I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần:
- Phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội đối với sự phát triển và phân bố
công nghiệp ở nước ta.
2. Phẩm chất.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn
trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật, Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, ứng dụng CNTT
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, hình ảnh
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Bản đồ khoáng sản Việt Nam
2. Học sinh.
- SGK, tập bản đồ và Atlat địa lí Việt Nam.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập
thực hành
2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 11+12 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 9A1: 13/10; Lớp 9A2: 14/10
Tiết 11, Bài 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần:
- Phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội đối với sự phát triển và phân bố
công nghiệp ở nước ta.
2. Phẩm chất.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn
trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật, Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, ứng dụng CNTT
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, hình ảnh
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Bản đồ khoáng sản Việt Nam
2. Học sinh.
- SGK, tập bản đồ và Atlat địa lí Việt Nam.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập
thực hành
2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG
- Theo các em, ngành công nghiệp của nước ta chịu sự tác động của những nhân tố nào?
- HS phát biểu chia sẻ.
- GV giới thiệu bài: Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quý giá của quốc gia, là cơ sở
quan trọng hàng đầu để phát triển công nghiệp. Khác với nông nghiệp, sự phát triển
và phân bố công nghiệp chịu tác động trước hết bởi các nhân tố kinh tế xã hội.
- Bài học hôm nay ta cùng tìm hiểu sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta phụ
thuộc như thế nào vào các nhân tố tự nhiên và các nhân tố KT-XH.
Hoạt động 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: (Cá nhân, 17 phút)
- Gv: Treo bản đồ khoáng sản Việt Nam cho Hs
Q. sát và dùng bảng phụ yêu cầu Hs hoàn thành
sơ đồ H 11.1
? Dựa vào kiến thức đã học cho biết các tài
nguyên để phát triển công nghiệp nước ta?
- Hs điền vào ô trống bên trái.
? Điền vào ô bên phải các ngành công nghiệp
trọng điểm nước ta?
I. Các nhân tố tự nhiên.
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng
của nước ta là cơ sở nguyên liệu,
nhiên liệu và năng lượng để phát
triển cơ cấu công nghiệp đa
ngành.
- Gv nhận xét, chốt lại.
? Vấn đề khai thác thủy điện, nhiệt điện, khai
thác dầu mỏ và khí đốt?
- Q. sát bản đồ khoáng sản VN, hãy:
? Nhận xét ảnh hưởng sự phân bố các tài nguyên
tới sự phân bố các ngành công nghiệp trọng
điểm?
- Hs trình bày.
- Gv lưu ý Hs: Giá trị, trữ lượng tài nguyên là rất
quan trọng nhưng không là nhân tố quyết định.
Tuy nhiên đánh giá không đúng TNTN sẽ dấn
đến các sai lầm trong lựa chọn cơ cấu ngành.
- GDMT: TNTN có phải là tài nguyên vô tận
không? Khó khăn hiện nay trong sử dụng TNTN
nước ta như thế nào?
(Không, Vì thế chúng ta phải có kế hoạch sử
dụng tiết kiệm, hợp lí và có hiệu quả cao).
Hoạt động 2: (Nhóm, 23 phút)
- Gv chia lớp ra 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận
một nhân tố.
- Gv nêu nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Nhóm 1: Dân cư và lao động
Nhắc lại số dân Việt Nam 2003, đặc điểm nguồn
lao động: 80.9 triệu người, dân số đông, cơ cấu
dân số trẻ thuận lợi gì cho phát triển công
nghiệp?
(Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rông lớn,
lao động có khả năng tiếp thu KHKT Tuy
nhiên hạn chế về trình độ chuyên môn).
+ Nhóm 2: Cơ sở VC - KT trong CN và CSHT.
? Thực trạng Cơ sở VC - KT trong CN và CSHT
nước ta ra sao? Ưu điểm, hạn chế gì?
? Ý nghĩa của việc cải thiện hệ thống giao thông
đối với sự phát triển công nghiệp?
+ Nhóm 3: Chính sách phát triển công nghiệp.
? Nêu những chính sách thúc đẩy phát triển
công nghiệp Việt Nam?
- Sự phân bố tài nguyên trên lãnh
thổ là cơ sở để phát triển các
ngành công nghiệp trọng điểm:
+ Công nghiệp khai thác nhiên
liệu vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ (than), Đông Nam Bộ
(dầu khí).
+ Công nghiệp luyện kim: Vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Công nghiệp hoá chất: Trung
du và miền núi Bắc Bộ, Đông
Nam Bộ
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng công nghiệp năng
lượng, công nghiệp chế biến nông
lâm thủy sản: Ở nhiều địa
phương.
