Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức

- HS thấy được nước ta có đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo, có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển. Hiểu được việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển nhằm phát triển biền vững.

- Biết được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: Đánh bắt nuôi trồng và chế biến hải sản; du lịch.

- Biết được thực trạng suy giảm tài nguyên, ô nhiễm MT biển đảo, nguyên nhân và hậu quả của nó.

- Biết 1 số phương hướng chính để bảo vệ TNMT biển.

2. Kỹ năng

- Xác định trên bản đồ phạm vi và các bộ phận của vùng biển nước ta.

- Nhận biết được sự ô nhiễm các vùng biển qua tranh ảnh và trên thực tế.

- Phân tích được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với việc bảo vệ TNMT biển đảo.

3. Thái độ:

- Yêu quê hương, đất nước; thấy được sự cần thiết và mong muốn góp phần BVMT biển - đảo nước ta.

- Không đồng tình với các hành vi làm suy giảm tài nguyên, gây ô nhiễm MT biển đảo.

4. Định hướng năng lực:

a, Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, thể chất.

b, Năng lực đặc thù: sử dụng công cụ địa lí( Lược đồ, tranh ảnh)

 

doc6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tiết 44 - Bài 38 PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN-ĐẢO. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức - HS thấy được nước ta có đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo, có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển. Hiểu được việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển nhằm phát triển biền vững. - Biết được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: Đánh bắt nuôi trồng và chế biến hải sản; du lịch. - Biết được thực trạng suy giảm tài nguyên, ô nhiễm MT biển đảo, nguyên nhân và hậu quả của nó. - Biết 1 số phương hướng chính để bảo vệ TNMT biển. 2. Kỹ năng - Xác định trên bản đồ phạm vi và các bộ phận của vùng biển nước ta. - Nhận biết được sự ô nhiễm các vùng biển qua tranh ảnh và trên thực tế. - Phân tích được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với việc bảo vệ TNMT biển đảo. 3. Thái độ: - Yêu quê hương, đất nước; thấy được sự cần thiết và mong muốn góp phần BVMT biển - đảo nước ta. - Không đồng tình với các hành vi làm suy giảm tài nguyên, gây ô nhiễm MT biển đảo. 4. Định hướng năng lực: a, Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, thể chất. b, Năng lực đặc thù: sử dụng công cụ địa lí( Lược đồ, tranh ảnh) II. Chuẩn bị: 1. GV: Bản đồ tự nhiên biển đảo Việt Nam, bảng phụ, phiếu học tập 2. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn III. Các phương pháp, kĩ thuật : 1. Phương pháp: vấn đáp, trực quan, hđ nhóm, trò chơi 2. Kĩ thuật: TL nhóm, chia nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũtr: Kết hợp trong giờ 3. Bài mới - HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động - Gv cho hs nghe bài hát ”Nơi đảo xa”. - Qua bài hát, em có cảm nhận ntn về biển VN? - HOẠT ĐỘNG 2 : Hình thành kiến thức kĩ năng mới Hoạt động của GV – HS Nội dung HĐ 1: Nhóm /cặp 18’ * GV treo bản đồ biển đảo Việt Nam. ? Quan sát bản đồ, em có nhận xét gì về đường bờ biển và diện tích vùng biển nước ta? ? Quan sát H38.1 sgk, cho biết vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào ? GV yêu cầu hs xđ giới hạn từng bộ phận trên sơ đồ H38.1 GV giảng : - Nội thủy là vùng nước ở phía trong đg cơ sở. Đg cơ sở là đg nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra. - Lãnh hải nước ta rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải đc coi là biên giới quốc gia trên biển. - Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển đc quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước, rộng 12 hải lí. Ta có thể thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh, kiểm soát thuế quan, ... - Vùng đặc quyền KT (200 hải lí): tiếp liền lãnh hải và hợp với lãnh hải thành 1 vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đg cơ sở. ở vùng này nc ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nc khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài đc tự do hàng haỉ & hàng không. - Thềm lục địa nc ta gồm đáy biển & lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa VN, mở rộng ra ngoài lãnh hải VN cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Ta có quyền khai thác KT, thăm dò, bảo vệ & quản lí. GV tổ chức trò chơi tiếp sức: ? Quan sát bản đồ, kể tên các đảo lớn nhỏ của nước ta từ Bắc vào Nam (thuộc tỉnh nào)? Gv phổ biến trò chơi, chia 2 đội thi. HS chơi trò chơi tiếp sức