Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 33+34 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

Qua bài học HS cần .

 - Trình bày, giải thích được 2 đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam .

 + Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

 + Tính chất đa dạng và thất thường.

 - Trình bày được những sự khác biệt về thời tiết của các miền.

THMT:

 - Biết một số ảnh hưởng của khí hậu đối với đời sống, sản xuất của người dân Việt Nam.

 - Biết thời tiết, khí hậu Việt Nam trong những năm gần đây có những biến động phức tạp và nguyên nhân của nó.

 2. Kĩ năng.

 - Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu về nhiệt độ lượng mưa của một số địa điểm

(Hà Nội, Huế, TP HCM) để hiểu rõ sự khác biệt về khí hậu các miền.

 3. Thái độ.

 Không đồng tình với những hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí.

4. Định hướng phát triển năng lực

a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác

b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. Giải thích các hiện tượng tư nhiên.

II. CHUẨN BỊ.

GV: Bảng số liệu khí hậu ( Bảng 31.1) phóng to.

HS: Đọc trước bài mới

 

docx6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 79 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 33+34 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/5 /2020 Ngày giảng: 8A5: 01/6/2020 Tiết 33 - Bài 31 : ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Qua bài học HS cần . - Trình bày, giải thích được 2 đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam . + Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. + Tính chất đa dạng và thất thường. - Trình bày được những sự khác biệt về thời tiết của các miền. THMT: - Biết một số ảnh hưởng của khí hậu đối với đời sống, sản xuất của người dân Việt Nam. - Biết thời tiết, khí hậu Việt Nam trong những năm gần đây có những biến động phức tạp và nguyên nhân của nó. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu về nhiệt độ lượng mưa của một số địa điểm (Hà Nội, Huế, TP HCM) để hiểu rõ sự khác biệt về khí hậu các miền. 3. Thái độ. Không đồng tình với những hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí. 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. Giải thích các hiện tượng tư nhiên. II. CHUẨN BỊ. GV: Bảng số liệu khí hậu ( Bảng 31.1) phóng to. HS: Đọc trước bài mới III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: cá nhân, cặp, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài. 3. Bài mới. HĐ1: KĐ: Khí hậu là một trong những nhân tố quyết định cảnh quan tự nhiên Việt Nam. Cùng với địa hình có tác động đến sự hình thành lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật...Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: (Cặp - 17’) ? Nhắc lại vị trí địa lí nước ta? Nước ta nằm trong đới khí hậu nào. ? Cho HS dựa vào số liệu dưới đây để nhận xét về nhiệt độ trung bình năm ở các tỉnh. Lạng sơn: 210 Hà nội : 23,40 Quảng trị : 24,90 Huế : 250 Quảng ngải: 25,90 Qui nhơn : 26,40 Thành phố Hồ chí minh: 26,90 Hà tiên : 26,90 ? Vì sao nhiệt độ nước ta cao như vậy. ? Tại sao nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam. (Do vị trí, do ảnh hưởng của địa hình lãnh thổ) ? Tại sao miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh. (chiu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc ) ? Tại sao gió mùa lại có tính chất trái ngược như vậy. (Vì gió mùa đông bắc thổi từ áp cao xibia - gió từ lục địa nên khô lạnh, còn gió mùa tây nam từ biển vào nên ẩm, mang mưa lớn.) ? Nước ta có lượng mưa như thế nào. Vì sao có lượng mưa lớn. Hoạt động 2: (Nhóm - 20’) - GV giảng giải về tính đa dạng của khí hậu nước ta: HS dựa vào nội dung SGK kết hợp với kiến thức đã học hãy cho biết ? Nước ta có mấy miền khí hậu? Đặc điểm khí hậu mỗi miền. ? Nhận xét và giải thích GV ngoài ra ở những vùng núi cao còn có sự phân hoá khí hậu theo độ cao. GV bổ sung: Khu vực đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn tới Mũi Dinh có mùa mưa chênh hẳn về thu đông. HS dựa vào nội dung SGK kết hợp vốn hiểu biết của bản thân hãy nêu rõ ? Tính chất thất thường của khí hậu nước ta thể hiện như thế nào? tại sao. GV: Tính thất thường của khí hậu gây khó khăn gì cho công tác dự báo thời tiết cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. ? Nguyên nhân gây những biến động phức tạp của thời tiết và khí hậu trong những năm gần đây. HS trả lời: Tính thất thường gây khó khăn cho công tác dự báo thời tiết và xác định thời vụ ... 1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm Nhiệt độ trung bình nuớc ta >210c và tăng dần từ Bắc vào Nam - Một năm có 2 mùa gió. + Gió mùa đông bắc lạnh và khô. + Gió mùa tây nam mát ẩm. - Lượng mưa trung bình năm lớn : >1500mm/ năm. Độ ẩm không khí >80% So với các nước cùng vĩ độ nước ta có một mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn. 2. Tính chất phân hoá đa dạng và thất thường. * Tính đa dạng: - Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam , từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao. - Phân hoá theo mùa a. Miền khí hậu phía Bắc (Từ dãy Bạch Mã trở ra) có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông ẩm ướt; Mùa hạ nóng và mưa nhiều. b. Miền khí hậu phía Nam (Từ Bạch Mã trở vào) có khí hậu cận xích đạo, có một mùa mưa và một mùa khô. * Tính thất thường. - Nhiệt độ trung bình thay đổi qua các năm, lượng mưa mỗi năm một khác. - Có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm hạn hán, năm ít bão, năm nhiều bão. HĐ 3: Luyện tập - Giáo viên và học sinh kết luận khái quát nội dung bài học. ? Khí hậu Việt Nam có đặc điểm gì, thể hiện như thế nào. HĐ 4: Vận dụng: ? Vì sao nhiệt độ không khí giảm dần từ Nam ra Bắc và giảm mạnh vào mùa nào. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: GV hd hs về nhà thực hiện: ? Đặc điểm thất thường của khí hậu Việt Nam thể hiện như thế nào. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Học bài trả lời câu hỏi tr 118 SGK - Đọc thêm bài : Gió Tây Nam khô nóng ở nước ta. Đọc trước bài mới: Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta. Ngày soạn: 02/6 /2020 Ngày giảng: 8A5: 04/6/2020 Tiết 34 - Bài 32 : CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Trình bày những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của 2 mùa: mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam. - Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của 3 miền: Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ với 3 trạm tiêu biểu là Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. 2. Kĩ năng. - Phân tích biểu đồ khí hậu, bảng thống kê về mùa bão để thấy rõ sự khác biệt về khí hậu và thời tiết ở 3 miền nước ta. 3. Thái độ. - HS có ý thức tìm hiểu về thời tiết, khí hậu. - Có tinh thần tương thân, tương ái. 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. II. CHUẨN BỊ. GV: Bản đồ khí hậu Việt Nam treo tường Bảng số liệu (Bảng 31.1) HS: Nghiên cứu trước bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: cá nhân, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nước ta có mấy miền khí hậu. Đặc điểm khí hậu của từng miền. 3. Bài mới. HĐ1: KĐ:Khác với các vùng nội chí tuyến khác, khí hậu Việt Nam có sự phân hóa theo mùa rõ rệt. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: (Nhóm - 18’) Dựa vào kiến thức thực tế + thông tin sgk và bảng 31.1 thảo luận nhóm theo nội dung sau. ? Cho biết diễn biến khí hậu và thời tiết của 3 miền khí hậu trong mùa đông ở nước ta. ? Dựa vào bảng 31.1 kết hợp nội dung SGK và kiến thức đã học hoàn thành phiếu theo mẩu Đại diện nhóm phát biểu, nhận xét, GV nhận xét 1. Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (Mùa Đông) . - Miền Bắc lạnh và khô, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt. - Miền Nam: Nóng khô kéo dài. - Miền Trung: Có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm. Gió mùa Đông Bắc Từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa Đông) Miền khí hậu Bắc bộ Trung bộ Nam bộ Trạm tiêu biểu Hà nội Huế TP Hồ chí Minh Hướng gió chính Gió mùa Đ B Gió mùa Đ B Tín phong ĐB Nhiệt độ TB (T1) 16,40c 19,70 c 25,80c Lượng mưa( T1) 18,6mm 161,3mm 13,8mm Dạng thời tiết thường gặp Hanh khô, lạnh giá, mưa phùn Mưa lớn, mưa phùn Nắng nóng khô hạn Hoạt động 2: (Nhóm - 15’) - GV cho hs thảo luận tương tự như phần trên. ? Cho biết diễn biến khí hậu và thời tiết của 3 miền khí hậu trong mùa hạ ở nước ta. - Đại diện nhóm phát biểu , nhận xét , GV nhận xét 2. Mùa gió Tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ ) Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ) Miền khí hậu Bắc bộ Trung bộ Nam bộ Trạm tiêu biểu Hà nội Huế TP Hồ chí Minh Hướng gió chính Đông Nam Tây và Tây Nam Tây Nam Nhiệt độ TB ( T7) 28,90c 29,40c 27,10c Lượng mưa( T7) 288,2 mm 95,3 mm 293,7 mm Dạng thời tiết thường gặp Mưa rào, bão Gió tây khô nóng, bão Mưa rào, mưa rông ? Dựa vào nhiệt độ, lương mưa từ tháng 5 - 10 trên toàn quốc. (T0 > 250c, lương mưa: 80% cả năm). ? Mùa hạ có dạng thời tiết đặc biệt nào? Nêu tác hại. ? Đặc điểm thời tiết trong mùa gió Tây Nam. ? Giữa hai mùa gió trên thời kì chuyển tiếp đó là mùa gì. Hoạt động 3: (Cá nhân - 5’) ? Cho biết những thuận lợi, khó khăn do khí hậu mạng lại - Mùa hạ có dạng thời tiết đặc biệt: Gió tây, mưa ngâu, bão. - Bão nước ta từ tháng 6 - 11 chậm dần từ Bắc vào Nam, gây thiệt hại lớn về người và của. Nóng ẩm, có mưa lớn, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước * Mùa xuân và mùa hạ: giữa hai mùa chính là thời kì chuyển tiếp, ngắn và không rõ nét . 3. Những thuận lợi và khó khăn khí hậu mang lại: * Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới gió mùa là môi trường thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh năm ra hoa kết quả. * Khó khăn: Thiên tai, bất trắc, thời tiết diễn biễn phức tạp. HĐ 3: Luyện tập - Giáo viên và học sinh kết luận khái quát nội dung bài học. - Cho HS vẽ biểu đồ khí hậu tại Hà nội, Huế, TP Hồ Chí Minh (Theo số liệu bảng 31.1). HĐ 4: Vận dụng: - Nhận xét sự khác nhau của các trạm đó. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: GV hd hs về nhà thực hiện: -Trong mua gió đông bắc, thời tiết và Khí hậu ba khu vực (MB, MT, MN) có giống nhau không? Vì sao? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi 1,2 sgk - tr 116; - Hoàn thành bài tập 3 (tr 116 sgk); - Đọc trước bài mới: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam. + Soạn : Nêu đặc điểm sông ngòi Viêt Nam.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_3334_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.docx
Giáo án liên quan