Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 30: Ôn tâp ngoài chương trình - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. ĐÔNG NAM Á

Câu 1. (Nhận biết)

Trình bày đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á ?

Hướng dẫn trả lời

* Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á:

 - Nền kinh tế phát triển khá nhanh xong chưa ổn định và chưa vững chắc.

 - Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch giữa các ngành, cụ thể:

+ Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm.

+ Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ đều tăng.

+ Nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu các ngành kinh tế.

=> nông nghiệp lúa nước là chủ yếu.

- Hiện nay các nước đang chú trọng phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 30: Ôn tâp ngoài chương trình - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8 HỌC KÌ II: I. ĐÔNG NAM Á Câu 1. (Nhận biết) Trình bày đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á ? Hướng dẫn trả lời * Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á: - Nền kinh tế phát triển khá nhanh xong chưa ổn định và chưa vững chắc. - Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch giữa các ngành, cụ thể: + Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm. + Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ đều tăng. + Nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu các ngành kinh tế. => nông nghiệp lúa nước là chủ yếu. - Hiện nay các nước đang chú trọng phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 2. (Vận dụng) Cho bảng số liệu sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số quốc gia Đông Nam Á năm 2001 ( đơn vị USD). Quốc gia GDP/Người Campuchia Lào In-đô-nê-xi-a Phi-lip-pin Việt Nam 280 317 680 930 415 a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số quốc gia Đông Nam Á năm 2001. b. Nhân xét. Hướng dẫn trả lời a. Vẽ biểu đồ. - Vẽ biểu đồ hình cột; đảm bảo tỉ lệ, thẩm mĩ. - Có biểu diễn: số liệu, đơn vị hai trục; kí hiệu GDP/ người, chú giải. - Tên biểu đồ: tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số quốc gia Đông Nam Á năm 2001. b. Nhận xét - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số quốc gia Đông Nam Á không đồng đều. - Phi-lip-pin là quốc gia có bình quân đầu người cao nhất (930 USD), Campuchia là quốc gia có bình quân đầu người thấp nhất (280 USD). Câu 3. (Thông hiểu) a. Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc ? b. Vì sao chế độ nước sông Mê – Kông thay đổi theo mùa ? Hướng dẫn trả lời a. Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc vì: - Bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. - Rễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài. b. Chế độ nước sông Mê – Kông thay đổi theo mùa vì: - Phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa. - Nguồn cung cấp nước chính cho sông là nước mưa. Câu 4. (Vận dụng) Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Quốc gia Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Nhật Bản 1,5 32,1 66,4 Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP của Nhật Bản. Nhận xét II. CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM Câu 5. (Vận dụng) Dựa vào bảng số liệu sau: tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 2007” (Đơn vị: %) Năm Ngành 2007 Nông nghiệp 20,3 Công nghiệp 40,4 Dịch vụ 39,3 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước năm 2007. b. Nhận xét. Câu 6. (Vận dụng) Dựa vào bảng số liệu: tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 (%) Ngành Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1990 38,7 22,7 38,6 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của năm 1990. b. Nhận xét. Hướng dẫn trả lời Câu 7. (Vận dụng) Cho bảng số liệu: tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2000 (đơn vị: %). Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1990 2000 1990 2000 1990 2000 38,7 24,3 22,7 36,6 38,6 39,1 a. Vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990 và 2000 b. Nhận xét. Câu 8. (Nhận biết) a. Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta. b. Đặc điểm lãnh thổ nước ta. Hướng dẫn trả lời a. Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta. - VN nằm trong vùng nội trí tuyến. - Vị trí tiếp xúc của các luồng sinh gió mùa và các luồng sinh vật. - Nước ta nằm Gần trung tâm khu vực ĐNÁ. - Là Cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNÁ đất liền và ĐNÁ hải đảo. b. Đặc điểm lãnh thổ nước ta. * Phần đất liền. - Kéo dài theo chiều Bắc – Nam (1650 km), đường bờ biển hình chữ S dài 3260 km, đường biên giới trên đất liền dài trên 4600 Km * Phần Biển Đông. - Thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng rất về Đông và Đông Nam, có nhiều đảo và quần đảo. - Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đồi với cả nước ta về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế. Câu 9. (Nhận biết) Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam ? Hướng dẫn trả lời * Đặc điểm địa hình Việt Nam - Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. - Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. - Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. - Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. Câu 10. (Thông hiểu) Đặc