Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết các đảo và quần đảo lớn (tên, vị trí)

- Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế,

an ninh quốc phòng.

- Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng

hợp kinh tế biển.

+ Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

+ Du lịch biển, đảo.

2. Kĩ năng

- Quan sát và phân tích bản đồ, lược đồ, sơ đồ để tìm ra kiến thức.

3. Thái độ

- Bảo vệ môi trường, tài nguyên biển đảo.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9B-26/5/2020. Tiết 43 - Bài 38 PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết các đảo và quần đảo lớn (tên, vị trí) - Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng. - Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển. + Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. + Du lịch biển, đảo. 2. Kĩ năng - Quan sát và phân tích bản đồ, lược đồ, sơ đồ để tìm ra kiến thức. 3. Thái độ - Bảo vệ môi trường, tài nguyên biển đảo. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bản đồ biển, đảo Việt Nam. 2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: (Không) 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV: Vùng biển, đảo nước ta có đặc điểm gì về vị trí, giới hạn? Thế nào là phát triển tổng hợp kinh tế biển? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Dựa vào H38.1 + Thông tin sgk cho biết: - Biển VN có đặc điểm gì ? - Hãy kể tên các bộ phận của vùng biển nước ta ? I. Biển và Đảo Việt Nam 1. Vùng biển nước ta - VN có đường bờ biển dài( > 3260km) và vùng biển rộng (1 triệu km2.) - Bao gồm các bộ phận: + Vùng nội thủy + Vùng lãnh hải - Hãy cho biết biển VN tiếp giáp với vùng biển của những Quốc gia nào ? - GV giới thiệu sơ đồ lát cắt ngang vùng biển VN: giới thiệu các bộ phận, các khái niệm (nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa biển nước ta) - Xác định trên bản đồ các đảo lớn ven bờ? Các quần đảo và đảo lớn xa bờ? - HS xác định các đảo lớn: Cái Bầu, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Cô Đảo, Phú Quý, Phú Quốc, Thổ Chu; QĐ Trường Sa, Hoàng Sa. - Rút ra nhận xét gì ? - Vùng biển đảo nước ta có giá trị gì đối với kinh tế, quốc phòng? - Gây những khó khăn gì ? - HS trả lời -> Nhận xét -> bổ xung. - GV chuẩn kiến thức. + Vùng"Công viên biển": Hòn Mun (Nha Trang) + Đảo độc canh cây tỏi: Lí Sơn (Quảng Ngãi) - Vùng biển đảo VN có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Có nhiều lợi thế trong giao lưu hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các đảo quần đảo là vọng gác tiền tiêu phía đông của phần đất liền. - Khó khăn: Bão nhiệt đới tàn phá, sự xâm lấn của nước biển, cát biển - Dựa vào sự hiểu biết của mình + sơ đồ H38.1 em hãy kể tên các hoạt động kinh tế biển ? - Dựa kiến thức đã học cho biết vùng biển VN có những điều kiện thuận lợi + Vùng tiếp giáp + Vùng đặc quyền kinh tế + Thềm lục địa biển 2. Các đảo và quần đảo - Ven biển nước ta có > 3000 hòn đảo lớn nhỏ. - Có 2 quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa. - Vai trò ý nghĩa của biển VN: + Vùng biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển. + Có nhiều lợi thế trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. + Các đảo và quần đảo là những vọng gác tiền tiêu bảo vệ ở phía đông của phần đất liền. II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển - Các ngành kinh tế biển: + Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản + Du lịch biển đảo + Khai thác và chế biến khoáng sản biển + Giao thông vận tải biển - (Nội dung bảng phụ) nào để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta? - Nhóm chẵn : Ngành khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản - Nhóm lẻ: Ngành du lịch biển đảo. + Nội dung thảo luận: - Xác định các tiềm năng phát triển của ngành. - Tình hình phát triển của ngành - Những khó khăn gặp phải và giải pháp khắc phục ? Hoạt động 3. Luyện tập - Tại sao cần phải ưu tiên đánh bắt xa bờ? (còn nhiều tiềm năng) - Việc phát triển công nghiệp chế biến hải sản có tác dụng như thế nào tới đánh bắt và nuôi trồng hải sản? (chế biến khối lượng lớn, tăng giá trị sản phẩm, tăng nguồn hàng xuất khẩu, ổn định thị trường, tăng thu nhập => thúc đẩy khai thác và nuôi trồng hải sản phát triển) Hoạt động 4. Vận dụng - Hãy xác định trên bản đồ từ Bắc -> Nam dọc ven biển VN có những bãi tắm nào nổi tiếng? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Chúng ta có tiềm năng phát triển những ngành du lịch biển nào khác? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Trả lời câu hỏi - bài tập sgk/139. + GV hướng dẫn câu 1: Vì: Phát triển tổng hợp là sự phát triển của nhiều ngành, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển. Sự phát triển của 1 ngành không được kìm hãm gây thiệt hại cho ngành khác. Phát triển bền vững: Phát triển mang tính lâu dài, phát triển trong hiện tại không làm tổn hại đến lợi ích mai sau. Phát triển gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường. - Làm bài tập 38 sách bài tập bản đồ thực hành - Nghiên cứu tiếp bài 39. VI. Phụ lục: Bảng phụ: Ngành Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản Du lịch biển đảo Tiềm năng - Có nhiều đkTN thuận lợi: Biển ấm, ngư trường rộng, bờ biển dài, nhiều đầm, phá, vũng, vịnh.. - Nguồn tài nguyên thủy sản phong phú: + Có > 2000 loài cá (110 loài có giá trị xk cao), + Có > 100 loài tôm (1 số loài có giá trị) + Ngoài ra còn nhiều loài đặc sản: - VN có nguồn tài nguyên du lịch biển đảo phong phú: + Dọc bờ biển nước ta từ Bắc -> Nam có > 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp => Thuận lợi XD các khu du lịch và nghỉ dưỡng + Có nhiều bãi tắm nổi tiếng, nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú,có di tích lịch sửhấp dẫn khách du lịch: Vịnh Hạ Long được hải sâm, bào ngư, sò huyết, cá ngựa UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Tình hình phát triển - Tổng trữ lượng hải sản khai thác: khoảng 4 triệu tấn (95,5% là cá biển). Trữ lượng cho phép khai thác hàng năm là 1,9 triệu tấn: Gần bờ có khả năng khai thác 500.000 tấn còn lại là xa bờ.=> Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác - nuôi trồng - chế biến hải sản. - Một số trung tâm du lịch đang phát triển nhanh: Quảng Ninh, Nha Trang, Vũng Tàu - Mới chỉ chú trọng đến du lịch tắm biển và du lịch sinh thái biển đảo Hạn chế - Hạn chế: Hoạt động khai thác còn nhiều bất cập: Khai thác gần bờ vượt quá khẳ năng cho phép, trong khi đánh bắt xa bờ chỉ đạt 1/5 khả năng cho phép. - Hạn chế: Các hoạt động du lịch khác còn ít được chú trọng, mặc dù tiềm năng rất lớn. Hướng phát triển - Hướng phát triển: Ưu tiên đánh bắt xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản ven bờ, ven đảo, và trên biển. Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến - Hướng phát triển: Đẩy mạnh phát triển tổng hợp các hoạt động du lịch biển: Du thuyền, lướt ván, lặn, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_9_bai_38_phat_trien_tong_hop_kinh_te_va_b.pdf
Giáo án liên quan