trong 1 phút. GV nhận xét. ? Cho biết vùng biển ven bờ nước ta có bao nhiêu đảo? ? Các đảo ven bờ tập trung ở đâu? Y.cầu hs lên bảng xác định các đảo và quần đảo lớn trên bản đồ. * TL cặp đôi: (KT động não) ? Tại sao có thể khẳng định việc bảo vệ 1 hòn đảo, dù nhỏ, nhưng có ý nghĩa rất lớn? ? ý nghĩa của vùng biển nước ta đối với sự phát triển KTXH? HĐ 2: Nhóm 18’ ? Em hiểu thế nào là phát triển tổng hợp? ? Quan sát sơ đồ 38.3 sgk, cho biết nước ta phát triển các ngành KT biển nào? H/S kể tên. * GV tổ chức thảo luận nhóm (4 phút) ? Trình bày tiềm năng, tình hình phát triển, hạn chế và phương hướng p.triển của ngành: N1,2: khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản. N3,4: Ngành du lịch biển đảo. - Phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ. - Hướng dẫn cách làm. - HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày. - HS nhận xét, bổ sung - GVnx, chuẩn xác theo bảng. I. Biển đảo Việt Nam. 1. Vùng biển nước ta. - Đường bờ biển dài (3260km), vùng biển rộng (1triệu km2) - Gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. 2. Các đảo và quần đảo. - Trong vùng biển ven bờ nước ta có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ. - Đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang. QĐ: Trường Sa, Hoàng Sa; các đảo ven bờ: Cát Bà, Phú Quốc; đảo xa bờ: Bạch Long Vĩ, Phú Quý. -> Vùng biển nước ta giàu tiềm năng là lợi thế trong quá trình phát triển và hội nhập vào nền kinh tế TG, tThuận lợi phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển. II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển - PTTH là phát triển nhiều ngành kinh tế trong đó các ngành hỗ trợ nhau cùng phát triển. 1. Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản Tiềm năng Tình hình phát triển Hạn chế Phương hướng phát triển - Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng. - Số lượng giống loài hải sản lớn, nhiều loài có giá trị cao. - S mặt nước lợ nhiều. - Csvc của ngành ko ngừng cải thiện. - Đc đầu tư mạnh. - Sản lượng khai thác lớn. Trữ lượng khai thác khoảng 4tr tấn, khả năng đánh bắt khoảng 1,9tr tấn/năm. - Chủ yếu khai thác ven bờ. - Tài nguyên thủy, hải sản đang cạn kiệt, giảm sút. - Nghề đánh bắt xa bờ đòi hỏi KT và vốn lớn. - CN chế biến còn chậm phát triển. - Môi trường sinh thái bị phá vỡ, tài nguyên cạn kệt, thiếu CSKHKT. - Môi trường biển bị ô nhiễm (loang dầu, chất thải CN,) - Đẩy mạnh khai thác xa bờ. - Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản ven bờ, ven đảo. - Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến. - Phát triển đi đôi với bảo vệ TNMT biển đảo. * KT động não: ? Tại sao phải đẩy mạnh khai thác xa bờ? ? Ngành CN chế biến hải sản phát triển sẽ tác động ntn tới ngành khai thác nuôi trồng? ? Đánh giá sự phát triển ngành kinh tế này? - Ngành CNCB hải sản phát triển sẽ tác động ngược lại thúc đẩy hoạt động khai thác nuôi trồng. -> Phát triển tổng hợp cả nuôi trồng và chế biến nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. 2. Du lịch biển đảo Tiềm năng Tình hình phát triển Hạn chế Phương hướng phát triển - Tài nguyên du lịch biển đảo phong phú: bãi tắm đẹp, phong cảnh đẹp - Phát triển nhanh, chủ yếu là hoạt động tắm biển. - Gần đây có thêm nhiều loại hình: khu vui chơi giải trí, lướt ván, lặn biển ... - Hình thức chưa phong phú. - Đa dạng các hình thức: du lịch thể thao, du lịch sinh thái. ? Kể những điểm du lịch biển đảo ? ? Đánh giá sự phát triển? ? TS phải phát triển tổng hợp KT biển? ( ptriển tổng hợp các ngành KT biển sẽ làm cho KT biển nước ta vững mạnh, đa dạng các loại hình, thúc đẩy KT đất nước. GV tích hợp an ninh quốc phòng Yêu cầu hs thảo luận các nội dung - Trung quốc sử dụng trái phép giàn khoan HD 801 khoan thăm dò trong thềm lục địa - Các chiến sĩ hải quân hi sinh bảo vệ đảo Gạc ma - Vai trò của hs góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo -> Phát triển nhanh nhưng chưa khai thác hết tiềm năng. - HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập ? Kể những điểm du lịch biển đảo ở nước ta - HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Viết đoạn văn thuyết minh về biển đảo VN. - HOẠT ĐỘNG 5 : mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu về hiện trạng tài nguyên biển. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU3. Hoạt động luyện tập thực hành: - Hiểu và thuộc nội dung bài học. Hoàn thành các bài tập. - Chuẩn bị bài: Phát triển tổng hợp kinh tế biển-t2 - Đặc điểm của các ngành kinh tế biển

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_bai_38_phat_trien_tong_hop_kinh_te_va_b.doc