Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 21+22 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó.

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế của từng trung tâm

2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, yêu quê hương.

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học, sáng tạo

b. Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, phân tích số liệu.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Lược đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Máy chiếu

2. Học sinh: Đọc trước bài, phân tích lược đồ sgk và trả lời câu hỏi

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi

2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra:

- TDMNBB có những thuận lợi và khó khăn gì về mặt tự nhiên?

- 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc có những thế mạnh kinh tế nào?

3. Bài mới

Hoạt đông 1. Khởi động

- GV chiếu video về hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh

-> hỏi HS về nội dung video -> dẫn vào bài mới.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 21+22 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9A. /11/2020 9B. /11/2020 Tiết 21 - Bài 18 VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ (Tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó. - Nêu được tên các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế của từng trung tâm 2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, yêu quê hương. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học, sáng tạo b. Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, phân tích số liệu. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Lược đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Máy chiếu 2. Học sinh: Đọc trước bài, phân tích lược đồ sgk và trả lời câu hỏi III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi 2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: - TDMNBB có những thuận lợi và khó khăn gì về mặt tự nhiên? - 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc có những thế mạnh kinh tế nào? 3. Bài mới Hoạt đông 1. Khởi động - GV chiếu video về hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh -> hỏi HS về nội dung video -> dẫn vào bài mới. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của TDMNBB * Giới thiệu bản đồ kinh tế vùng. - HS quan sát bản đồ, đọc chú giải, TL cặp đôi: ? Vùng TDMNBB phát triển những ngành CN nào? ? Qua đó em có nhận xét gì về cơ cấu ngành CN của TDMNBB? - HS TL cặp đôi, trả lời, GV nx, chốt. - GV chiếu hình ảnh 1 số ngành CN chủ đạo của TDMNBB. ? Theo em, đâu là ngành CN thế mạnh của vùng TDMNBB? ? Những điều kiện thuận lợi gì giúp cho 2 ngành đó trở thành ngành CN mũi nhọn của vùng? - HS liên hệ kiến thức bài 17, trả lời: thế mạnh về nguồn nguồn than, nguồn thủy năng phong phú từ các hệ thống sông Đà, Gâm, Lô, Chảy; từ TN khoáng sản giàu có, đá xây dựng,... ? Xác định các vùng khai thác than, nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, trung tâm luyện kim của vùng? - HS xác định trên bản đồ. ? Xác định các cơ sở chế biến? ? Tại sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng ĐB còn p.triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng TB? - HS liên hệ kt bài 17, trả lời: do sự khác biệt về ĐKTN (địa hình, sông ngòi, khoáng sản) - GV mở rộng: TĐ Thác Bà là nhà máy TĐ đầu tiên của VN, cs 100 MW; TĐ Sơn La đc khởi công từ 2006, cs 2400 MW là nhà máy TĐ lớn nhất ĐNA. GV yêu cầu hs quan sát hình 18.2 ? Ý nghĩa của thuỷ điện Hoà Bình với kinh tế của vùng? - HS thảo luận cặp đôi trả lời. - Gv: gthiệu về thuỷ điện Hoà Bình: Đc sự giúp đỡ lớn về người và của từ nước Nga, công trình này đc khởi công 1979, 15 năm sau mới hoàn thành. 