I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với
việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và
những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối
với sự phát triển của vùng.
2. Kĩ năng
- Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí giới hạn của vùng.
- Phân tích bản đồ Địa lí tự nhiên, atlát Địa lí Việt Nam và số liệu thống kê
để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực toán học.
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên.
* Học sinh:
- Átlát địa lí Việt Nam.
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 32+33 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9BC – 04/12/2019
Tiết 32 - Bài 28: VÙNG TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với
việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và
những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối
với sự phát triển của vùng.
2. Kĩ năng
- Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí giới hạn của vùng.
- Phân tích bản đồ Địa lí tự nhiên, atlát Địa lí Việt Nam và số liệu thống kê
để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực toán học.
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên.
* Học sinh:
- Átlát địa lí Việt Nam.
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan.
2. Kĩ thuật
- Chia nhóm, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
- GV: Tây Nguyên có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, đồng thời có
nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển kinh tế. Các dân tộc Tây Nguyên có truyền
thống đoàn kết, có bản sắc văn hóa vừa đa dạng vừa có nhiều nét đặc thù.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
* Đối với lớp BC: GV hướng dẫn HS
xác định giới hạn (kết luận tiếp giáp) và
giới thiệu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
* Đối với lớp A: GV hướng dẫn HS xác
định giới hạn lãnh thổ của vùng.
- Dựa vào thông tin sgk
- Hãy cho biết quy mô lãnh thổ của vùng
và so sánh tỉ trọng với cả nước?
- HS nêu tên các tỉnh, diện tích, dân số.
- GV: Xác định ranh giới của vùng.
- Hướng dẫn HS xác định giới hạn của
vùng trên bản đồ?
- Vùng tiếp giáp với những quốc gia và
vùng kinhh tế nào?Nhận xét?
- GV cung cấp ý nghĩa của vị trí giới
hạn đó.
- GV mở rộng: Là nơi mở màn cho
chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng tháng
4/1975.
+ Có đường biên giới dài trên 500km,
tiếp giáp với 2 nước láng giềng: Lào và
Cam-pu-chia.
- Dựa vào H28.1 + sự hiểu biết
- N1 + 2: Tìm hiểu về địa hình, sông
ngòi, khí hậu ảnh hưởng tới sự phát triển
kinh tế - xã hội:
- Từ bắc => nam có những cao nguyên
nào?
- Tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây
Nguyên? Chảy qua miền địa hình nào?
Đổ ra đâu?
- Khí hậu ở đây có đặc điểm gì?
- N3 + 4: Tìm hiểu về các nguồn tài
nguyên, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh
tế - xã hội.
- Vùng duy nhất không giáp biển.
- Tiếp giáp: Lào, Campuchia, Duyên
hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
* Ý nghĩa:
- Gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế
phát triển và là thị trường tiêu thụ sản
phẩm, có mối liên hệ với Duyên hải
Nam Trung Bộ, mở rộng quan hệ với
Lào và Campuchia.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên
* Đặc điểm:
- Địa hình:
+ Có địa hình cao nguyên xếp tầng:
Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ
Nông, Lâm Viên, Di Linh.
+ Có các dòng sông chảy về các vùng
lãnh thổ lân cận: S. Đồng Nai, sông Ba,
S. Xê Xan, S. Xrê Pôk.
+ Khí hậu cận xích đạo.
+ Nhiều tài nguyên thiên nhiên (bảng
28.1)
* Thuận lợi:
- Dựa vào H28.1 + B28.1 cho biết:
- Những điều kiện tự nhiên trên có thuận
lợi gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội?
+ Trong xây dựng kinh tế Tây Nguyên
gặp những khó khăn gì? Biện pháp khắc
phục?
- HS đạị diện nhóm chẵn báo cáo =>
nhóm lẻ nhận xét bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức, bổ sung.
+ Biện pháp: bảo vệ rừng đầu nguồn
(bảo vệ nguồn nước cho sinh hoạt,
nguồn thủy năng phát triển thủy điện,
thủy lợi, bảo vệ môi trường sinh thái.
Có ý nghĩa quan trọng không những với
Tây Nguyên mà còn có ý nghĩa đối với
các vùng lân cận, các nước láng giềng.
+ Tây Nguyên có những cảnh đẹp nổi
tiếng: Đà Lạt, Hồ Lắk, Biển Hồ, núi
Lang Biang
- Dựa vào thông tin sgk mục III + sự
hiểu biết + bảng 28.2 cho biết:
+ Tây Nguyên có những dân tộc nào?
+ Nhận xét gì về sự phân bố dân cư,
dân tộc?
+ So sánh 1 số chỉ tiêu phát triển dân cư
- xã hội ở Tây Nguyên với cả nước =>
Nêu những nhận xét chung ?
