh - Đọc truyện đọc, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết. - SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT - Phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, LTTH, sắm vai, kể chuyện. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải làm gì? ? Hãy trình bày kế hoạch tập luyện TDTT của em? Hãy kể những việc làm chứng tỏ em biết chăm sóc sức khoẻ cho bản thân? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động ? Em hãy đọc bài thơ, kể câu chuyện nói về: Siêng năng, kiên trì. - VD: Câu chuyện. Rùa và thỏ.... GV dẫn vào bài - Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên. Đúng vậy, có chí, kiên trì sẽ giúp ta thành công trong cuộc sống. Hiểu về siêng năng, kiên trì - Cô và các em vào bài học hôm nay. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Tìm hiểu truyện(cặp đôi) - GV gọi HS đọc truyện SGK. * TL cặp đôi (3 phút) 1. Bác hồ nói được những thứ tiếng nước ngoài nào? 2. Bác đã gặp những khó khăn gì trong quá trình học tập? ? Cách khắc phục? - Đại diện HS TL-HS khác NX, bổ sung. - GV NX, chốt KT. ? Cách học của Bác có đức tính gì? ? Qua tấm gương Bác Hồ, em học tập được những đức tính nào? 2. Tìm hiểu nội dung bài học (nhân/nhóm) ? Từ sự tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là siêng năng?Ví dụ? - Yêu cầu HSKG nhắc lại quan niệm về siêng năng của Bác Hồ. -> Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền ? Nêu ví dụ về sự thành đạt của: + HS giỏi trường ta? + Người làm giàu bằng sức lao động của chính mình? ? Nêu việc làm thể hiện sự Siêng năng, kiên trì của bản thân và kết quả của công việc đó? - > Kể và liên hệ bản thân - Gv: Nêu việc làm thể hiện sự lười biếng,chống chán của bản thân và hậu quả của công việc đó? - GV chốt NDBH 1/sgk ? Hành vi nào thể hiện tính siêng năng? Vì sao? 1. Thành hay nghỉ học vì sợ cô giáo kiểm tra bài cũ. 2. Để học tốt tiếng Anh, Lan luôn tự học qua In-tơ-nét, làm thêm bài tập. 3. Chưa học bài mà Nam đã đi chơi. 4. Nhà nghèo, An vừa học vừa đi làm thêm lấy tiền nộp học phí. ? Kể những danh nhân nhờ siêng năng đã thành công trong sự nghiệp? trong học tập mà em biết? - HS TL nhóm: 6 nhóm (5 phút) - Nhóm 1,2: Tìm biểu hiện siêng năng trong học tập? - Nhóm 3,4: Tìm biểu hiện siêng năng trong lao động, trong cuộc sống? - Đại diện HSTL-HS khác NX,bổ sung. - GV NX, chốt KT. ? Siêng năng biểu hiện trong những lĩnh vực nào? 1. Truyện đọc (Bác Hồ tự học ngoại ngữ) - Bác Hồ biết các thứ tiếng Pháp Anh, nga Trung Quốc, Nhật, Ý, - Khó khăn: Bác không được học ở trường, vừa làm việc vừa học, tuổi cao - Khắc phục: + Bác học thêm vào giờ nghỉ ban đêm. + Nhờ các thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ vào tay, sáng, chiều tự học => Siêng năng, kiên trì. - Tự học, siêng năng, kiên trì 2. Nội dung bài học a. Khái niệm - Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn. - VD: Buổi lao động nhiều việc tưởng không làm hết, nhưng các Bạn HS lớp 6 chăm chỉ làm và đã hoàn thành công việc. * NDBH 1 (sgk/6) * Bài tập nhanh - Đáp án: 2, 4 –> Sự chăm chỉ, tự giác. 2. Biểu hiện - Trong học tập: cần cù, tự giác, chăm chỉ học tập. - Trong lao động: Tự giác, chịu khó, miệt mài làm việc thường xuyên, không ngại khó, ngại khổ. - Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoạt động 3. Luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Tìm hành vi biểu hiện tính siêng năng? ? Kể việc làm thể hiện siêng năng của em? * Chơi trò chơi tiếp sức: ? Tìm việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì? - GV HD luật chơi: 2 đội, mỗi đội 3 em, trong thời gian 3 phút, đội nào tìm được nhiều việc làm sẽ thắng. - HS tham gia, nhận xét. - GV tổng kết trò chơi. * Bài tập a: - Hành vi 1,2. * Bài tập b: - Thường xuyên giúp bố, mẹ việc nhà. - Hoàn thành bài tập cô giáo giao và làm thêm bài tập khác... * Bài tập bổ sung. Hoạt động 4. Vận dụng - Tổ chức cho HS xuống nhổ cỏ ở bồn hoa 5 phút. ? Khi có nhiều bài tập về nhà, em sẽ làm gì? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm ca dao, tục ngữ, danh ngôn... nói về siêng năng. - Học nội dung bài học a/sgk-6 và làm bài tập b,d (sgk/6) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Chuẩn bị bài 2. Phần tiếp theo. + Ý nghĩa của kiên trì + Biểu hiện, ví dụ. ..................................................................................... Ngày dạy: 6A. 25/09/2020 6B. 24/09/2020 Tiết 3 - Bài 2 SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (Tiếp) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Giúp HS hiểu được khái niệm, những biểu hiện của kiên trì, hiểu ý nghĩa của việc rèn luyện tính kiên trì; phân biệt được kiên trì với nản lòng chóng chán. 2. Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin, yêu lao động. 3. Năng lực a. Năng lực chung - Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán. b. Năng lực đặc thù - Năng lực xử lí tình huống II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - SGK và SGV GDCD 6, truyện kể về các danh nhân. - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập. ... - Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì. 2. Học sinh - Đọc truyện đọc, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết. - SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, LTTH, sắm vai, kể chuyện. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải làm gì? ? Hãy trình bày kế hoạch tập luyện TDTT của em? Hãy kể những việc làm chứng tỏ em biết chăm sóc sức khoẻ cho bản thân? 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động ? Em hãy đọc bài thơ, kể câu chuyện nói về: Kiên trì. - VD: Câu chuyện. Rùa và thỏ.... GV dẫn vào bài - Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên. Đúng vậy, có chí, kiên trì sẽ giúp ta thành công trong cuộc sống. Hiểu về siêng năng, kiên trì - Cô và các em vào bài học hôm nay. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học ? Từ sự tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là kiên trì? - Yêu cầu Hs nhắc lại quan niệm về siêng năng của Bác Hồ. - > Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền ? Siêng năng,kiên trì có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? ? Nêu ví dụ về sự thành đạt của: + HS giỏi trường ta? + Người làm giàu bằng sức lao động của chính mình? ? Nêu việc làm thể hiện sự Siêng năng, kiên trì của bản thân và kết quả của công việc đó? - > Kể và liên hệ bản thân - Gv Nêu việc làm thể hiện sự lười biếng,chống chán của bản thân và hậu quả của công việc đó? - > Kể và liên hệ bản thân ? Theo em cần làm gì để trở thành người Siêng năng,kiên trì? - Phải cần cù tự giác làm việc không ngại khó ngại khổ, cụ thể: + Trong học tập: Đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập.. + Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc. + Trong các hoạt động khác: (kiên trì luyện tập thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường...) - GV: Tích hợp câu truyện: (Hai bàn tay của Bác). ? Ngoài giờ học ở nhà em thường giúp bố, mẹ làm những việc gì? Hoạt động 3. Luyện tập - Hs: đọc yêu cầu bài tập 1 ? Em hãy kể về 1 tấm gương siêng năng, kiên trì ở trường, lớp? - Nhận xét, đánh giá. ? Hãy kể những việc làm thể hiện tính siêng năng của em? ? Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về SN,KT? - Gv cung cấp cho học sinh những câu ca dao, tục ngữ khác. - Giàu đau những kẻ ngủ trưa Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày - Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. - Tay làm hàm nhai. - Dốt đến đâu, học lâu cũng biết Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. II. Nội dung bài học 2. Kiên trì - Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ. 3. Ý nghĩa - Siêng năng, kiên trì giúp cho con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. III. Bài tập Bài tập c: Những câu biểu hiện tính siêng năng kiên tri: 1, 2. Bài b: Tự liên hệ Bài c: - Rưa bát, quyết nhà thường xuyên - Tự học bài, làm bài tập... Bài tập c. Bài tập d. - Siêng làm thì có. - Miệng nói tay làm. Hoạt động 4. Vận dụng ? Khi có nhiều bài tập về nhà, em sẽ làm gì? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm ca dao, tục ngữ, danh ngôn... nói về kiên trì. - Học nội dung bài học b,c/sgkT6. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Chuẩn bị bài mới 3: Tiết kiệm (Đọc truyện đọc, trả lời câu hỏi phần gợi ý tìm khái niệm tiết kiệm, biểu hiện, ý nghĩa). ......................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_tiet_1_den_3_nam_hoc_2020_20.doc
Giáo án liên quan