12/1994 mới bắt đầu hoạt động. Công suất lắp máy 1920MW, hàng năm sx 8160 triệu KWh, cung cấp điện cho vùng và 1 phần điện năng cho các tỉnh phía nam. Hồ TĐ Hoà Bình với trữ lượng nước 9,5 tỉ m3 à Cung cấp nước tưới cho ĐBSH, điều lũ, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch... CN là thế mạnh của vùng, vậy ngành NN có vai trò ntn đối với sự phát triển của vùng - Gv: hướng dẫn đọc lược đồ: Các vùng NN đc biểu hiện bằng phương pháp nền chất lượng. Các vật nuôi, cây trồng được biểu hiện bằng các kí hiệu vùng phân bố trên nền chất lượng. ? Quan sát lược đồ, cho biết TDMNBB trồng những loại cây gì? ? Nhận xét ntn về cơ cấu các loại cây? - GV chiếu h/a các nông trường lớn của TDMNBB. ? Phân tích ảnh, nhận xét quy mô sản xuất nông nghiệp của vùng? - GV tổ chức thảo luận nhóm: * Nghiên cứu H18.1 và kênh chữ sgk, hoàn thiện phiếu học tập với nội dung: - N1,2: Tình hình phát triển và phân bố cây lương thực của vùng. - N3,4: Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp của vùng. - N5,6: Tình hình phát triển và phân bố cây ăn quả, dược liệu của vùng. - Các nhóm thảo luận 3p -> báo cáo -> nhận xét, bổ sung. - GV chốt. ? Loại cây nào chiếm tỉ trọng lớn về diện tích, sản lượng? Vì sao? - GV giới thiệu về chè Mộc Châu. ? Nêu đặc điểm nghề rừng? ? Phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp có ý nghĩa gì? - HS TL cặp đôi trả lời -> nx, bổ sung. - GV nx, chốt. ? Vật nuôi chính? Chăn nuôi của vùng phát triển ntn? ? Xác định nơi chăn nuôi chủ yếu? - HS xác định trên bản đồ. ? Tiềm năng phát triển nghề thuỷ sản của vùng ? Thực trạng ? ? Nhận xét về ngành nông nghiệp của vùng? ? Em hãy nêu những khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của vùng? - GV chiếu video lũ quét, dịch bệnh cho gia súc của vùng TDMNBB, giảng, liên hệ thực tế. ? Cảm nhận của em khi xem video? - HS chia sẻ. * Tiếp tục sử dụng bản đồ kinh tế vùng ? Vùng có các loại hình giao thông nào? ? Xác định các tuyến đường sắt, đường ô tô từ HN đến các tỉnh? Cảng biển, sân bay? - HS xđ trên bản đồ. ? GTVT tạo đk thuận lợi gì cho phát triển KT của vùng? ? Xác định các cửa khẩu của vùng trên bản đồ? - GV chiếu ảnh 1 số cửa khẩu. ? Việc xây dựng các cửa khẩu tạo đk gì cho hoạt động thương mại của vùng? ? Nhận xét mối giao lưu thương mại? - GV chiếu clip có các địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng. - HS chia 2 đội thi kể tên các địa điểm du lịch của vùng có trong clip, phân loại thành 2 nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của vùng. - GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc. ? Từ đây, nhận xét hoạt động du lịch của vùng? ? Qua tìm hiểu, nhận xét chung về tình hình phát triển kinh tế của TDMNBB? ? Vùng còn gặp phải những khó khăn gì trong phát triển kinh tế? - HS TL cặp đôi trả lời. - GV chốt: Vùng giàu tiềm năng phát triển KT, đã phát triển KT khá đa dạng song còn gặp nhiều khó khăn -> pt chưa tương xứng với tiềm năng. 2. Tìm hiểu các trung tâm kinh tế ? Nêu các trung tâm kinh tế của vùng? - HS xác định các trung tâm này trên bản đồ ? Các hoạt động kinh tế chủ yếu của các trung tâm KT này? ? Nhận xét chung về tình hình phát triển kinh tế ? - GV Chốt IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Công nghiệp(10’) * Cơ cấu: - CN năng lượng: Thuỷ điện, nhiệt điện. - Công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản: Than, sắt, thiếc, đồng, apatit. - CN chế biến: LTTP, lâm sản. - CN nặng: Luyện kim, cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng - CN sản xuất hàng tiêu dùng -> Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng. -> Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện là thế mạnh công nghiệp của vùng. * Phân bố: + Than: Quảng Ninh (tiểu vùng Đông Bắc) (Ngoài ra còn khai thác: sắt, boxit – Cao Bằng, apatit – Lào Cai, chì, kẽm – T.Quang) + Thuỷ điện: Hoà Bình, Thác Bà, Sơn La, Tuyên Quang (tiểu vùng Tây