- HS trả lời => nhận xét => bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
+ Vị trí ngã ba biên giới với nhiều dân
tộc => Vấn đề đoàn kết các dân tộc rất
+ Có tài nguyên thiên nhiên phong phú,
thuận lợi cho phát triển kinh tế đa
ngành (đất badan nhiều nhất cả nước,
rừng tự nhiên còn khá nhiều, khí hậu
cận xích đạo, trữ năng thuỷ điện khá
lớn, khoáng sản có bôxit với trữ lượng
lớn).
+ Khí hậu cao nguyên mát mẻ và
phong cảnh thiên nhiên đẹp của thành
phố Đà Lạt,... thế mạnh về du lịch sinh
thái.
* Khó khăn:
- Mùa khô thường thiếu nước và cháy
rừng.
- Nạn phá rừng ảnh hưởng xấu đến đời
sống dân cư và môi trường.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội
* Đặc điểm:
- Tây Nguyên là địa bàn cư trú của
nhiều dân tộc ít người (Giarai, Êđê,
Bana, Mnông,...).
- Là vùng thưa dân nhất nước ta.
- Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu
ở các đô thị, ven đường giao thông, các
nông, lâm trường.
* Thuận lợi: nền văn hoá giàu bản sắc,
thuận lợi cho phát triển du lịch.
* Khó khăn:
- Thiếu lao động, trình độ lao động
chưa cao.
- Phân hoá giàu nghèo quá lớn.
quan trọng. Các dân tộc Tây Nguyên
trình độ dân trí thấp, dễ bị các phần tử
phản động dụ dỗ, mua chuộc, lợi dụng
tôn giáo lôi kéo, gây rối
+ Bản sắc văn hóa nhiều nét đặc thù.
Năm 2005 không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên được UNESCO
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại.
+ Hội hoa Đà Lạt (2004)
+ Hiện nay nhà nước rất quan tâm đầu
tư xây dựng đổi mới, nâng cao đời sống
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
+ Tại sao thu nhập BQ/người/tháng cao
hơn so với cả nước mà tỉ lệ hộ nghèo lại
lớn hơn so với cả nước ? (Phân hóa giàu
nghèo quá lớn)
Hoạt động 3. Luyện tập
- Trong xây dựng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và
khó khăn gì?
- Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư của Tây Nguyên?
Hoạt động 4. Vận dụng
- Nêu 1 số giải pháp để bảo vệ rừng đầu nguồn (bảo vệ nguồn nước cho sinh hoạt,
nguồn thủy năng phát triển thủy điện, thủy lợi, bảo vệ môi trường sinh thái.ở địa
phương.
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- GV nhận xét ý thức, thái độ của HS trong tiết thực hành. Đánh giá cho điểm 1 số
cá nhân nhóm . Phê bình những HS ý thức kém, nhóm thảo luận chưa tốt.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Học bài theo câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài 29.
Ngày dạy: 9C- 05/12/2019
Tiết 33 - Bài 29: VÙNG TÂY NGUYÊN ( tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ
yếu của vùng.
- Nêu các trung tâm kinh tế lớn với các chức năng chủ yếu của từng trung
tâm.
2. Kĩ năng
- Xác định trên bản đồ, lược đồ sự phân bố của một số cây công nghiệp, các
trung tâm kinh tế.
- Phân tích bản đồ kinh tế để trình bày tình hình phát triển và phân bố một số
ngành sản xuất của vùng.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực toán học.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Bản đồ kinh tế Tây Nguyên, một số tranh ảnh về các phong cảnh ở Tây
Nguyên.
2. Học sinh:
- Đọc và trả lời trước các câu hỏi trong bài.
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan.
2. Kĩ thuật
- Chia nhóm, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
- GV: Tây Nguyên có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, đồng thời có
nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển kinh tế. Các dân tộc Tây Nguyên có truyền
thống đoàn kết, có bản sắc văn hóa vừa đa dạng vừa có nhiều nét đặc thù.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
- Dựa vào thông tin sgk:
- Trong những năm gần đây, sản xuất
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Nông nghiệp
- Là vùng chuyên canh cây công
cây công nghiệp ở Tây Nguyên phát triển
như thế nào?
- Cho biết các cây trồng quan trọng
nhất?
- Cà phê được trồng nhiều nhất ở đâu?
- Dựa vào thông tin sgk + H29.1 +
H29.2.
+ Dựa vào H29.1 hãy nhận xét tỉ lệ diện
tích và sản lượng cà fê của Tây Nguyên
so với cả nước?
- Vì sao cây cà phê được trồng nhiều ở
vùng này?
- HS: Tây Nguyên có nhiều ĐKTN thuận
lợi cho cây cà fe phát triển như: Đất
badan màu mỡ, khí hậu nhiệt đới cận
xích đạo, ...
+ Dựa vào H29.2 xác định các vùng
trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên?
- HS: Xác định các vùng trồng Cà fe trên
bản đồ.
- Ngoài trồng cây CN lâu năm, Tây
Nguyên còn trồng những cây gì? Phát
triển như thế nào?
- HS: Lúa, cây lương thực khác, cây CN
ngắn ngày, trồng rừng,...
+ Dựa vào bảng 29.1 hãy nhận xét tình
hình phát triển nông nghiệp ở Tây
Nguyên?
