I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư – xã hội châu Á: Dân số tăng nhanh, mật độ dân số cao, phân bố không đều; dân cư thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it; văn hóa đa dạng. Nhiều tôn giáo.
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm phát triển kinh tế ở các nước châu Á.
2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, tính toán, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, lược đồ, sử dụng tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh ảnh về cư dân châu Á.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, chuẩn bị theo hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm
2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, sơ đồ tư duy.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên các chủng tộc người trên thế giới?
3. Bài mới
Hoạt đông 1. Khởi động
? Các em biết gì về dân cư châu Á?
- HS phát biểu.
- GV giới thiệu bài.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 5: Đặc điểm dân cư xã hội châu Á - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 07/10/2020
Tiết 5 - Bài 5
ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI CHÂU Á
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư – xã hội châu Á: Dân số tăng nhanh, mật độ dân số cao, phân bố không đều; dân cư thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it; văn hóa đa dạng. Nhiều tôn giáo.
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm phát triển kinh tế ở các nước châu Á.
2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, tính toán, hợp tác...
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, lược đồ, sử dụng tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh ảnh về cư dân châu Á.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, chuẩn bị theo hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm
2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, sơ đồ tư duy...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên các chủng tộc người trên thế giới?
3. Bài mới
Hoạt đông 1. Khởi động
? Các em biết gì về dân cư châu Á?
- HS phát biểu.
- GV giới thiệu bài.
Hoạt động 2. Hình thành kiến, kĩ năng thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1. Tìm hiểu châu Á, một châu lục đông dân nhất thế giới
- GV. Hướng dẫn HS quan sát bảng 5.1/sgk/16
- Dân số các châu lục từ năm 1950- 2002.
? Từ bảng số liệu, nhận xét số dân châu Á giai đoạn 1950 – 2002?
? Nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Châu Á so với các châu lục khác và so với thế giới? (tính ra % và nêu nhận xét)?
? Mật độ dân số và sự phân bố dân cư của châu Á?
? Nguyên nhân của sự tập trung dân cư đông ở châu Á?
? Cho biết hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Châu Á đã thay đổi ntn? Vì sao?
* Thảo luận nhóm lớn: 3p
? Dân cư châu Á đông đúc tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì?
HS thảo luận nhóm, đại diện 1 nhóm báo cáo; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt.
1. Một châu lục đông dân nhất thế giới
- Dân số Châu Á năm 1950 chiếm 56% đến năm 2002 chiếm 61%, liên tục tăng nhanh.
-> Châu Á có số dân đông nhất thế giới chiếm gần 61% (2002) (S=23,4%TG)
- Từ 1950 2002 mức gia tăng dân số của Châu Á nhanh thứ 2 thế giới
sau Châu Phi.
- Mật độ dân số cao, dân cư phân bố không đều.
- Do có nhiều đồng bằng lớn, khí hậu thuận lợi; sản xuất nông nghiệp cần nhiều lao động, quan niệm gia đình đông con, tư tưởng trọng nam, con trai nối dõi...
- Hiện nay do thực hiện chặt chẽ chính sách dân số, tốc độ gia tăng tự nhiên đã giảm (tỉ lệ thế giới = mức trung bình thế giới là 1,3%)
* Thuận lợi: Dân số đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
* Khó khăn: Áp lực lên các vấn đề: việc làm, gtvt, môi trường,...
2. Tìm hiểu dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc
- Quan sát H5.1: Lược đồ phân bố các chủng tộc ở Châu Á hãy cho biết:
? Dân cư Châu á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống tập chung chủ yếu ở những k/vực nào?
? Dựa vào kiến thức đã học, em hãy so sánh thành phần chủng tộc của Châu Á và Châu Âu?
? Nhắc lại đặc điểm ngoại hình của chủng tộc đó?
? Cho biết hiện nay ở châu Á, các chung tộc chung sống với nhau ntn?
GV nhận xét, chốt kiến thức.
GV mở rộng: Hai chủng tộc: ơ-rô-pê-ô-ít và Môn-gô-lô-ít sống ở hai khu vực riêng biệt do đặc điểm về địa hình và khí hậu.
+ Tuy có sự khác nhau về chủng tộc giữa các quốc gia nhưng họ chung sống hoàn toàn bình đẳng và hoà bình.
GV. Châu Á là cái nôi của nhiều nền VMTG. Do nhu cầu của csống tinh thần nơi đây đã ra đời nhiều tôn giáo lớn và đó là tôn giáo nào? -> chuyển mục
2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc
+ Dân cư thuộc nhiều chủng tộc, chủ yếu là Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it.