II. Các nhân tố kinh tế.
1. Dân cư và lao động.
- Nguồn lao động dồi dào, thị
trường rộng lớn, lao động có khả
năng tiếp thu nhanh khoa học kĩ
thuật.
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong
công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
- Trình độ công nghiệp thấp chưa
đồng bộ.
- Chỉ phân bố tập trung ở một số
vùng.
- Cơ sở hạ tầng đang từng bước
được cải thiện, nhất là các vùng
kinh tế trọng điểm.
3. Chính sách phát triển công
nghiệp.
- Có nhiều chính sách phát triển
công nghiệp: Chính sách công
nghiệp hóa và chính sách đầu tư.
+ Nhóm 4: Thị trường.
? Ý nghĩa của thị trường đối với sự phát triển
công nghiệp?
(Quy luật cung cầu thúc đẩy chuyên môn hóa
theo chiều sâu; tạo sự cạnh tranh giúp cải tiến
mẫu mã và nâng cao chất lượng hàng hóa).
? Nhận định về thị trường trong và ngoài nước?
rộng lớn nhưng tiềm ẩn nhiều thách thức Liên
hệ thực tế?
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét và bổ sung
- Gv chuẩn xác, bổ sung
+ Nội dung của chính sách công nghiệp hoá là gì?
(Phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích
đầu tư ngoài nước và trong nước, đổi mới cơ chế
quản lí kinh tế, đổi mới chính sách đối ngoại)
+ Vai trò các nhân tố kinh tế – xã hội với ngành
công nghiệp?
(Sự phát triển công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ
vào nhân tố này).
- Chính sách phát triển kinh tế
nhiều thành phần và đổi mới các
chính sách khác.
4. Thị trường.
- Thị trường ngày càng mở rộng
thúc đẩy công nghiệp phát triển,
tuy nhiên bị cạnh tranh quyết liệt
của hàng ngoại nhập.
Hoạt động 3 LUYỆN TẬP
Việc phát triển nông, lâm, thuỷ sản tạo cơ sở cho ngành công nghiệp nào? VD?
Hoạt động 4 VẬN DỤNG
HS vẽ lược đồ tư duy khái quát kiến thức toàn bài, treo tại góc học tập của lớp
Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
Tìm đọc thêm thông tin về nguồn nguyên liệu dầu khí của nước ta hiện nay.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài học.
- Xem trước nội dung bài 12 “Sự phát triển và phân bố công nghiệp”.
? Chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta đa dạng?
? Nêu tình hình phát triển các ngành CN trọng điểm ở nước ta?
Ngày giảng: Lớp 9A1: 14/10; Lớp 9A2: 16/10
Tiết 12, Bài 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần:
- Trình bày được tình hình phát triển và một số thành tựu của sản xuất công nghiệp.
- Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm.
2. Phẩm chất.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước,
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, ứng dụng CNTT
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, hình ảnh
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Bản đồ công nghiệp Việt Nam.
2. Học sinh.
- SGK, tập bản đồ và Atlat địa lí Việt Nam.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập
thực hành
2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta phụ thuộc vào những nhân tố nào?
3. Bài mới.
Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG
GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức: viết tên các ngành CN của nước ta.
- GV phổ biến luật chơi, nêu yêu cầu, thời gian.
- Hai đội tham gia trò chơi (1 phút)
- Các đội nhận xét chéo. GV nhận xét.
GV dẫn vào bài: CN là 1 ngành kinh tế non trẻ của nước ta, song đã và đang trở
thành 1 ngành KT quan trọng của cả nước. Trong quá trình CNH, CN nước ta đang
có những bước tiến rất mạnh mẽ . Sự phát triển và phân bố CN VN ra sao sẽ được
chúng ta tìm hiểu trong bài hnay .
Hoạt động 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: (Cá nhân, 15 phút)
- Gv yêu cầu Hs dựa vào SGK để trả lời các
câu hỏi:
? Hệ thống công nghiệp nước ta hiện nay gồm
có những cơ sở nào?
(Trong đó khu vực Nhà nước giữ vai trò chủ
đạo).
? Thế nào gọi là ngành công nghiệp trọng điểm?
I. Cơ cấu ngành công nghiệp.
- Cơ cấu ngành đa dạng.
- Một số ngành công nghiệp trọng
(Là ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản
lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên thế
mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao
động, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong
nước và ngoài nước).
? Dựa vào H12.1, hãy xếp thứ tự các ngành công
nghiệp trọng điểm theo thứ tự từ lớn đến nhỏ?
? Cho biết 3 ngành công nghiệp có tỉ trọng lớn
nhất?
(Chế biến LTTP, cơ khí - điện tử và khai thác
nhiên liệu).
Hoạt động 2: (Cá nhân, 17 phút)
- Gv yêu cầu Hs dựa vào SGK và H12.2 cho
biết:
? Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu
tại đâu?
