Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 37+38 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức.

 - Hệ thống hoá kiến thức cơ bản trọng tâm của địa lí tự nhiên Việt Nam

 - Trình bày khái quát các đặc điểm về địa lí tự nhiên.

 2. Kĩ năng.

 - Phát triển khả năng tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học, đồng thời cũng cố và phát triển các KN phân tích bản đồ, lược đồ bảng thống kê, xác lập mối quan hệ Địa lý.

 3. Thái độ.

 HS nâng cao ý thức tự học

4. Định hướng phát triển năng lực

a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác

b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí.

II. CHUẨN BỊ

 GV: Nội dung ôn tập cho hs.

 HS: Ôn tập toàn bộ kiến thức lí thuyết đã học

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: cá nhân.

2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định tổ chức.

 2. Kiểm tra bài.

 3. Bài mới.

HĐ1: KĐ: GV nêu yêu cầu của tiết ôn tập.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 37+38 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/06/2020 Ngày giảng: 8A5: 15/06/2020 Tiết 37: ÔN TẬP: ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - Hệ thống hoá kiến thức cơ bản trọng tâm của địa lí tự nhiên Việt Nam - Trình bày khái quát các đặc điểm về địa lí tự nhiên. 2. Kĩ năng. - Phát triển khả năng tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học, đồng thời cũng cố và phát triển các KN phân tích bản đồ, lược đồ bảng thống kê, xác lập mối quan hệ Địa lý. 3. Thái độ. HS nâng cao ý thức tự học 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. II. CHUẨN BỊ GV: Nội dung ôn tập cho hs. HS: Ôn tập toàn bộ kiến thức lí thuyết đã học III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: cá nhân. 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài. 3. Bài mới. HĐ1: KĐ: GV nêu yêu cầu của tiết ôn tập. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (Cả lớp - 37’) GV hệ thống câu hỏi cho HS ôn tập phần lí thuyết ? Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ nước ta có thuận lợi khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế-xã hội. ? Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta. ? Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực ? Đó là những khu vực nào? ? Trình bày ®Æc ®iÓm khÝ hËu tõng miÒn của nước ta? ? Nêu tóm tắt các đặc điểm của sông ngòi. Giải thích tại sao sông ngòi nước ta lại có những đặc điểm đó. Hoạt động 2: (Cả lớp - 5’) GV yêu cầu hs ôn lại toàn bộ các dạng bài tập cho ôn trong đề cương và bài tập ôn ở tiết bài tập. I. Lí thuyết 1.*Thuận lợi - Nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực gió mùa nên nước ta có khí hậu nhiêt đới gió mùa thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. - Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, nước ta dễ dàng giao lưu với các nước để phát triển kinh tế (giao thông, buôn bán , du lịch). - Nằm ở vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, nước ta có vùng biển rộng lớn giàu có thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế ( Đánh bắt, nuôi trồng ,giao thông biển khai thác muối, khoáng sản ,du lịch) - Nằm ở vị trí tiếp xúc các luồng di cư sinh vật nên nước ta có nguồn sinh vật, phong phú, đa dạng. - Nằm hoàn toàn trong một múi giờ nên việc quản lý được thuận tiện * Khó khăn - Lãnh thổ hẹp bề ngang, lại bị kéo dài gần 15 độ vỹ tuyến nên việc lưu thông bắc nam khó khăn.. - Đường biên giới dài, viêc đảm bảo an ninh quốc phòng có khó khăn. - Nằm trong vùng hay bị thiên tai 2. * Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình - Đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích. - Đồi núi nước ta, phần lớn là đồi núi thấp, núi thấp dưới 1.000 m chiếm trên 85%, núi cao trên 2.000m chỉ chiếm 1%. - Núi chạy dài từ Tây Bắc đến tận Đông Nam Bộ trên 1.400 km. Núi ăn lan đến tận biển , chia cắt đồng bằng ra thành nhiều khu vực. * Núi nước ta có hướng tây bắc-đông nam và vòng cung. - Hệ thống núi Tây Bắc, Trường Sơn Bắc đều có hướng tây bắc - đông nam.. - Chỉ có núi ở Đông Bắc là có hướng vòng cung. * Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng. - Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc sau giai đoạn cổ kiến tạo. - Trong giai đoạn Tân kiến tạo, địa hình được nâng lên và chia thành nhiều bậc kế tiếp nhau. - Trong mỗi bậc lại chia thành nhiều bậc nhỏ. * Địa hình nước ta bị tác động mạnh bởi khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và hoạt động của con người. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phong hoá rất dữ dội , làm cho địa hình bị bào mòn, cắt xẽ, trở nên trẻ hoá, rất hiểm trở. - Ngày càng nhiều địa hình nhân tạo được xây dựng. 3. Địa hình nước ta chia thành ba khu vực : * Địa hình miền núi và trung du : * Địa hình đồng bằng: * Địa hình ven biển và thềm lục địa 4. - Miền khí hậu phía Bắc: Có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt. Mùa hè nóng và mưa nhiều. - Miền khí hậu phía Nam: Có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, có hai mùa rõ rệt: Một mùa mưa và một mùa khô. 5. * Nước ta có nhiều sông ngòi, phân bố khắp cả nước - Cả nước ta có 2360 con sông. Dọc theo bờ biển cứ 15,20 km lại có một cửa sông. - Nước ta có nhiều sông là vì địa hình nước ta ¾ là đồi núi, có độ dốc lớn, lại có mưa nhiều tập trung vào một mùa. Các sông lớn dễ đào lòng đất để tạo nên các dòng chảy: rãnh, khe, suối, sông nhỏ, sông lớn. * Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung. - Các sông ở Tây Bắc, Trung Bộ, một phần của Nam Bộ có hướng tây bắc – đông nam - Các sông ở Đông Bắc có hướng vòng cung. Sông ngòi nước ta có hai hướng là do hai hướng chính của địa hình nước ta. * Sông nước ta có lượng nước lớn và có hai mùa nước - Chế độ mưa. * Sông ngòi có lượng phù sa lớn - Hàm lương phù sa 223g/m3 - Tổng lượng phù sa trôi theo nước của sông ngòi nước ta là 200 triệu tấn /năm Do nước ta có địa hình dốc lớn, mưa nhiều nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn. II. Bài tập HĐ 3: Luyện tập GV hệ thống lại nội dung kiên thức cơ bản cho HS. HĐ 4: Vận dụng: - HS lên bảng thực hiện nội dung giáo viên yêu cầu trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Gv yêu cầu hs về nhà xem thêm một số câu hỏi bài tập trong sách bài tập. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Học sinh về nhà ôn tập những iến thức cơ bản tốt nhất để kiểm tra học kì. Ngày soạn: 17/06/2020 Ngày giảng: 8A5: 19/06/2020 ÔN TẬP NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH VẼ BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Khắc sâu lại kiến thức về địa lí tự nhiên cho hs. 2. Kĩ năng. - Phát triển kĩ năng làm bài tập 3. Thái độ - HS có ý thức học bài 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. II. CHUẨN BỊ. GV: Một số bài tập để cho hs làm. HS: Ôn lại các bài tập đã làm III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: cá nhân. 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài . 3. Bài mới. HĐ1: KĐ: GV nêu yêu cầu của tiết ôn tập. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung GV đưa ra một số dạng bài tập, gọi HS lên bảng làm. - GV cho lớp nhận xét, GV nhận xét và cho điểm nếu hs làm tốt. Bài tập Bài tập: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990 và 2000, rút ra nhận xét. ( Đơn vị : %) Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1990 38,74 22,67 38,59 2000 24,30 36,61 39,09 Trả lời: Bài tập: a. Vẽ biểu 2 đồ hình tròn: Năm 1990 Năm 2000 Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990 và 2000 * Chú giải: : Nông nghiệp : Công nghiệp : Dịch vụ * Nhận xét: Qua biểu đồ cho ta thấy cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm có xu hướng nông nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng. - Như vậy ta thấy được rằng cơ cấu tổng sản phẩm nước ta có sự thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. HĐ 3: Luyện tập GV hệ thống lại nội dung kiên thức cơ bản cho HS. HĐ 4: Vận dụng: GV nhận xét ý thức HS trong giờ học và cho điểm với những em lên bảng làm tốt hoặc những em tích cực, nhắc nhở những em chưa làm tốt. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Gv yêu cầu hs về nhà xem thêm một số câu hỏi bài tập trong sách bài tập. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: Về nhà xem lại các dạng bài tập và cách nhận xét biểu đồ.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_3738_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.docx
Giáo án liên quan