- HS: Giá trị sản xuất NN còn thấp.
+ Tại sao Đắc Lắc, Lâm Đồng lại dẫn
đầu về giá trị sản xuất nông
nghiệp?(KG)
- HS: Đăk Lăk có diện tích đất Badan,
sản xuất cà fe quy mô lớn, xuất khẩu
nhiều. Lâm Đồng có địa hình núi cao,
khí hậu vùng núi, thế mạnh sản xuất chè,
rau quả ôn đới trên quy mô lớn; cả hai
tỉnh đều phát triển du lịch.
- Khó khăn trong phát triển nông
nghiệp?
- HS: Trả lời theo SGK.
- GV chuẩn kiến thức.
nghiệp lớn.
- Trong những năm gần đây sx cây
công nghiệp ở Tây Nguyên phát triển
khá nhanh.
- Những cây trồng quan trọng nhất: cà
phê, cao su, chè, điều,...
+ Trồng cà phê nhiều nhất ở Đăk Lăk.
- Sản xuất lúa, cây lương thực khác,
cây công nghiệp ngắn ngày: trồng hoa,
rau quả ôn đới (Đà Lạt).
- Lâm nghiệp: kết hợp khai thác rừng
tự nhiên với trồng mới, khoanh nuôi,
giao khoán bảo vệ rừng, gắn khai thác
với chế biến.
- Sản xuất nông nghiệp ở hai tỉnh Đăk
Lăk và Lâm Đồng có giá trị cao nhất
vùng.
* Khó khăn:
- Thiếu nước vào mùa khô.
- Biến động của giá nông sản trên thị
trường.
+ Việc mở rông diện tích trồng cà phê
quá mức ảnh hưởng gì tới tài nguyên
rừng và môi trường ?
- Diện tích rừng giảm, ảnh hưởng tới
nguồn sinh thủy, tài nguyên rừng suy
giảm tác động xấu tới môi trường, thiên
tai xảy ra nhiều hơn.
- Dựa vào thông tin sgk + B29.2 hãy
+ Tính tốc độ tăng trưởng công nghiệp
của Tây Nguyên và cả nước điền vào
bảng: (nếu coi 1995 =100%)(KG)
Năm 1995 2000 2002
Tây
Nguyên
100% 158% 191%
Cả
nước
100% 191% 252%
+ Qua bảng kết quả trên em có nhận xét
gì về tình hình phát triển công nghiệp ở
Tây Nguyên?
+ Những ngành công nghiệp nào phát
triển mạnh?
- Nêu ý nghĩa của việc phát triển thủy
điện ở Tây Nguyên?
- Mục đích khai thác thế mạnh thủy
năng?
- Cung cấp nguồn năng lượng, nguồn
nước dự trữ cho mùa khô phục vụ sản
xuất nông lâm nghiệp.
- Thúc đẩy trồng và bảo vệ rừng đầu
nguồn, bảo vệ nguồn nước.
- Gv hướng dẫn HS quan sát H29.3/sgk.
- Tình hình phát triển ngành dịch vụ của
Tây Nguyên có điểm gì nổi bật?
- Dựa và kiến thức đã học cho biết:
2. Công nghiệp
- Chiếm tỉ trọng thấp nhưng đang
chuyển biến tích cực.
- Thuỷ điện: Yaly, ĐrâyHinh, thuỷ điện
Buôn Kuôp đang xây dựng trên sông
Xê Xan và Xrê Pôk.
- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở
Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.
3. Dịch vụ
- Tình hình xuất khẩu nông sản, phát
triển và phân bố du lịch:
+ Là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ
hai cả nước (sau ĐB. Sông Cửu Long).
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
+ Những tiềm năng phát triển dịch vụ ở
Tây Nguyên?
+ Tây Nguyên đã phát triển những
ngành dịch vụ nào là thế mạnh của
vùng?
- HS rả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
Quan sát H29.2 + Thông tin sgk
+ Xác định chỉ trên bản đồ các trung
tâm kinh tế của vùng?(KG)
+ Nêu chức năng của từng trung tâm
kinh tế đó?(KG)
- HS đọc kết luận sgk/111.
+ Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá
có điều kiện phát triển thuận lợi, nổi
bật là thành phố Đà Lạt.
V. Các trung tâm kinh tế
- Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Plây Ku.
Hoạt động 3. Luyện tập
- Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển
sản xuất nông - lâm nghiệp ?
- Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch ?
Hoạt động 4. Vận dụng
- Nêu 1 số giải pháp để bảo vệ rừng đầu nguồn (bảo vệ nguồn nước cho sinh hoạt,
nguồn thủy năng phát triển thủy điện, thủy lợi, bảo vệ môi trường sinh thái.ở địa
phương.
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- GV nhận xét ý thức, thái độ của HS trong tiết thực hành. Đánh giá cho điểm 1 số
cá nhân nhóm . Phê bình những HS ý thức kém, nhóm thảo luận chưa tốt.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Học bài theo câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị ôn tập
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_tiet_3233_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf