Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 16: Bài tập - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Củng cố kiến thức về châu Á qua việc nhận xét bài tập trong SGK

2. Kỹ năng

 - Biết nhận xét các bảng số liệu trong SGK và SBT

3. Thái độ: Yêu thích môn học

4. Định hướng phát triển năng lực

a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác

b) Năng lực đặc thù: Năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ

 GV: Nội dung bài tập

 HS: Xem và nghiên cứu các bài tập và bảng số liệu trong SGK

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp

2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút – Đề và đáp án phần phụ lục)

3. Bài mới:

HĐ1: KĐ: Để củng cố và khắc sâu kiến thức, rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học.

HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.

 

docx3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 16: Bài tập - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/11/2019 Ngày giảng: 8A5: ...../11; 8A7: ....../11 Tiết 16: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về châu Á qua việc nhận xét bài tập trong SGK 2. Kỹ năng - Biết nhận xét các bảng số liệu trong SGK và SBT 3. Thái độ: Yêu thích môn học 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ GV: Nội dung bài tập HS: Xem và nghiên cứu các bài tập và bảng số liệu trong SGK III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút – Đề và đáp án phần phụ lục) 3. Bài mới: HĐ1: KĐ: Để củng cố và khắc sâu kiến thức, rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: (Cá nhân – 7') ? Dựa vào bảng 5.1, nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu lục khác và so với thế giới. - Hs nhận xét - Gv chốt ý kiến và kết luận. Hoạt động 2: (Cả lớp/ Cặp - 8') - GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu nhận xét sự gia tăng dân số của Châu Á? - HS thảo luận theo cặp trả lời - Gv nhận xét và kết luận Hoạt động 3: (Cả lớp – 8’) ? Quan sát bảng 7.2 có nhận xét gì về tình hình kinh tế xã hội của các nước Châu Á. - HS thảo luận , trả lời - GV nhận xét và kết luận Hoạt động 4: (Cặp - 7') ? Qua bảng 11.2, em có nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ. Cho biết nguyên nhân tạo nên sự chuyển dịch. Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như thế nào. - HS thảo luận trả lời - GV nhận xét và kết luận 1. Bảng 5.1 SGK tr. 16 - Châu Á có số dân đông hơn các châu lục khác, chiếm hơn ½ dân số thế giới. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Châu Á thấp hơn châu Phi, nhưng cao hơn tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các châu lục khác và của toàn thế giới. 2. Bài 2 SGK tr. 18 - Từ năm 1800 đến 2002, dân số châu Á tăng hơn 6,3 lần. - Dân số châu Á tăng nhanh từ sau năm 1950: + Thời kì 1800- 1950, trong 150 năm số dân tăng thêm 802 triệu người. + Thời kì 1950 – 2002 chỉ trong 52 năm dân số tăng thêm 2364 triệu người. - Dân số tăng gấp đôi thời gian rút ngắn lại: + Thời kì 1800 – 1950: dân số tăng gấp đôi mất 150 năm. + Thời kì 1950 – 1990: chỉ trong 52 năm dân số lại tăng gấp đôi. 3. Bảng 7.2 SGK tr.22 - Giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước có thu nhập thấp lớn hơn các nước có thu nhập cao. - Giá trị công nghiệp và dịch vụ của các nước có thu nhập cao lớn hơn nhiều các nước có thu nhập thấp . - GDP bình quân đầu người của các nước rất chênh lệch, nước có thu nhập cao nhất (Nhật Bản) gấp hơn 100 lần nước có thu nhập thấp nhất (Lào) - Từ đó ta thấy trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nước Châu Á có sự chênh lệch lớn. 4. Bảng 11.2 SGK tr.39 * Nhận xét Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Ấn Độ thời kì 1995- 2001: - Tỉ trọng của nông - lâm - thuỷ sản giảm dần nhưng tốc độ giảm còn chậm. - Tỉ trọng công nghiệp- xây dựng ở giai đoạn 1995- 1999, 1999- 2001 tăng. Năm 2001, tỉ trọng của công nghiệp- xây dựng đã vượt tỉ trọng nông - lâm - thuỷ sản. - Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất và tăng liên tục. * Nguyên nhân - Do đất nước đã giành được độc lập, XD nền kinh tế tự chủ. - Khai thác tốt hơn các tiềm năng của đất nước, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, XD nền CN hiện đại. * Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế của Ấn Độ theo hướng công nghiệp hoá. HĐ 3: Luyện tập - Gv nhận xét ý thức học tập của HS trong giờ làm bài tập. ? Các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế nào HĐ 4: Vận dụng Xếp các nước sau vào các nhóm nước sao cho phù hợp: - Các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam, Lào, Cămpu-chia, Mi-an-ma, Xin-ga-po - Các nhóm nước: Nước phát triển, nước đang phát triển, nước công nghiệp mới, nước nông - công nghiệp. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: GV hướng dẫn cá nhân hs về nhà thực hiện. Giải thích tại sao sự phân bố cây trồng vật nuôi ở châu Á có sự khác nhau giữa hai khu vực? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Về nhà làm lại các bài tập đã chữa. Ôn lại các kiến thức đã học từ tiết 1 đến tiết 15 để giờ sau ôn tập học kì I VI. PHỤ LỤC: Kiểm tra 15 phút ? Nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần đảo của khu vực Đông Á? * Hướng dẫn chấm Nội dung Điểm * Phần đất liền Địa hình: Gồm nhiều dãy núi cao: + Dãy Himalaya + Dãy Thiên Sơn + Dãy Côn Lĩnh + Dãy Đại Hưng An 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 - Nhiều sơn nguyên đồ sộ như sơn nguyên Tây Tạng 2,0 - Các bồn địa rộng ở phía Tây 1,0 - Các đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông: + Đồng bằng Trung Hoa + Đồng bằng Hoa Bắc. + Đồng bằng Hoa Nam 1,0 0,5 0,5 0,5 * Phần hải đảo: Là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa. 2,0

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_16_bai_tap_nam_hoc_2019_2020_truon.docx
Giáo án liên quan