? Sản lượng than hàng năm là bao nhiêu?
? Các mỏ dầu khí tập trung tại vùng nào ở Việt
Nam?
? Xác định trên H 12.2 các mỏ than và dầu khí
đang được khai thác?
- Hs lên xác định trên lược đồ treo tường.
- Gv giới thiệu cho Hs biết: Công nghiệp điện
nước ta bao gồm nhiệt điện và thủy điện.
- Gv cho Hs đọc SGK để xác định các nhà máy
nhiệt điện (chạy bằng than, khí) và thủy điện .
? Sự phân bố các nhà máy có đặc điểm chung
gì?
- GDNL: Ý nghĩa, vai trò của ngành công
nghiệp năng lượng đối với phát triển kinh tế
nước ta?
(Đảm bảo phát triển các nguồn năng lượng, đảm
bảo năng lượng cho phát triển kinh tế và phát
triển bền vững).
- Hs lấy các ví dụ chứng minh:
+ Nhà máy nhiệt điện than phân bố ở Quảng
Ninh, đồng bằng sông Hồng.
+ Nhà máy nhiệt điện khí ở Đông Nam Bộ.
+ Nhà máy thủy điện: Trên các dòng sông có trử
năng thủy điện lớn.
? Công nghiệp chế biến LTTP gồm những phân
ngành chính nào?
(+ Chế biến sản phẩm trồng trọt gồm: Sản xuất
điểm đã được hình thành: Chế
biến LTTP, cơ khí điện tử, khai
thác nhiên liệu, hóa chất, vật liệu
xây dựng, dệt may.
II. Các ngành công nghiệp
trọng điểm.
1. Công nghiệp khai thác nhiên
liệu.
- Công nghiệp khai thác than phân
bố chủ yếu ở vùng than Quảng
Ninh, sản lượng than hàng năm từ
15 đến 20 triệu tấn.
- Các mỏ dầu khí tập trung tại
vùng thềm lục địa ở Đông Nam
Bộ.
2. Công nghiệp điện.
- Gồm nhiệt điện và thủy điện.
+ Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mỹ
+ Thủy điện: Hòa Bình, Trị An,
Y-a-ly.
- Các nhà máy điện phân bố gần
các nguồn năng lượng.
3. Công nghiệp chế biến LTTP.
- Gồm các phân ngành chính: Chế
biến sản phẩm trồng trọt, chề biến
sản phẩm chăn nuôi, thực phẩm
đông lạnh, đồ hộp, chế biến thủy
rượu, bia, nước ngọt, đường
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi: Thịt, trứng,
sữa
+ Chế biến thủy sản: Làm nước mắm, sấy khô,
đông lạnh...).
- Gv liên hệ với địa phương.
? Vì sao nói công nghiệp dệt may là ngành sản
xuất hàng tiêu dùng quan trọng của nước ta?
- Liên hệ GDMT: Nêu những hạn chế trong sản
xuất công nghiệp hiện nay ở nước ta? Giải
pháp?
? Tại sao các thành phố là những trung tâm dệt
may lớn nhất nước ta?
(Vì dân cư tập trung rất đông)
Hoạt động 3: (Cá nhân, 05 phút)
? Dựa vào H12.3, hãy xác định 2 khu vựa tập
trung công nghiệp lớn nhất cả nước?
? Kể tên một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu
cho hai khu vực trên?
- Gv kết luận.
sản.
- Được phân bố rộng khắp cả
nước, tập trung ở các thành phố
lớn; TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng,
Biên Hò, Đà Nẵng
4. Công nghiệp dệt may.
- Là ngành sản xuất hàng tiêu
dùng quan trọng vì có ưu thế về
nguồn lao động rẻ, sản phẩm được
xuất khẩu đi nhiều nước.
- Các trung tâm dệt may lớn nhất
là TPHCM, Hà Nội, Nam Định,
Đà Nẵng.
III. Các trung tâm công nghiệp
lớn.
- Hai khu vực tập trung công
nghiệp lớn nhật là Đông Nam Bộ
và đồng bằng sông Hồng.
- Hai trung tâm công nghiệp lớn
nhất là TP HCM và Hà Nội.
Hoạt động 3 LUYỆN TẬP
? Xác định vị trí trung tâm công nghiệp lớn của nước ta?
Hoạt động 4 VẬN DỤNG
Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng?
Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
Tìm hiểu thêm về ngành CN nước ta trong những năm gần đây, viết báo cáo.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà hoàn thành bài thực hành vào vở.
- Câu hỏi 3 SGK/47: Bỏ.
- Chuẩn bị đồ dùng để ve bài tập: thước kẻ, máy tính, thước đo độ...
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_tiet_1112_truong_thcs_muong_mit.pdf