điểm khu vực địa hình đồi núi. (Đông Bắc, Tây Bắc) Hướng dẫn trả lời . Khu vực đồi núi: Gồm - Vùng núi Đông Bắc: là vùng đồi núi thấp, có những cánh cung lớn (cánh cung sông Gâm, ngân sơn, bắc sơn, đông triều), với địa hình cacxtơ khá phổ biến - Vùng núi Tây Bắc: là những dải núi cao (cao nhất vùng là Phan-xi-păng), sơn nguyên đá vôi hiểm trở và kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Vùng còn có những đồng bằng nhỏ nằm giữa núi: cánh đồng Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ Câu 11. (Thông hiểu) a.Vì sao đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam ? b. Miền núi nước ta có những thuận lợi gì trong phát triển kinh tế - xã hội ? Hướng dẫn trả lời Đồi núi là bộ phận quan trọng trong cấu trúc địa hình Việt Nam vì: - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền và là dạng phổ biến nhất. - Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. b. Thuận lợi: - Đất đai rộng lớn, thuận lợi cho việc trồng rừng, đồng cỏ chăn nuôi. - Tài nguyên đa dạng (khoáng sản, gỗ, thủy điện...) phát triển kinh tế đa ngành. Câu 12. (Nhận biết) Trình bày đặc điểm chung của khí hậu nước ta ? Hướng dẫn trả lời * Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: - Nhiệt độ trung bình năm của không khí trên 21ºC. Số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ trong năm. - Bình quân 1m² lãnh thổ nhận được trên một triệu kilôcalo. - Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: + Mùa đông lạnh khô với gió mùa Đông Bắc. + Mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam. - Lượng mưa lớn (1500 – 2000mm/năm). Độ ẩm không khí rất cao (trên 80%) * Tính chất đa dạng và thất thường. - Phân hóa đa dạng: Theo không gian (các miền, vùng và kiểu khí hậu), thời gian (các mùa trong năm). - Biến động thất thường: Có năm rét sớm, có năm rét muộn. Có năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão. Câu 13. (Nhận biết) Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền nào? Vì sao? Hướng dẫn trả lời - Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền Bắc, do tác động của gió mùa (gió mùa đông bắc, gió tây nam từ vịnh Ben-gan) Câu 14. (Nhận biết) Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của nước ta được thể hiện như thế nào? Hướng dẫn trả lời - Tính chất nhiệt đới: + Mặt đất tiếp nhận lượng nhiệt lớn trên 1 triệu kilô calo/m2. + Số giờ nắng trong năm cao: 1400 – 3000 giờ. + Nhiệt độ trung bình năm trên 210C. - Tính chất gió mùa: + Mùa đông lạnh, khô do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc. + Mùa hạ nóng ẩm do ảnh hưởng gió mùa Tây Nam. + Bảo vệ khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông ngòi. - Tính chất ẩm, mưa nhiều: + Độ ẩm không khí trên 80%. + Lượng mưa trung bình năm: 1500mm – 2000 mm. Câu 15. (Nhận biết) Sông ngòi nước ta gồm những đặc điểm chung nào? HD trả lời - Sông ngòi nước ta gồm 4 đặc điểm chung: + Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. + Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung. + Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt + Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn. Câu 16. (Thông hiểu) a. Hãy giải thích vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc ? b. Cho biết giá trị của sông ngòi nước ta. Hướng dẫn trả lời a. Nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc vì: - Lượng mưa lớn địa hình bị cắt xẻ nên có nhiều sông suối. - Lãnh thổ hẹp ngang nên sông nhỏ, ngắn. - Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, nhiều vùng núi lan ra sát biển=> dòng chảy dốc. b. Giá trị của sông ngòi nước ta - Bồi đắp phù sa tạo nên các châu thổ màu mỡ, là địa bàn để sản xuất lương thực. - Cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất. - Tạo môi trường để nuôi trồng thủy sản, du lịch. - Phát triển giao thông đường sông, khai thác thủy điện. Câu 17. a. Vì sao sông ngòi nước ta có hai mùa nước. b. VS mùa lũ trên các lưu vực sông không trùng nhau. Hướng dẫn trả lời a. sông ngòi nước ta có hai mùa nước vì - chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của khí hậu. - Khí hậu nước ta có hai mùa mưa và khô, nên sông ngòi nước ta có hai mùa nước đầy và cạn. b. mùa lũ trên các lưu vực sông không trùng nhau vì chế độ mưa trên mỗi lưu vực lại khác nhau. Câu 18: Cho bảng số liệu sau: Bảng cơ cấu diện tích của ba nhóm đât chính của nước ta (Đơn vị %) Nhóm đất Diện tích đất tự nhiên (%) Đất Feralit đồi núi thấp 65 Đất mùn núi cao 11 Đất phù sa 24 Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta. Câu 19. (Vận dụng) Cho bảng số liệu: diện tích rừng Việt Nam giai đoạn 1943-2001 (đơn vị %) Năm 1943 1993 2001 Diện tích rừng 43,3 26,1 35,6 a. Vẽ biểu đồ về diện tích rừng ở Việt Nam giai đoạn 1943-2001. b. Nhận xét. Câu 20: (nhận biết) Trình bày đặc điểm chung, giá trị của tài nguyên sinh vật. * Đặc điểm chung - Sinh vật rất phong phú và đa dạng + Đa dạng về thành phần loài và gen + Đa dạng về kiểu hệ sinh thái. + Đa dạng về công dụng và sản phẩm. * Giá trị của tài nguyên sinh vật: - TN sinh vật nước ta rất phong phú đa dạng có giá trị kinh tế lớn (HS kể ra một số giá trị của tài nguyên) . - TNSV không phải là vô tận. ___________________________

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_8_tuan_30_on_tap_ngoai_chuong_trinh_nam_h.docx