Bắc) + Nhiệt điện: Uông Bí. + Luyện kim: Thái Nguyên + Cơ sở chế biến: Hạ Long, Việt Trì. - Thuỷ điện Hoà Bình có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng: cung cấp điện năng, điều lũ, cung cấp nước tưới, phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, điều hoà khí hậu... 2. Nông nghiệp(10’) * Trồng trọt: - Gồm: Cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới. -> Cơ cấu cây trồng đa dạng - Quy mô sản xuất tương đối tập trung, hình thành các nông trường nông nghiệp. Cơ cấu Tình hình phát triển & phân bố Cây LT Lúa, ngô - Hình thức canh tác: ruộng bậc thang, nương rẫy - Trồng ở 1 số cánh đồng giữa núi: Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái Cao Bằng, Thái Nguyên) Cây CN Chè, cà phê - Chè là cây trồng chính của vùng, đem lại giá trị kinh tế lớn. Phân bố: Sơn La, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc giang, Yên Bái. - Cà phê: trồng chủ yếu ở Sơn La. Cây ăn quả và cây dược liệu Vải thiều, mận, lê, đào, bưởi hạt dẻ - Cây ăn quả: đa dạng, trồng ở hầu khắp các tỉnh, đặc biệt là: Bắc Giang, Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Cao Bằng, - Cây dược liệu: quế, hồi (Lạng Sơn). - Chè là cây trồng chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng. (Do có đất, khí hậu, thị trường thuận lợi). - Nghề rừng phát triển theo hướng nông lâm kết hợp. à Tăng độ che phủ, hạn chế xói mòn đất, cải thiện điều kiện sinh thuỷ các dòng sông, điều nguồn nước các hồ, là nguồn nguyên liệu cho sản xuất giấy, chế biến hàng thủ công mĩ nghệ, sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc trong vùng. * Chăn nuôi: - Chủ yếu chăn nuôi gia súc. + Đàn trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (57,3%), + Đàn lợn chiếm 22%. - Nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có tiềm năng lớn để phát triển và bắt đầu mang lại hiệu quả. à Nông nghiệp phát triển đa dạng về cơ cấu và sản phẩm, quy mô tương đối tập trung. * Khó khăn: - Một bộ phận sản xuất còn mang tính tự túc, tự cấp, thiếu qui hoạch. - Nhiều thiên tai, lũ quét, xói mòn đất, thời khắc nghiệt, dịch bệnh,... - Thị trường chưa ổn định, thiếu vốn. 3. Dịch vụ(10’) - Có đầy đủ các loại hình giao thông: Gường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. -> Tạo điều kiện thuận lợi cho sx, sinh hoạt của nhân dân, trao đổi, giao lưu với các vùng khác trong cả nước và quốc tế. - Các cửa khẩu quan trọng: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai, Tây Trang -> Thúc đẩy giao lưu hàng hóa, phát triển du lịch. - Giao lưu thương mại với các vùng lân cận (ĐBSH) và các nước láng giềng (Lào, TQ). - Hoạt động du lịch: Hạ Long, Sa Pa, Tam Đảo, Hồ Ba Bể, cao nguyên đá Đồng Văn, Hang Pác Bó, căn cứ Tân Trào (Tuyên Quang), cứ điểm Điện Biên Phủ,... -> Du lịch là thế mạnh phát triển KT của vùng, củng cố và phát triển tình hữu nghị quốc tế. * Phát triển đa dạng các ngành kinh tế, trong đó thế mạnh chủ yếu là: Khai thác khoáng sản, thủy điện, nghề rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm, rau cận nhiệt và ôn đới. * Khó khăn: - Địa hình nhiều vùng hiểm trở gây kk cho sinh hoạt, khai thác kinh tế. - Khí hậu mùa đông khắc nghiệt. - Khai thác tài nguyên quá mức -> cạn kiệt TN và ô nhiễm MT. - Khó khăn trong bảo vệ biên giới quốc gia. V. Các trung tâm kinh tế(5’) - Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn, Hạ Long. - Mỗi trung tâm ktế có ngành CN đặc trưng. (sgk) * Ghi nhớ sgk/69 Hoạt động 3. Luyện tập ? Tình hình phát triển công nghiệp của vùng? - Bài tập 1. Hồ thuỷ điện lớn nhất nước ta? a. Sơn La b. Hoà Bình c. Trị An d. Thác Bà 2. “Rừng cọ đồi chè” là hình ảnh đặc trưng của của vùng nào? a. Tây Bắc b. Tây Nguyên c. Bắc Trung Bộ d. Trung du MN BB 3. Thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là: a. Khai thác khoáng sản, thuỷ điện b. Nghề rừng và cây CN lâu năm c. Rau quả cận nhiệt d. Tất cả các loại trên. - GV hướng dẫn hs làm bài tập 3 sgk/69. Hoạt động 4. Vận dụng - So sánh hoạt động kinh tế ở miền núi với các hoạt động kinh tế ở đồng bằng nơi em đang sống? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm tài liệu về 1 số cửa khẩu quốc tế của vùng: Móng Cái, Lào Cai, Tây Trang. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Nắm vững nội dung bài học. - Chuẩn bị bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng + Xđịnh vị trí địa lí vùng ĐBSH? + Lãnh thổ vùng ĐBSH gồm bộ phận nào? + Phân biệt ĐBSH với châu thổ SH? + Diện tích của vùng? Ngày dạy: 9A. /11/2020 9B. /11/2020 Tiết 22 - Bài 20 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (T1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội 2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, yêu quê hương. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học, sáng tạo b. Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, phân tích số liệu. 4. GD BVMT: Mục II, III. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng, ảnh minh hoạ - Máy chiếu 2. Học sinh: Đọc bài, phân tích kênh hình, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi 2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: - HS lên bảng xác định các mỏ khoáng sản tiêu biểu của TDMNBB. 3. Bài mới Hoạt đông 1. Khởi động - HS thi trình bày những hiểu biết của nhóm em về ĐBSH. - HS điền vào bảng KWL . - GV giới thiệu bài. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV – HS Nội dung 1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - GV hướng dẫn hs quan sát lược đồ tự nhiên vùng ĐBSH ? Xác định vị trí địa lí vùng ĐBSH? ? Lãnh thổ vùng ĐBSH gồm những bộ phận nào? ? Phân biệt ĐBSH với châu thổ sông Hồng? - HS xác định vị trí các đảo. - HS đọc tên các tỉnh trong vùng. ? Diện tích của vùng? ? Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ như vậy có ảnh hưởng ntn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng? - HS TL cặp đôi trả lời -> nx, bổ sung. - GV nx, chốt. 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ? Nêu những nguồn TNTN của vùng? - HS nêu: Khí hậu, ĐH, đất, nc, ksản.. - GV tổ chức hoạt động nhóm (1bàn/nhóm) 2 nhóm tìm hiểu 1 loại TNTN theo các nội dung: đặc điểm, thuận lợi, khó khăn (Khí hậu; Địa hình, đất; Sông ngòi; K/sản; TN biển, du lịch) - Các nhóm thảo luận viết ra bảng phụ. - Đại diện nhóm lên trình bày trên bản đồ -> Nhận xét, bổ sung. - GV giảng, chốt kt bằng bảng phụ I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ (5’) * Vị trí địa lí: - Phía Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc bộ. - Phía Tây giáp Trung du và miền núi Bắc bộ. - Phía Nam giáp vùng Bắc trung bộ. - Phía Đông giáp biển Đông. * Lãnh thổ bao gồm: - Đất liền: Đồng bằng châu thổ; dải đất rìa trung du; - Vùng biển, đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ. - Vùng ĐBSH có S nhỏ hơn châu thổ sông Hồng. - Diện tích: 14.806 km2, chiếm 4,5% cả nước, là đồng bằng lớn thứ 2 cả nước. - Thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế- xã hội. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (15’) Đặc điểm Thuận lợi Khó khăn Khí hậu Nhiệt đới gió mùa ẩm, mđông lạnh khô, mhạ nóng ẩm, mưa nhiều Tạo điều kiện thâm canh tăng vụ, trồng cây ôn đới và cận nhiệt, phát triển vụ đông thành vụ chính. Khí hậu diễn biến thất thường, thiên tai, dịch bệnh. Địa hình, đất ĐH đồng bằng, S đất phù sa lớn, màu mỡ Phát triển sản xuất nông nghiệp Ven biển đất nhiễm phèn, nhiễm mặn Sông ngòi - Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình lượng nước dồi dào - Chế độ nước theo mùa Có giá trị: Thuỷ sản, thuỷ lợi, bồi đắp phù sa mở rộng châu thổ, cc nước sinh hoạt và sx NN, là đường gthông quan trọng Thường xuyên xảy ra lũ lụt Khoáng sản Mỏ đỏ Tràng Kênh (HPhòng), Hà Nam, Ninh Bình; sét, cao lanh (Hải Dương); than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình). Khoáng sản nghèo nàn TN biển, du lịch Nguồn hải sản phong phú, nhiều bãi tắm, vườn quốc gia. Thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển, du lịch. (Đảo Cát Bà, Đồ Sơn, Lăng Bác, Hồ Hươm, Khoang Xanh,...) Bão lũ ? Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và TNTN của vùng? ? Nêu những khó khăn về ĐKTN của vùng ? ? Cần có những giải pháp nào để sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn TNTN của vùng? - HS TL nhóm (4hs) trả lời -> nx, bổ sung. - GV nx, chốt. 3. Đặc điểm dân cư - xã hội ? Nêu và nhận xét số dân vùng ĐBSH? - HS quan sát H20.2 ? Nhận xét mật độ dân số của vùng so với các vùng khác? ? MDDS của ĐBSH cao gấp bn lần so với cả nước và các vùng? - Quan sát bảng 20.2 ? Tỉ lệ gia tăng tự nhiên so với cả nước? ? Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp mà vì sao mật độ dân số vẫn cao? - HS gthích: Dân số đông, trẻ, nhưng S nhỏ - Đọc bảng 20.1 ? So sánh các chỉ tiêu pt kinh tế xã hội của vùng với mức tb cả nước? - HS so sánh ? Nhận xét về trình độ người lao động so với cả nước? ? Vì sao là vùng đông dân mà trình độ kinh tế - xã hội phát triển cao? - HS TL cặp đôi trả lời. - GV nx, chốt chủ yếu là người dtộc kinh, có thu đô HN – trung tâm vh, ctrị, kinh tế, nằm trong vùng KTTĐ phía Bắc...) ? Đặc điểm dân cư xã hội tạo ra những thuận lợi gì cho sự phát triển ktế của vùng? ? Đọc bảng sliệu ở BT3, tính bình quân đất nông nghiệp đầu người của vùng và cả nước? ? Từ đó hãy nêu khó khăn về dân cư- xã hội của vùng? ? Giải pháp khắc phục? - HS thảo luận trả lời. ? Thực trạng đời sống người dân? Nguyên nhân? - GV chốt bài. ð ĐKTN và TNTN có nhiều thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế: NN, CN, DV. * Khó khăn: - Nguồn khoáng sản nghèo nàn. - Diện tích đất lầy thụt và đất mặn đất phèn cần được cải tạo. Đại bộ phận đất canh tác ngoài đê đang bị bạc màu. - Thiên tai như bão, lũ lụt và thời thất thường cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. * Giải pháp: Bố trí cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi phù hợp; sử dụng hợp lí và cải tạo, bảo vệ TN đất; củng cố hệ thống thuỷ lợi ) III. Đặc điểm dân cư - xã hội(15’) - Dân cư đông: 17 triệu người (22% cả nước) - Mật độ dân số cao nhất cả nước: 1179 người/km2. -> gấp 5 lần cả nước, gấp 10 lần TDMNBB, gấp 15 lần Tây nguyên. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, giảm mạnh. - Trình độ phát triển kinh tế xã hội khá cao à Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, trình độ dân trí cao, có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, nghề thủ công, tỉ lệ lao động qua đào tào tạo cao - Bình quân đất NN: - Cả nước: 0,12 ha - Vùng ĐBSH: 0,05ha à Khó khăn: Bình quân đất nông nghiệp thấp nhất cả nước; tỉ lệ thất nghiệp cao; thiếu nhà ở; nhiều tệ nạn xã hội; quá tải về y tế, giáo dục, giao thông; tài nguyên cạn kiệt, MT ô nhiễm... - Giải pháp khắc phục: Thực hiện tốt chính sách dân số, di dân. - Tuy nhiên đời sống người dân còn khó khăn(Dân cư đông, cơ cấu kinh tế chậm thay đổi) Hoạt động 3. Luyện tập - ĐKTN của ĐBSH có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? - Tầm quan trọng của hệ thống đê ở ĐBSH? Hoạt động 4. Vận dụng - GV cho học sinh nêu các câu hỏi, ý kiến trong thực tiễn Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm tài liệu về sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSH. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Học bài cũ - Chuẩn bị bài: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp). + Đọc, phân tích lược đồ, bảng số liệu. + Đọc SGK, trả lời câu hỏi. .........................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_2122_nam_hoc_2020_2021_tong_thi_qu.doc