+ Ơ-rô-pê-ô-ít: tập trung ở Trung á, Tây Nam á và Nam á.
+ Môn-gô-lô-ít: tập trung ở Bắc á, Đông á và Đông Nam á.
- Ngoài ra còn có chủng tộc Ôx-tra-lô-ít sống rải rác ở khu vực ĐNA và Ấn Độ.
(Châu Á đa dạng, phức tạp hơn châu Âu: Châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc ơ-rô-pê-ôit).
- Các chủng tộc chung sống bình đẳng trong hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội.
3. Tìm hiểu châu Á – nơi ra đời của các tôn giáo
? Châu Á có những tôn giáo nào?
- GV kiểm tra việc thực hiện HĐ của các nhóm.
- HS các nhóm thảo luận 2 phút chuẩn bị bài báo cáo.
- HS nhóm khác n/xét bổ sung
- GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, đánh giá các nhóm, chốt kiến thức cơ bản bằng bảng phụ:
3. Nơi ra đời của các tôn giáo
- Châu Á có 4 tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo.
Tôn giáo
Địa điểm
ra đời
Thời điểm
ra đời
Thần linh được tôn thờ
Khu vực phân bố chính ở Châu Á
1. Ấn Độ giáo
Ấn Độ
2.500 trước công nguyên.
Đấng tối cao là bà La Môn
Ấn Độ
2. Phật giáo
Ấn Độ
Thế kỉ VI trước CN (545)
Phật Thích Ca
Đông Nam Á, Đông Á.
3. Thiên chúa giáo
Pe-le-xtin (Bet-lê-hem)
Đầu công nguyên.
Chúa Giê-xu
Phi-lip-pin
4. Hồi giáo
Méc-ca
ả rập xê út
Thế kỉ VII sau công nguyên.
Thánh A-la
Nam Á, In-đô-nê-xi-a, Malaixia.
? Qua tìm hiểu về các tôn giáo chính của châu Á, em có nhận xét chung ntn về tôn giáo cũng như văn hóa các nước châu Á ?
? Nước ta có những tôn giáo nào?
? Tôn giáo chính ở VN?
? Hãy giới thiệu về một số nơi hành lễ của một số tôn giáo nơi địa phương em đang sống?
- HS phát biểu
? Vai trò của các tôn giáo trong đời sống?
- GV: VN có nhiều tôn giáo, nhiều tín ngưỡng cùng tồn tại, hiến pháp VN qui định quyền tự do tín ngưỡng là quyền của từng cá nhân.
- Tín ngưỡng của người VN mang đậm màu sắc dân gian do con người sáng tạo ra, đó là những nvật mang màu sắc huyền bí như: Thánh Gióng, Bà Chúa Kho, ông Địa.
- Vai trò tích cực của tôn giáo là hướng thiện tránh ác (tu nhân tích đức trong đạo phật...).
- Vai trò tiêu cực của tôn giáo là mê tín, dễ bị bọn người xấu lợi dụng.
- GV chốt kt toàn bài.
-> Cháu Á là cái nôi của các tôn giáo lớn, tạo nên những nét đa dạng, độc đáo cho văn hóa châu Á.
- Ở VN:
+ Có nhiều tôn giáo cùng tồn tại như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Ki tô giáo, Đạo tin lành...
+ Hai tôn giáo chính là Đạo Phật và Đạo Thiên Chúa, nơi hành lễ là ở chùa, đền (Phật giáo) và ở nhà thờ (Thiên chúa giáo)
- Các tôn giáo ra đời đều khuyên răn con người làm điều thiện, tránh điều ác.
Ghi nhớ sgk./18
Hoạt động 3. Luyện tập
- HS xác định yêu cầu BT2 sgk/18.
- HS định hướng cách làm.
- GV hướng dẫn cụ thể: Vẽ biểu đồ cột.
- HS vẽ biểu đồ.
Hoạt động 4. Vận dụng
- Về nhà vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tiếp tục tìm hiểu về nét văn hoá độc đáo của các tôn giáo ở châu Á.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU
- GV. Hướng dẫn HS làm BT 2/sgk/18.
+ Không yêu cầu HS vẽ biểu đồ. Hướng dẫn HS dựa vào số liệu: số dân qua các năm để nhận xét giai đoạn nào dân số tăng nhanh.
- Chuẩn bị bài 6: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu á: Đọc yêu cầu; chuẩn bị dụng cụ: Thước, hộp màu
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_tiet_5_dac_diem_dan_cu_xa_hoi_chau_a_na.doc