Đề kiểm tra giữa học kì I môn Địa lý Lớp 8 - Mã đề 801 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

Câu 1: Đới cảnh quan chủ yếu của vùng Tây Nam Á và Trung Á là

 A. Rừng lá kim. B. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.

 C. Hoang mạc và bán hoang mạc. D. Rừng nhiệt đới ẩm.

Câu 2: Hai tôn giáo lớn ra đời ở Tây Nam Á là

 A. Phật giáo và Ki-tô giáo. B. Phật giáo và Ấn Độ giáo.

 C. Ki-tô giáo và Hồi giáo. D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 3: Rừng tự nhiên ở châu Á hiện nay còn lại ít vì

A. Nhiều thiên tai. B. Chiến tranh tàn phá.

C. Con người khai thác bừa bãi. D. Hoang mạc hóa phát triển.

Câu 4: Gió mùa mùa hạ ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á có tính chất

 A. lạnh, khô, ít mưa. B. nóng, ẩm, mưa nhiều.

 C. lạnh, ẩm. D. khô nóng.

Câu 5: Khí hậu Chấu Á phân hóa thành mấy đới?

A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.

 

doc4 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I môn Địa lý Lớp 8 - Mã đề 801 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 MÔN: ĐỊA LÍ 8 Thời gian: 45 phút Năm học: 2020- 2021 Đề 801 Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: 8A Phần I: Trắc nghiệm (5đ) Ghi lại chữ cái đầu câu đáp án đúng nhất trong các câu sau đây. Câu 1: Đới cảnh quan chủ yếu của vùng Tây Nam Á và Trung Á là    A. Rừng lá kim.  B. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.    C. Hoang mạc và bán hoang mạc. D. Rừng nhiệt đới ẩm. Câu 2: Hai tôn giáo lớn ra đời ở Tây Nam Á là    A. Phật giáo và Ki-tô giáo.  B. Phật giáo và Ấn Độ giáo.    C. Ki-tô giáo và Hồi giáo.  D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Câu 3: Rừng tự nhiên ở châu Á hiện nay còn lại ít vì A. Nhiều thiên tai. B. Chiến tranh tàn phá. C. Con người khai thác bừa bãi. D. Hoang mạc hóa phát triển. Câu 4: Gió mùa mùa hạ ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á có tính chất    A. lạnh, khô, ít mưa. B. nóng, ẩm, mưa nhiều.    C. lạnh, ẩm.    D. khô nóng. Câu 5: Khí hậu Chấu Á phân hóa thành mấy đới? A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 6: Phần đất liền Châu Á tiếp giáp với A. châu Phi, châu Âu. B. châu Âu, châu Mĩ. C.châu Đại Dương. D. châu Nam Cực. Câu 7: Các chủng tộc chủ yếu ở châu Á là    A. Ơ-rô-pê-ô-it và Môn-gô-lô-it.    B. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it.    C. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.    D. Môn-gô-lô-it, Ô-xtra-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it. Câu 8: Hai tôn giáo lớn ra đời ở Ấn Độ là    A. Phật giáo và Ki-tô giáo.  B. Phật giáo và Ấn Độ giáo.    C. Ki-tô giáo và Hồi giáo. D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Câu 9: Tỉ lệ gia tăng dân số của Châu Á giảm đáng kể do    A. chuyển cư.    B. phân bố lại dân cư.    C. thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.    D.thu hút nhập cư. Câu 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á là    A. một châu lục thưa dân nhất thế giới.    B. dân cư có một chủng tộc.    C. nơi ra đời của ba tôn giáo lớn    D. một châu lục đông dân nhất thế giới, có nhiều chủng tộc, nơi ra đời của 4 tôn giáo lớn. Câu 11: Hướng gió chính vào mùa hạ ở Đông Nam Á là A. tây bắc. B. đông nam. C. tây nam. D. đông bắc. Câu 12: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?    A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau.    B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiêu kiểu khí hậu khác nhau. C. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.    D. Khí hậu châu Á phổ biết là đới khí hậu cực và cận cực. Câu 13: Quốc gia đông dân nhất châu Á là    A. Trung Quốc. B. Thái Lan. C. Việt Nam. D. Ấn Độ. Câu 14: Ở châu Á, cảnh quan tự nhiên nào không bị con người khai thác để làm nông nghiệp, xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp? A Thảo nguyên.                                B. Rừng lá kim. C. Xavan.                                          D. Rừng và cây bụi lá cứng. Câu 15: Dãy núi cao và đồ sộ nhất Châu Á là dãy A. Trường Sơn. B. An tai. C. Hi-ma-lay-a. D. Hoàng Liên Sơn. Câu 16: Ở Việt Nam, vào mùa đông khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc là A. miền Bắc. B. miền Nam. C. miền Trung. D. ba miền Bắc, Trung, Nam. Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không phải là những trở ngại chính trong việc giao lưu giữa các vùng ở châu Á? A. Địa hình núi cao hiểm trở.            B. Hoang mạc rộng lớn. C. Khí hậu giá lạnh khắc nghiệt.       D. Nhiều đồng bằng màu mỡ. Câu 18: Khu vực Đông Nam Á thuộc kiểu khí hậu A. nhiệt đới gió mùa. B. ôn đới gió mùa. C. khí hậu xích đạo. D. ôn đới hải dương. Câu 19: Hướng gió chính vào mùa đông ở Đông Nam Á là A. tây nam. B. đông nam. C. đông bắc. D. tây bắc. Câu 20: Khu vực Đông Á thuộc kiểu khí hậu    A. nhiệt đới gió mùa. B. nhiệt đới lục địa.    C. cận nhiệt lục địa. D. ôn đới và cận nhiệt gió mùa. Phần II: Tự luận và vận dụng (5đ) Câu 1:(3đ) Trình bày đặc điểm chính của sông ngòi châu Á. Giải thích nguyên nhân chế độ nước khác nhau giữa các khu vực? Nêu giá trị kinh tế của sông và hồ châu Á. Câu 2: (2đ) Cho bảng số liệu sau: Sự gia tăng dân số của châu Á theo số liệu dưới đây: Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2007 2019 13/10/2020 Số dân (triệu người) 600 880 1402 2100 3110 4163 4601 4641 • Chưa tính số dân của Liên Bang Nga thuộc châu Á • Nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á giai đoạn 1800 – 13/10/2020. Nguyên nhân dân số đông ở châu Á? Chúc các em làm bài tốt - TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG ĐÁP ÁN VÀ BIỀU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 MÔN ĐỊA LÍ 8 (ĐỀ 801) NĂM HỌC: 2020- 2021 Phần I: Trắc nghiệm (5đ) Mỗi ý đúng được 0,25 đ 1.C 2.C 3.C 4.B 5.A 6.A 7.D 8.B 9.C 10.D 11.C 12.D 13.A 14.B 15.C 16.A 17.D 18.A 19.C 20.D Phần II: Tự luận và vận dụng (5đ) Câu 1. (3đ) Những đặc điểm chính của sông ngòi châu Á và giải thích chế độ nước Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và nhiều hệ thống sông lớn(0,5đ) Các con sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp:(0,5đ)    + Bắc Á:(0,5đ) Mạng lưới sông ngòi dày đặc Chế dộ nước: Mùa đông sông bị đóng băng, lũ vào mùa xuân do băng tuyết tan. + Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á:(0,5đ) Mạng lưới sông dày đặc và nhiều sông lớn Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu,thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. Do mưa theo mùa. + Tây Nam Á và Trung Á:(0,5đ) Mạng lưới sông ngòi thưa, sông ngòi kém phát triển. Chế độ nước: do nguồn cung cấp nước là băng tuyết tan ra từ núi cao nên lưu lượng nước sông càn về hạ lưu càng giảm. một số con sông nhỏ bị “chết” trong các hoang mạc. Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á.( (0,5đ) Giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp), sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Câu 2: (2đ) * Nhận xét đúng đủ: (1đ) Nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á. Dân số châu Á tăng rất nhanh, nhất là từ sau năm 1950 trở lại đây. (0,25đ) - Giai đoạn 1800- 1900, mất 100 năm mới tăng thêm được 280 triệu người (0,25đ) - Giai đoạn 1950 - 1990, chỉ mất 40 năm, dân số châu Á đã tăng lên hơn gấp đôi, từ 1402 triệu người lên 3110 triệu người, năm 10/2020 đã đạt con số tổng 4641 triệu người. (0,5đ) * Giải thích được nguyên nhân dân đông (1đ) Châu Á là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất thế giới vì: - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự quần cư của con người - Nghề trồng lúa cần phải có nhiều lao động - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên những năm trước kia cao BGH duyệt đề: Tổ trưởng duyệt: Người ra đề Dương Phương Hảo Nguyễn Thị Thanh Bình Khúc Thị Thanh Hiền -----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_dia_ly_lop_8_ma_de_801_nam_hoc.doc
Giáo án liên quan